Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa (Trang 69)

a. Môi trường văn hóa – xã hội:

Đối với người Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm gạo, nếp, cũng như các sản phẩm từ sữa hay có liên quan đến sữa là các thói quen rất phổ biến. Càng ngày sự tiếp cận về thông tin của người dân càng dễ dàng hơn, đồng thời chất lượng cuộc sống tăng lên khiến cho con người càng cảm thấy cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc và thoat mãn các nhu cầu về thể chất hay sức khỏe của bản thân.

Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt Nam đó là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm và ít khi thay đổi. Vì thế công ty phải tạo được niềm tin về uy tín, chất lượng sẽ đem lại lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty.

Một đặc điểm nữa của người Việt Nam đó là vóc dáng, cân nặng cũng như chiều cao khá thấp so với thế giới, điều này sẽ gây nên tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và tạo sự chú ý của người khác. Vì lẽ đó, nhu cầu về sữa của người dân càng tăng cao và công ty đã nắm bắt kịp lúc nhu cầu đó để đề ra kế hoạch tiêu thụ phù hợp.

Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao. Bởi vì thế, công ty phải liên tục đổi mới sản phẩm, bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó vẫn chú ý đến chất lượng và xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí người tiêu dùng.

b. Môi trường chính trị-pháp luật:

Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng lên nhanh chóng. Điều này có tác động tích cục đến việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty CP Lương thực Nam Trung Bộ Chi nhánh Khánh Hòa nói riêng.

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/01/2007 đã tác động không hề nhỏ đến sự mở rộng thị trường cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngòai vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng mang lại nhiều thử thách khó khăn như càng ngày có càng nhiều đối thủ nước ngoài với tiềm lực mạnh xuất hiện khiến việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật nhằm đảm bảo cho sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Điều này giúp công ty giới hạn được hành lang pháp lý, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, các chính sách khuyến khích của nhà nước cũng rất có ý nghĩa đối với công ty, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế.

c. Môi trường Kinh tế:

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, tình trạng việc làm, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng và sự thay đổ sức mua ở các vùng… Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, marketing, xúc tiến của công ty cũng bị ảnh hưởng từ đó. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng hay sự suy thoái kinh tế , tỷ lệ lạm phát, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư và cuối cùng là cơ sở hạ tầng kinh tế. Việc tìm hiểu môi trường kinh tế giúp công ty có thể tìm hiểu được mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng chi tiêu của họ qua những thông số như: thu thập bình quân, nhu cầu tiết kiệm…

Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình đầu người ngoài tạo ra sức mau cao hơn trên thị trường, nó còn dẫn đến những nhu cầu khác biệt hơn từ phía người tiêu

dùng. Người tiêu dùng có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ… Ngoài ra, một xu hướng khác là sự phân bố về thu nhập có nhiều phân hóa, việc này là đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra nhiều phân khúc khác biệt trên thị trường.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân ngày một cao, cụ thể là năm GDP năm 2011 cao hơn 5.89% so với năm 2010 và GDP năm 2012 tăng 5.03% so với năm 2011. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động tiêu thụ của công ty. Người tiêu dùng bắt đầu sử dụng những loại sản phẩm cao cấp hơn và có sự phân khúc rõ rệt hơn cho từng đối tượng khách hàng.

d. Môi trường công nghệ:

Những phát minh khoa học công nghệ đã giúp nhiều ngành nghề phát triển vượt bậc nhờ áp dụng những công nghệ mới. Ngành công nghiệp sữa và ngành nông nghiệp lúa nhờ được áp dụng những kỹ thuật mới đã có nhiều bước tiến đáng kể. Vì thế, chất lượng của các sản phẩm ngày càng tăng lên. Việc này có lợi cho hoạt động tiêu thụ của công ty. Khi nhu cầu người tiêu dùng nâng cao song song với việc chất lượng sản phẩm cũng tăng, việc này rất thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn hàng mới đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)