2.1.2.1. Chức năng
- Thu mua và tiêu thụ lương thực, nông sản và các loại sản phẩm công nghệ thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu thị trường.
- Thu thập thông tin về tình hình lương thực, nông sản và các sản phẩm công nghệ thực phẩm trên thị trường tại khu vực tỉnh Khánh Hòa.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thu mua các mặt hàng lương thực, nông sản và công nghệ thực phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Liên minh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa để tạo nguồn hàng ổn định.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng lĩnh vực đăng ký với cơ quan Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an ninh trật tự xã hội.
- Kinh doanh phải có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận để tái kinh doanh và mở rộng, giải quyết thỏa đáng, hài hòa lợi ích tập thể và cá nhân trong quản lý điều hành kinh doanh.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:
Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Nguồn: phòng Tổ chức-Hành chính Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
Giám đốc Phòng Tài Chính-Kế Toán Phòng Kế Hoạch- Kinh Doanh Phòng Tổ Chức- Hành Chính Cửa hàng bán các sản phẩm của Vinamilk 3 Cửa hàng bán gạo Kho chứa hàng Cửa hàng cà phê Bốn Mùa
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, bộ phận công ty
a. Giám đốc:
Giám đốc công ty: Ông Đậu Công Nghị, là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, là người đại diện pháp luật của công ty, đồng thời cũng là người đảm đương các nhiệm vụ sau:
- Ban hành các quyết định tuyển dụng, bãi nhiệm, cách chức… các chức danh trong công ty.
- Quyết định mức lương của lao động trong công ty.
- Thực hiện các phương án về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý trong công ty. - Phụ trách công tác hoạt động kinh doanh của công ty.
- Ký các quyết định và hợp đồng kinh tế.
- Là người đưa ra các quyết định cuối cùng và có giá trị cao nhất giúp cho hoạt động tại công ty.
b. Phòng Tài chính-Kế toán: có 3 người
Trưởng phòng Tài chính-Kế toán: Bà Huỳnh Thị Hồng Thu, là người có nhiệm vụ rổ chức, quản lý công tác tài chính kế toán tại công ty.
Nhiệm vụ của phòng bao gồm:
- Thu thập, ghi chép, kiếm tra các tài liệu, sổ sách, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa.
- Giúp giám đốc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Ngoài ra, phòng Tài chính-Kế toán còn phải thường xuyên cập nhập, nghiên cứu, áp dụng các chính sách tài chính, kế toán, đề xuất và tháo gỡ khó khăn về lựa chọn phương án kinh doanh, chi tiêu và quản lý việc sử dụng quỹ tài chính theo quy định của công ty.
c. Phòng Tổ chức-Hành chính: có 4 người
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Thế Vĩnh, là người theo dõi hồ sơ nhận sự, quản lý nhân viên, xử lý các vấn đề lương, thưởng và phạt của công ty.
Bộ phận Tổ chức-Hành chính còn có nhiệm vụ ký kết hợp đồng lao động, tư vấn cho Giám đốc bố trí bộ máy nhân sự nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Đồng thời phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán trong công tác phát lương, thưởng hay xử phạt, kỷ luật nhân viên hay tuyển dụng nhân sự mới của công ty.
d. Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: có 4 người
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Luộm, là người tham mưu cho giám đốc về các vấn đề xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ. Cụ thể là các nhiệm vụ sau:
- Giúp giám đốc trong việc ký kết hợp đồng, thực hiện theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đảm nhận nhiệm vụ mua hàng hóa và phân phối đến các cửa hàng để thực hiện chức năng tiêu thụ.
- Lên kế hoạch, nhiệm vụ, phương hướng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ tới.
- Lập kế hoạch và triển khai nhiệm vụ cho các phòng ban và bộ phận liên quan.
- Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ, thu nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng của công ty.
e. Hệ thống các cửa hàng: gồm có 10 nhân viên trải đều khắp các cửa hàng. Hiện tại công ty có các cửa hàng như sau:
- Cửa hàng lương thực thực phẩm số 36-38 Lê Thánh Tôn, Nha Trang - Cửa hàng Vinamilk số 36-38 Lê Thánh Tôn, Nha Trang
- Cửa hàng cà phê Bốn Mùa, số 36-38 Lê Thánh Tôn, Nha Trang - Cửa hàng lương thực thực phẩm số 44 Điện Biên Phủ, Nha Trang - Cửa hàng lương thực thực phẩm số 08 Võ Thị Sáu, Nha Trang.
