Số lƣợng nợ trong cấu trúc vốn tối ƣu của doanh nghiệp đƣợc gọi là khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ƣu và do đó, khả năng vay nợ của một doanh nghiệp đƣợc xác định bởi các yếu tố: rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, mức độ phá sản có thể có, chi phí đại lý, vai trò của chính sách cấu trúc vốn trong việc cung cấp các tín hiệu về thành quả của doanh nghiệp cho các thị trƣờng vốn.
Ngoài ra cấu trúc vốn tối ƣu còn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố sau:
Suất tăng doanh thu: Suất gia tăng doanh thu tƣơng lai là sự đo lƣờng mức độ mà doanh lợi vốn tự có đƣợc khuếch đại do đòn cân nợ. Tuy nhiên, cổ phần thƣờng của một doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau, ở một doanh nghiệp có doanh thu và doanh lợi vốn tự có tăng nhanh, sẽ tăng giá cao. Nhƣ thế, đôi khi tài trợ bằng vốn cổ phần có vẻ lợi hơn, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa cái lợi trong việc sử dụng đòn cân nợ và cơ hội sử dụng vốn cổ đông khi phải chọn nhiều giải pháp tài trợ.
Sự ổn định doanh thu: Sự ổn định doanh thu và các tỷ số nợ có liên quan trực tiếp đến doanh lợi vốn tự có, doanh nghiệp sẽ ít gặp rủi ro trong việc trang trải các định phí của nợ vay (hoàn vốn và lãi) hơn là phải gặp nhiều bất ổn định về doanh thu và doanh lợi vốn tự có.
Cơ cấu cạnh tranh: Khả năng vay nợ phụ thuộc vào doanh lợi tiêu thụ lẫn doanh thu. Nhƣ thế, sự ổn định của doanh lợi tiêu thụ cũng quan trọng nhƣ sự ổn định của doanh thu, sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp mới cùng ngành và khả năng khuếch trƣơng của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ ảnh hƣởng đến
doanh lợi tiêu thụ. Một ngành đang phát triển hứa hẹn doanh lợi tiêu thụ tăng dần nhƣng doanh lợi tiêu thụ bị thu hẹp lại nếu trong ngành này có quá nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trƣờng.
Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản ảnh hƣởng đến nguồn tài trợ bằng nhiều cách. Doanh nghiệp với tài sản cố định có đời sống lâu dài, đặc biệt khi mức nhu cầu sản lƣợng của họ đƣợc đảm bảo, thƣờng vay nhiều hơn nợ dài hạn có thế chấp. Doanh nghiệp mà tài sản gồm phần lớn các khoản thu phải thu và hàng tồn kho mà giá trị phụ thuộc vào sự sinh lời liên tục của doanh nghiệp thì thƣờng sử dụng nợ ngắn hạn.
Thái độ của Ban Giám đốc: có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phƣơng thức tài trợ là sự kiểm soát doanh nghiệp và rủi ro.
Đối với những doanh nghiệp thật lớn mà cổ phần đƣợc phân tán rộng rãi có thể chọn dễ dàng việc phát hành thêm cổ phần. Thƣờng vì họ không sợ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp do sự phát hành mới này. Ngƣợc lại, chủ nhân các doanh nghiệp nhỏ không thích phát hành thêm cổ phần để nắm chắc phần kiểm soát, vì họ tin tƣởng vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và họ sẽ hƣởng lợi nhuận rất lớn do đòn cân nợ, Giám đốc các doanh nghiệp này rất muốn có các tỷ số nợ cao.
Thái độ của người cho vay: Mặc dù, phân tích tìm những đòn cân nợ thích hợp cho doanh nghiệp là nhiệm vụ của Ban Giám đốc, nhƣng thƣờng thì chính thái độ của ngƣời chủ nợ mới là yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu tài chính. Trong đa số trƣờng hợp, doanh nghiệp thảo luận cơ cấu tài chính của ngƣời chủ nợ và rất tôn trọng ý kiến của ngƣời này. Nếu Ban Giám đốc quá tin tƣởng vào tƣơng lai tốt đẹp mà sử dụng đòn cân nợ quá tiêu chuẩn trung bình của doanh nghiệp, ngƣời chủ nợ sẽ không chấp nhận việc cho vay thêm nợ.