Phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần du lịch Long Phú (Trang 74)

Cấu trúc vốn của Công ty

Hiện nay khi các Công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, chịu tác động bởi rất nhiều các nhân tố nhƣ: lạm phát, lãi suất, trình độ quản lý, khoa học công nghệ. Những biến động này có thể làm thu nhập của Công ty tăng lên hay giảm xuống. Do đó một cấu trúc vốn có thể phù hợp trong giai đoạn này nhƣng có thể không phù hợp trong giai đoạn khác. Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dự đoán

đƣợc nhu cầu vốn, định hƣớng đƣợc nguồn tài trợ từ đó có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn, xây dựng cho mình một cấu trúc vốn hợp lý.

Bảng 2.22: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm 2010-2011

ĐVT: VND

Cấu trúc nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. Nợ phải trả 17,091,675,015 43.39 13,385,505,480 34.50 -3,706,169,535 -21.68 I. Nợ ngắn hạn 7,090,681,908 18.00 6,278,079,724 16.18 -812,602,184 -11.46 II. Nợ dài hạn 10,000,993,107 25.39 7,017,425,756 18.09 -2,983,567,351 -29.83 B. Vốn chủ sở hữu 22,295,677,629 56.61 25,413,188,631 65.50 3,117,511,002 13.98 I. Vốn chủ sở hữu 22,295,677,629 56.61 25,413,188,631 65.50 3,117,511,002 13.98

II. Nguồn kinh

phí và quỹ khác - - - - - -

Tổng nguồn

vốn 39,387,352,644 100.00 38,798,694,111 100.00 -588,658,533 -1.49

(Nguồn: Bảng CĐKT năm 2011)

Bảng 2.23: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm 2011-2012

ĐVT: VND

Cấu trúc nguồn vốn

Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. Nợ phải trả 13,385,505,480 34.50 14,427,209,289 30.29 1,041,703,809 7.78 I. Nợ ngắn hạn 6,278,079,724 16.18 9,557,672,390 20.07 3,279,592,666 52.24 II. Nợ dài hạn 7,017,425,756 18.09 4,869,536,899 10.22 -2,147,888,857 -30.61 B. Vốn chủ sở hữu 25,413,188,631 65.50 33,204,543,210 69.71 7,791,354,579 30.66 I. Vốn chủ sở hữu 25,413,188,631 65.50 33,204,543,210 69.71 7,791,354,579 30.66

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - Tổng nguồn vốn 38,798,694,111 100.00 47,631,752,499 100.00 8,833,058,388 22.77 (Nguồn: Bảng CĐKT năm 2012)

Hình 2.6: Biểu đồ cấu trúc vốn qua ba năm 2010-2011-2012

Qua bảng 2.22, 2.23 và hình 2.6 ta thấy cấu trúc nguồn vốn của Công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả là 43.39%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm chỉ chiếm 18%, nợ dài hạn chiếm 25.39%. Vốn chủ sở hữu chiếm 56.61%. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Điều này cho thấy khả năng độc lập về tài chính của Công ty là khá cao.

Sang năm 2011 tổng nguồn vốn giảm 588,658,533 đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng giảm 1.49% . Trong đó nợ phải trả giảm 3,706,169,5352 đồng, tƣơng ứng giảm 21.68%. Nguyên nhân là do Công ty đã thanh toán một phần các khoản nợ đến hạn. Vốn chủ sở hữu tăng 3,117,511,00265 đồng, tƣơng đƣơng tăng 13.98%. Để đáp ứng nhu cầu vốn tăng, Công ty đã quyết định tài trợ phần lớn bằng vốn chủ sở hữu. Điều này đã làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn tăng từ 55.61% vào năm 2010 lên thành 65.5% vào năm 2011.

Đến năm 2012, tổng nguồn vốn tăng 8,833,058,388 đồng, tƣơng ứng tăng 22.77% so với năm 2011. Nguồn vốn bổ sung trong năm này là là từ nợ vay và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên vốn chủ sở hữu vẫn chiếm đa số. Cụ thể, nợ phải trả tăng 1,041,703,809 đồng, tƣơng ứng tăng 7.78%; vốn chủ sở hữu tăng 7,791,354,579

17.09 13.39 14.43 22.30 25.41 33.20 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Cấu trúc vốn của Công ty

đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 30.66% . Nguồn vốn sở hữu chiếm tỷ trọng khá cao trong Công ty, chiếm 69.71%, đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty và các nhà đầu tƣ.

