Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho thấy cả 7 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach Alpha > 0.6. Các biến quan sát bị loại do có hệ số tương quan biến tổng (Corected Item – Total Correlation) < 0.3 là (A1) Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng; (A2) Cấp trên coi trọng năng lực của tôi; (B4) Tôi hiểu về những chính sách hỗ trợ của Công ty; (C5) Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc, ( E1) Lãnh đạo của Công ty có năng lực. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về giá trị.
Kết quả nghiên cứu chính thức bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho thấy, có 7 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach Alpha > 0.6. Các biến quan sát bị loại do có hệ Cronbach Alpha sau khi loại biết lớn hơn hệ số Cronbach Alpha là (A3) Cấp trên biết lắng nghe những ý kiến của tôi, (C4) Tôi được trang bị đầy đủ thiêt bị an toàn và bảo hộ lao động khi làm việc, (E1) Ban lãnh đạo của Công ty có năng lực, (G3) Cơ hội thăng tiến tương xứng với năng lực của mọi người và (G5) Tôi lạc quan về cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu chính thức bằng phân tích nhân tố khám phá EFA thì mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty gồm 7 thành phần là: (N1)Mối quan hệ với cấp trên; (N2) Công tác đào tạo; (N3)Tiền lương và chế độ chính sách; (N4) Triển vọng và sự phát triển của Công ty; (N5) Điều kiện làm việc; (N6) Cơ hội nghề nghiệp; (N7) Sự tự thể hiện bản thân. Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.5; các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và tổng phương sai trích là 68.674% .
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, có 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty là: (N2) Công tác đào tạo; (N3)Tiền lương và chế độ chính sách; (N4) Triển vọng và sự phát triển của Công ty ; (N5) Điều kiện làm việc; (N6) Cơ hội nghề nghiệp. Mô hình nghiên cứu giải thích được 53.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Trong đó, nhân tố Tiền lương và chế độ chính sách tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của người lao động (β= 0.338), tiếp theo là các nhân tố Điều kiện làm việc (β = 0.246); Triển vọng và sự phát triển của Công ty (β = 0.187); Công tác đào tạo (β = 0.163); Cơ hội nghề nghiệp (β = 0.161).
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy, có 2 nhân tố không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty là Mối quan hệ với cấp trên và Sự tự thể hiện bản thân.
Kết quả thống kê mô tả các thang đo cho thấy:
- Về tiền lương và chế độ chính sách: CBCNV của công ty đánh giá cao nhất tiêu chí “Tôi được công ty trả thương cho các đóng góp cá nhân”, tiếp theo là tiêu chí “ Tôi hài lòng với các khoản trợ cấp của công ty”, thấp nhất là tiêu chí “Lương không thua kém các công ty khác tại Đồng Nai” nhưng vẫn trên mức bình thường.
- Về điều kiện làm việc: CBCNV của công ty đánh giá cao nhất tiêu chí “Tôi được cung cấp đầy đủ trang thiết bị máy móc nơi làm việc”, thấp nhất là tiêu chí “Không khí làm việc thoải mái, hòa đồng” nhưng vẫn trên mức bình thường.
- Về triển vọng và sự phát triển của công ty: CBCNV của công ty đánh giá cao
nhất tiêu chí “Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có chất lượng”, thấp nhất là tiêu chí “Công ty là nơi có thể làm việc lâu dài” nhưng vẫn trên mức bình thường.
- Về công tác đào tạo: CBCNV của công ty đánh giá cao nhất tiêu chí “Tôi được tham gia các khóa đào tạo cần thiết cho công việc”, tiếp theo là tiêu chí “Trình độ nhận thức tốt sau khi đào tạo” cùng với “Công ty rất chú trọng trong công tác đào tạo”, thấp nhất là tiêu chí “Trình độ nhận thức tốt hơn sau đào tạo” nhưng vẫn trên mức bình thường.
- Về cơ hội nghề nghiệp: CBCNV của công ty đánh giá cao nhất tiêu chí “Công
ty tạo cơ hội để nhân viên phát triển nghề nghiệp”, thấp nhất là tiêu chí “Sau những sai lầm tôi có cơ hội học hỏi và sửa chữa” nhưng vẫn trên mức bình thường.
- Về sự thỏa mãn chung của người lao động: CBCNV của công ty đánh giá cao nhất tiêu chí “Tóm lại, tôi hài lòng với tổ chức của mình”, thấp nhất là tiêu chí “Tôi được thể hiện đúng năng lực khi làm việc tại công ty” nhưng vẫn trên mức bình thường.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA về sự khác biệt trong trong việc đánh giá của các nhóm lao đông cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc đánh giá của các nhóm lao động theo giới tính, độ tuổi, chức vụ, thâm niên và trình độ học vấn.
Kết luận:
- Đề tài đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV đối với tổ chức tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 bao gồm: Tiền lương và cách chính sách xã hội, Điều kiện làm việc, Triển vọng và sự phát triển của Công ty,
Công tác đào tạo và Cơ hội nghề nghiệp thể hiện qua việc chấp nhận 5 giả thiết H2, H3, H5, H6 và H7. Các yếu tố này giải thích được 53.6% sự thỏa mãn của người lao động tại Công ty.
- Đề tài đã đánh giá được sự tác động của các yếu tố đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 trong đó yếu tố Tiền lương và chế độ chính sách có tác động mạnh nhất. Tiếp theo là các yếu tố Điều kiện làm việc, Triển vọng và sự phát triển của Công ty, Công tác đào tạo và cuối cùng là yếu tố Cơ hội nghề nghiệp.
- Đề tài đã nghiên cứu và cho thấy không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thỏa mãn của CBCNV theo các biến kiểm soát ( Giới tính, Tuổi, Chức vụ, Thâm niên và Trình độ học vấn) thông qua việc bác bỏ các giả thiết H8,H9, H10, H11, H12.