Để đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 thì phương pháp hồi quy bội được sử dụng với 7 nhân tố thu được trong phần phân tích EFA:
(N1) Mối quan hệ với cấp trên (5 biến): A4, A5, A6, A7 và A8. (N2) Công tác đào tạo (4 biến): F1, F2, F3 và F4.
(N3) Tiền lương và các chính sách xã hội (4 biến): B1, B2, B3 và B5 (N4) Triển vọng và sự phát triển của Công ty (3 biến):E3, E4 và E5. (N5) Điều kiện làm việc (3 biến): C1, C2 và C3.
(N6) Cơ hội nghề nghiệp (3 biến): G1, G2, G4 (N7) Sự thể hiện bản thân (4 biến): D1, D2, D3, D4
Bảng 4.18 Model Summary, Anova và Coefficients Model Summary Model R R2 R 2 Hiệu chỉnh Sai số chuẩn
của ước lượng Durbin-Watson
1 .742a .551 .536 .32817 1.778 ANOVA Model Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Regression Residual Total 28.627 23.369 51.997 7 217 224 4.090 .108 37.975 .000 a Coefficients Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa Thống kê cộng tuyến Model B Sai số chuẩn Beta T Sig Độ chấp nhận VIF (Constant) .483 .226 2.137 .034 N1 .025 .040 .032 .627 .531 .814 1.229 N2 .130 .039 .163 3.350 .001 .872 1.147 N3 .289 .046 .338 6.328 .000 .725 1.378 N4 .152 .047 .187 3.215 .002 .615 1.626 N5 .172 .035 .246 4.874 .000 .815 1.226 N6 .110 .036 .161 3.079 .002 .744 1.344 N7 -.004 .049 -.004 -.076 .939 .730 1.370
Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính
Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) = 1.778 cho biết mô hình không vi phạm hiện tượng tự tương quan.
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố đều có giá trị < 2, chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.
Mô hình cũng đáp ứng điều kiện về phần dư, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn (trung bình = 0 và độ lệch chuẩn = 0.984).
Hình 4.6 Biểu đồ phân phối phần dư
Hình 4.7 Biểu đồ P-Plot
Ngoài ra, xem xét biểu đồ P-P Plot ta thấy, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.8 Đồ thị phân tán
Qua đồ thị phân tán ta thấy, các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi, do đó ta có thể kết luận rằng phương sai của sai số không đổi và mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp.
Qua kiểm định các giả thuyết cho thấy mô hình thỏa các điều kiện giả thuyết. Do đó, kết quả phân tích ở Bảng 4.18 là đáng tin cậy.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình tổng thể thì ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 37.975 và p – value = 0.000 <0.05, điều đó chứng tỏ mô hình hồi quy phù hợp và có thể sử dụng được.
Kết quả cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.536 cho thấy các biến độc lập có thể giải thích được 53.6 % sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Giải thích kết quả phân tích hồi qui
Từ những giá trị Beta, ta có thể thấy các giá trị Beta này đều khác 0, để xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV, có thể chọn lọc thành 2 nhóm như sau:
Nhữn g gi á trị B eta khác 0 có ý n ghĩa thốn g kê ( kiể m đ ịnh 2 phía, p <0.05), kế t quả c ó 05 yế u tố đ ược gh i nhậ n lần l ượt th eo hệ s ố hồi quy ch uẩn hóa ( β) là :
N2 (Công tác đào tạo: β = 0.163).
N3 (Tiền lương và chế độ chính sách: β = 0.338).
N4 (Triển vọng và sự phát triển của Công ty: β = 0.187). N5 (Điều kiện làm việc: β = 0.246).
N6 (Cơ hội nghề nghiệp: β = 0.161).
Đây là các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5.
Những giá trị Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p>0.05), gồm: (N1) Mối quan hệ với cấp trên (β =0.032) (N7)Sự thể hiện bản thân(β = -0.04). Hai nhân tố này không được lựa chọn là yếu tố quyết định dẫn đến sự thỏa mãn của CBCNV về mặt lý luận thống kê. Trong thực tế, sự thỏa mãn của CBCNV có chịu ảnh hưởng của thuộc tính này, tuy nhiên mức độ chưa đủ mạnh.
So sánh giá trị (độ lớn) của β’ cho thấy: N3 (Tiền lương và chế độ chính sách) có tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty (β = 0.338). Mỗi đơn vị (chuẩn hóa) thay đổi ở cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp thì mức độ thỏa mãn của CBCNV tại Công ty thay đổi 0.338 đơn vị, vượt trội so với ảnh hưởng của các yếu tố khác: N5 (Điều kiện làm việc có β = 0.246); N4 (Triển vọng và sự phát triển của Công ty có β = 0.187); N2 (Công tác đào tạo có β = 0.163); N6 (Cơ hội nghề nghiệp có β = 0.161).
Từ kết quả trên, phương trình hồi quy chuẩn hóa được xác định như sau:
THOAMAN (Y) = 0.338*N3 + 0.246*N5 + 0.187*N4 + 0.163*N2 + 0.161*N6
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố “Tiền lương và chế độ chính sách” có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của CBCNV đối với tổ chức tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5. Khi làm việc tại Công ty, người lao động mong muốn mình được trả lương, thưởng và các chế độ chính sách một cách hợp lý. Trong giai đoạn khủng hoàng kinh tế như bây giờ thì cũng thật dễ hiểu khi CBCNV lại đánh giá nhân tố đó “Tiền lương và chế độ chính sách” tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của họ.
Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 là (Môi trường và điều kiện làm việc). Khi làm việc tại
Công ty người lao động mong muốn được làm việc trong điều kiện sạch sẽ, an toàn, thoải mái, hòa đồng, được cung cấp đầy đủ trang thiết bị máy móc nơi làm việc là chuyện cũng bình thường.
Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 là “Triển vọng và sự phát triển của Công ty”. Khi đi làm việc tại Công ty người lao động mong muốn được làm việc trong một doanh nghiệp có (đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, doanh thu tăng hằng năm) ngoài ra Công ty còn là nơi đê người lao động có thể làm việc lâu dài.
Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phẩn LICOGI 16.5 là “Công tác đào tạo”. Khi làm việc tại Công ty CBCNV mong muốn được đào tạo một cách bài bản và hiệu quả khiến họ nâng cao được năng suất lao động sau mỗi khóa đào tạo ấy.
Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV tại Công ty Cổ phần LICOGI 16.5 là “Cơ hội nghề nghiệp”. Khi đi làm tại Công ty người lao động mong muốn được tạo cơ hội để phát triển nghề nghiệp, được thăng tiến tương xứng với năng lực của mình và sau những sai lầm có cơ hội học hỏi và sửa chữa.