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng, nó thể hiện khả năng độc lập về tài chính của Công ty nhƣng nguồn vốn này vẫn chƣa đáp ứng đủ cho tất cả các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khoản nợ phải trả đƣợc hình thành một gần nhƣ là một điều tất yếu. Để hiểu rõ hơn Công ty sử dụng nhƣ thế nào trong cơ cấu nợ của mình, ta đi phân tích các yếu tố cấu thành nợ phải trả.

Bảng 2.24: Các nhân tố cấu thành nợ phải trả

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiên % Số tiền % Số tiền %

I. Nợ ngắn hạn 7,090,681,908 41.49 6,278,079,724 46.90 9,557,672,390 66.25 1.Vay và nợ ngắn hạn 4,292,311,000 25.11 2,676,000,000 19.99 5,309,000,000 36.80 2. Phải trả cho ngƣời bán 496,408,401 2.90 954,481,161 7.13 1,581,530,723 10.96 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 67,448,100 0.39 151,240,000 1.13 60,151,500 0.42 4.Thuế và các khoản phải nộp 81,273,839 0.48 231,169,574 1.73 5,739,220 0.04 5. Phải trả ngƣời lao động 701,954,942 4.11 551,903,594 4.12 1,586,664,597 11.00 6. Chi phí phải trả 56,880,204 0.33 25,621,908 0.19 101,930,400 0.71 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,360,139,834 7.96 1,335,353,615 9.98 394,202,204 2.73 8. Quỹ khen thƣởng phúc lợi 34,265,588 0.20 352,309,872 2.63 518,453,746 3.59 II. Nợ dài hạn 10,000,993,107 58.51 7,107,425,756 53.10 4,869,536,899 33.75 1.Phải trả dài hạn khác 151,085,818 0.88 12,200,000 623,000,000 4.32 2. Vay và nợ dài hạn 9,806,321,640 57.37 6,754,048,308 50.46 3,886,774,979 26.94 3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 43,585,649 0.26 73,354,902 0.55 - - 4. Doanh thu chƣa thực hiện - - 267,822,546 2.00 359,761,920 2.49 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 17,091,675,015 100.00 13,385,505,480 100.00 14,427,209,289 100.00

(Nguồn: Bảng CĐKT 2010,2011)

Nợ phải trả là nguồn vốn do Công ty vay mƣợn hay chiếm dụng của ngƣời khác, thể hiện dƣới nhiều hình thức.

Qua bảng 2.24 ta thấy rằng, qua ba năm Công ty đang cố gắng tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn và giảm tỷ trọng nợ dài hạn. Cụ thể nợ ngắn hạn qua ba năm của Công ty chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 41.49%, 46.9% và 66.25%. Trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2011, vay và nợ ngắn hạn giảm so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm này Công ty không có bất kỳ khoản vay ngắn hạn nào, số liệu trên chỉ tiêu này chính là số nợ dài hạn đến hạn trả do Công ty vay dài hạn từ ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Khánh Hòa (BIDV) và ngân hàng Quân đội Khánh Hòa. Sang năm 2012, vay và nợ ngắn hạn tăng trở lại, đạt 5,309,000,000 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 Công ty có khoản vay ngắn hạn 3 tỷ đồng từ ngân hàng Công thƣơng Khánh Hòa (Vietcombank) và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả từ ngân hàng Quân đội Khánh Hòa và Tổng công ty Khánh Việt. Chính điều này đã làm cho tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Công ty cũng tăng cƣờng chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả ngƣời bán, phải trả ngƣời lao động.

Nợ dài hạn qua ba năm 2010, 2011, 2011 chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 58.51%, 53.1%, 33.75%. Các khoản vay dài hạn của Công ty nhằm đáp ứng việc mua sắm thêm đội tàu và xe khách để phục vụ công tác tham quan và vận chuyển, cụ thể Công ty đã trang bị thêm tàu Long Phú 10, tàu Long Phú 12 và đội xe khách 46 chổ. Hằng năm Công ty đã thanh toán các khoản một phần nợ gốc của khoản vay dài hạn, chính vì vậy đã làm cho nợ dài hạn giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty có ý thức trong việc thanh toán các khoản nợ và ngày càng làm chủ tình hình tài chính của mình.

