Tiền lương và chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16.5 (Trang 38)

Đối với người lao động, tiền lương không chỉ cần thiết cho cuộc sống bản thân và gia đình mà nó còn là động lực để làm việc, vì tiền lương giúp họ cảm thấy được đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Tiền lương cần phải phù hợp với mức sống ở khu vực CBCNV đang sống và làm việc, ở mỗi nơi có một mức sống khác nhau dẫn đến sự thỏa mãn của mỗi người lao động ở nơi đó cũng khác với người lao động có mức sống ở nơi khác. Một vấn đề bất cập mà đa phần dẫn đến sự không thỏa mãn của người lao động trong tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam đó là tính nhập nhàng của tiền lương, người lao động thông thường không am hiểu về các chính sách hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước cũng như Công ty. Do dó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của người lao động trong một tổ chức.

Thang đo “Tiền lương và chế độ chính sách” được kế thừa từ thang đo của Lê Hồng Lam 2009 tuy nhiên có sự điều chỉnh về ngôn từ: Biến “Lương tôi được trả không thua kém công việc tương tự nơi khác” đổi tên thành biến “Lương tôi được trả không thua kém các công ty khác tại Đồng Nai” và biến “Tôi được trả thưởng cho các đong góp cá nhân” theo gợi ý của Giám đốc và Trưởng phòng nhân sự.

Thang đo gồm các biến quan sát từ B1 đến B5:

Bảng 3.3: Thang đo về tiền lương và chế độ chính sách.

Ký hiệu biến Câu hỏi

B1 Tôi được trả lương tương xứng với công việc tôi đang làm B2 Tôi được Công ty trả thưởng cho các đóng góp cá nhân B3 Lương trả không thua kém các công ty khác tại Đồng Nai B4 Tôi hiểu về các chính sách trợ cấp của Công ty

B5 Tôi hài lòng với các khoản trợ cấp của Công ty

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16.5 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)