Cửa hàng là nơi kinh doanh các sản phẩm của công ty, thăm dò ý kiến cũng như nhu cầu của khách hàng để làm căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời thiết kế, tổ chức quảng cáo sản phẩm mới và hướng dẫn người tiêu dùng thường xuyên.
f. Kho chứa hàng: gồm 3 nhân viên giao hàng, 1 nhân viên giữ kho. - Đây là nơi tiếp nhận, kiểm kê và lưu trữ hàng hóa của công ty.
- Là nơi theo dõi hàng hóa xuất và nhập kho, lưu trữ, bảo quản và đảm bảo cung ứng đủ số lượng cũng như chất lượng và kịp thời đến thị trường. - Là nơi chịu trách nhiệm về lượng tồn hàng hóa cho công ty trong suốt quá
trình kinh doanh.
- Quản lý kho phải thường xuyên kiểm kê và báo cáo về tình trạng hàng hóa cho giám đốc công ty.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,393.0 11,915.0 12,259.0 2.Các khoản giảm trừ doanh thu - - 50.0 3.Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp
dịch vụ 9,393.0 11,915.0 12,209.0 4.Giá vốn hàng bán 8,027.0 10,430.0 10,454.0 5.Lợi nhuận gộp 1,366.0 1,485.0 1,705.0 6.Doanh thu hoạt động tài chính 9.6 6.2 6.9 7.Chi phí tài chính 17.2 15.9 35.9 8.Chi phí bán hàng 1,004.0 1,030.0 1,023.0 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 220.0 305.0 380.0 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 134.4 140.3 273.0 11.Thu nhập khác 3.0 1.2 5.0 12.Chi phí khác 0.5 - 2.1 13.Lợi nhuận khác 2.5 1.2 2.9 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 136.9 141.5 275.9 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 109.5 113.2 220.7
Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán
Nhận xét:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng qua 3 năm 2010- 2012. Cụ thể là vào năm 2011 đạt 11.9 tỷ đồng, tăng gần 3 tỷ đồng so với năm 2010, đến năm 2012, doanh thu đạt gần 12.3 tỷ đồng, tăng hơn 344 triệu đồng so
với năm 2011. Điều này chứng tỏ trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012, công ty đã kinh doanh khá hiệu quả, sản phẩm được nhiều khách hàng ưu chuộng và có sức hút trên thị trường.
Giá vốn hàng bán cũng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tăng thêm 2.4 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 24 triệu đồng so với năm 2011. Giá vốn hàng bán liên tục tăng trong 3 năm là do các mặt hàng sản phẩm liên tục tăng giá bán cộng với chi phí vận chuyển, thu mua hàng hóa cũng tăng cao.
Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2011 giảm 3.4 triệu đồng so với năm 2010, tuy nhiên, snag năm 2012 con số này lại tăng thêm 0.7 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy rằng năm 2011 công ty đã giảm bớt các hoạt động đầu tư tài chính rõ ràng và có xu hướng tăng lại vào năm 2012.
Chi phí tài chính trong năm 2011 giảm 1.3 triệu đồng so với năm 2010, tuy nhiên sang năm 2012, chi phí tài chính lại tăng thêm hơn 20 triệu đồng so với năm 2011. Cho thấy những lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giảm là do phải chịu những chi phí cao hơn từ những hoạt động này vào năm 2012.
Chi phí bán hàng trong năm 2011 tăng hơn 26 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 lại giảm bớt 7 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy những chi phí phát sinh cần thiết như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng và các chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản hàng hóa trong năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm 2011.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng thêm 85 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 cũng tăng thêm 75 triệu đồng so với năm 2011, chứng tỏ những chi phí phải trả cho việc tổ chức quản lý trong công ty như: chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung tăng dần qua các năm.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng qua các năm, cụ thể là năm 2011 tăng 5.9 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 132.7 triệu đồng so với năm 2011. Tuy doanh thu lớn nhưng do các chi phí cao, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không cao.
Những thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của công ty như: thanh lý tài sản, hàng hóa cũng tăng mạnh trong các năm 2010-
2011, cụ thể như năm 2011 giảm bớt 1.8 triệu đồng so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 lại tăng thêm 3.8 triệu đồng so với năm 2011.
Qua giai đoạn 2010-2012, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong thời gian qua, năm 2012, lợi nhuận công ty đạt được là khá cao.
2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ Chi nhánh Khánh Hòa Nam Trung Bộ Chi nhánh Khánh Hòa
2.2.1 Vai trò và nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với công ty 2.2.1.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.2.1.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ hàng hoá là điều kiện để công ty thực hiện mục tiêu và chiến lược mà công ty theo đuổi trong từng giai đoạn phát triển của mình như mục tiêu doanh thu, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tạo vị thế uy tín của công ty trên thị trường hay chiếm lĩnh mở rộng thị phần của công ty.