Các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp trong kinh doanh, đồng thời phản ánh khả năng rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, cũng nhƣ đối với các chủ nợ của doanh nghiệp. Thông thƣờng khi đánh giá cấu trúc vốn ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ

Hệ số này nói lên tình trạng góp vốn của doanh nghiệp, các chủ nợ thƣờng muốn tỷ lệ này thấp, có nhƣ vậy trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị phá sản mới đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nợ.

ệ ố ợ ợ ả ả ổ ả

Bảng 2.25: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm 2010-2011

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Số tiền %

Nợ phải trả 17,091,675,015 13,385,505,480 -3,706,169,535 -21.68

Tổng tài sản 39,387,352,644 38,798,694,111 -588,658,533 -1.49

Hệ số nợ (Lần) 0.43 0.34 -0.09 -20.50

Bảng 2.26: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm 2011-2012

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền %

Nợ phải trả 13,385,505,480 14,427,209,289 1,041,703,809 7.78

Tổng tài sản 38,798,694,111 47,631,752,499 8,833,058,388 22.77

Hệ số nợ (Lần) 0.34 0.3 -0.04 -12.21

Qua bảng 2.25 và bảng 2.26 ta thấy hệ số nợ của Công ty giảm từ 0.43 năm 2010 xuống còn 0.34 vào năm 2011 và sang năm 2012 hệ số này giảm còn 0.3. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì đƣợc hình thành từ 0.43 đồng nợ phải trả năm 2010, 0.34 đồng nợ phải trả năm 2011 và 0.3 đồng nợ phải trả năm 2012. Sở dĩ năm 2011 có sự giảm xuống của hệ số nợ là nợ phải trả trong năm này giảm mạnh với tốc độ là 21.68%, trong khi đó tài sản chỉ giảm nhẹ 1.49%. Sang năm 2012 hệ số

này tiếp tục giảm, chủ yếu là do tổng tài sản tăng cao với tốc độ là 22.77% trong khi đó nợ phải trả chỉ tăng 7.78%. Trong năm này Công ty đã dùng một lƣợng vốn chủ sở hữu khá lớn để bổ sung vốn cho Công ty. Điều này cho thấy công ty ngày càng làm chủ về mặt tài chính, là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty trong tƣơng lai.

Hệ số thanh toán lãi vay

ệ ố

Bảng 2.27: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm 2010-2011

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Số tiền %

EBIT 3,442,619,613 2,072,059,147 -1370560466 -39.81

Lãi vay (I) 992,474,413 787,256,839 -205217574 -20.68

Hệ số thanh toán lãi vay (Lần) 3.47 2.63 -0.84 -24.12

Bảng 2.28: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm 2011-2012

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền %

EBIT 2,072,059,147 4,855,650,708 2,783,591,561 134.34

Lãi vay (I) 787,256,839 529,744,380 -257512459 -32.71

Hệ số thanh toán lãi vay (Lần) 2.63 9.17 6.53 248.25

Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán của Công ty và mức độ an toàn có thể có đối với nhà cung cấp tín dụng, qua bảng 2.27 và 2.28 ta thấy hệ số thanh toán lãi vay qua ba năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi.

Năm 2010 hệ số thanh toán lãi vay là 3.47, nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay đƣợc đảm bảo thanh toán bằng 3.47 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.

Năm 2011 hệ số thanh toán lãi vay thấp nhất trong ba năm là 2.63, nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay đƣợc đảm bảo thanh toán bằng 2.63 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Nguyên nhân là do EBIT giảm mạnh với tốc độ là 39.81%, lãi vay cũng giảm nhƣng giảm với tốc độ thấp hơn là 20.68%.

Sang năm 2012 do EBIT tăng 134.34% đồng thời lãi vay giảm 32.71% nên làm cho hệ số thanh toán lãi vay tăng lên đạt 9.17, nghĩa là 1 đồng nợ vay đƣợc đảm bảo bằng 9.17 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Trong năm này Công ty đã hoạt động thực sự hiệu quả nên khả năng thanh toán lãi vay là cao nhất. Điều này sẽ tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tƣ và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần du lịch Long Phú (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)