Tiêu thụ hàng hóa đóng một vai trò rất quan trọng đối với công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ Chi nhánh Khánh Hòa bởi vì tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của công ty, sâu hơn là ảnh hưởng đến chính sách, kế hoạch kinh doanh của công ty.
2.2.1.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty
Để phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Lương thực Nam Trung Bộ Chi nhánh Khánh Hòa, tác giả đi sâu khảo sát các nội dung được phản ánh qua sơ đồ sau:
Nguồn: Tác giả Sơ đồ 2.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty
2.2.2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường ở công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3 Công tác nghiên cứu thị trường của công ty
Nội dung của hoạt độngtiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu nhu cầu thị trường Xây dựng chiến lược tiêu thụ cho từng loại sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Tổ chức công tác xúc tiến bán hàng hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm Xác định đối tượng sẽ khảo sát Tiến hành điều tra, khảo sát Đưa ra dự đoán nhu cầu thị trường Trình lên giám đốc xin quyết định Lập bảng câu hỏi khảo sát Xử lý thông tin, so sánh với ngành, với đối thủ Đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp Chính sách sản phẩm Chính sách giá
- Xác định đối tượng sẽ khảo sát: Là xác định những đối tượng và số lượng đối tượng mà công ty sẽ theo dõi, tìm hiểu, đặt câu hỏi, phỏng vấn… dựa trên nhu cầu thị trường cần nghiên cứu.
- Lập bảng câu hỏi khảo sát: Lập bảng câu hỏi để phù hợp với các đối tượng khảo sát nhằm thu được thông tin mong muốn, tránh hỏi những câu hỏi không cần thiết, câu hỏi khó hiểu, lạc đề…
- Tiến hành điều tra khảo sát: Sau khi có bảng câu hỏi, công ty sẽ tiến hành điều tra khảo sát trên số lượng đối tượng đã đặt ra, có nhiều cách để khảo sát đối tượng như: theo dõi từ xa, phỏng vấn trực tiếp, qua email, qua điện thoại…
- Xử lý thông tin: Sau khi thu thập hoàn tất kế quả điều tra, khảo sát, công ty sẽ tiến hành xử lý thông tin thu được bằng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích, thống kê…
- Đưa ra dự đoán nhu cầu thị trường và những chiến lược kinh doanh phù hợp: Từ những thông tin đã được xử lý trên, phòng Kế hoạch-Kinh doanh sẽ đưa ra những dự đoán cho nhu cầu thị trường sắp tới đồng thời dựa trên những dự đoán đó lập những chiến lược kinh doanh phù hợp với mỗi dự đoán. - Trình lên giám đốc xin quyết định: Những chiến lược kinh doanh sẽ được
trình lên giám đốc để xem xét, mọi quyền quyết định phụ thuộc vào giám đốc, các phòng, ban khác chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ quyết định của giám đốc.
Nhìn chung công tác nghiên cứu thị trường được công ty thực hiện một cách thường xuyên và có tổ chức. Thông qua nghiên cứu nhu cầu thị trường, tiếp đó công ty xây dựng chiến lược tiêu thụ cho từng loại sản phẩm.
2.2.3. Xây dựng chiến lược tiêu thụ cho từng loại sản phẩm 2.2.3.1. Cơ sở xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 2.2.3.1. Cơ sở xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
a. Căn cứ vào khách hàng:
- Đối với sản phẩm gạo: Công ty xác định đối tượng khách hàng chính đó chính là những người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình vì lý do là
những người tiêu dùng này thường tìm đến những loại gạo của Việt Nam có giá khá thấp nhưng chất lượng vẫn cao hơn là mua những sản phẩm gạo nước ngoài giá khá đắt nhưng chất lượng vẫn chỉ tương đương với gạo trong nước.
- Đối với sản phẩm Vinamilk: Công ty xác định khách hàng mục tiêu là những phụ nữ có độ tuổi từ 25-50 tuổi, đây là độ tuổi đủ chín chắn để biết lo cho sức khỏe của mình và người thân. Vì sữa là một phần không thể thiếu để giữ gìn sức khỏe của con người đặc biệt là phụ nữ ngày nay. Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty đã hợp tác với công ty Vinamilk để thành lập cửa hàng Vinamilk, chuyên phục vụ các mặt hàng của Vinamilk đến người tiêu dùng.
b. Căn cứ vào khả năng của công ty:
- Đối với sản phẩm gạo: Với một số lợi thế của công ty như: thành lập lâu năm, được nhiều người dân biết đến và quen thuộc, đội ngũ nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, được sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước để vay vốn kinh doanh… công ty đã đưa ra thị trường những loại gạo với giá “bình ổn”, tức là thấp hơn giá thị trường với chất lượng tương đương, nhằm