Nhóm giả thiết thứ nhất

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16.5 (Trang 31)

Quan hệ với cấp trên

Có nhiều định nghĩa về mối quan hệ với cấp trên. Tuy nhiên đa phần các nhà nghiên cứu cho rằng “Mối quan hệ với cấp trên” là hành vi của người lãnh đạo bao gồm (hiểu biết, thân thiết, quan tâm, biết lắng nghe ý kiến của người lao động và biết quan tâm đến lợi ích của người lao động) (Lê Hồng Lam 2009). Đối với phần lớn người lao động, công việc tạo cho họ thỏa mãn nhu cầu quan hệ, tương tác. Hành vi của người lãnh đạo cũng là nhân tố chủ yếu xác định sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn của người lao động tăng lên khi người lãnh đạo của họ là hiểu biết, thân thiện,

Sự thỏa mãn của CBCNV Quan hệ với cấp trên H1+ Tiền lương và chế động chính sách đãi ngộ H2+ Môi trường và điều kiện làm việc H3+ Sự thể hiện bản thân H4+ Triển vọng, sự phát triển của Công ty H5+ Công tác đào tạo H6+ Cơ hội nghề nghiệp H7+

biết đưa ra những lời khen ngợi khi người lao động thực hiện tốt công việc, biêt lắng nghe ý kiến của người lao động, và biết quan tâm đến lợi ích của người lao động (Lê Hồng Lam 2009 &Trịnh Văn Hóa 2010).

Giả thiết H1: Mối quan hệ với cấp trên càng tốt thì mức độ thỏa mãn của CBCNV càng cao.

Tiền lương và chế độ chính sách đãi ngộ

Tiền lương là số tiền cần thiết cho cuộc sống bản thân và gia đình của người lao động. Nó còn là động lực để làm việc, vì tiền lương giúp họ cảm thấy được đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức (Trịnh Văn Hóa 2010). Tiền lương đóng vai trò quan trọng trong sự thỏa mãn nhân viên. Với công sức đóng góp của mình, nhân viên đòi hỏi phải được trả công xứng đáng. Sự chi trả nhập nhằng, không rõ ràng và không công bằng chính là nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn và đình công ngày càng phổ biến trong các Công ty tại các khu công nghiệp thời gian gần đây. Bên cạnh đó, chế độ chính sách là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn và giữ chân những nhân viên làm việc tốt (Lê Hồng Lam 2009).

Giả thiết H2: Công ty thực hiện việc chi trả lương và có chế độ chính sách càng tốt và hợp lý thì mức độ thỏa mãn của CBCNV càng cao.

Môi trường và điều kiện làm việc

Môi trường và điều kiện làm việc là không gian xung quanh người lao động, nó liên quan đến sự thuận tiện cá nhân song đồng thời cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ .Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại, và với các trang thiết bị phù hợp

(Lê Hồng Lam 2009).

Giả thiết H3: Môi trường và điều kiện làm việc càng tốt thì mức độ thỏa mãn của CBCNV càng cao.

Sự thể hiện bản thân

Sự thể hiện bản thân là mong muốn làm những điều mà người lao động có thể đạt được và họ sẽ thấy thỏa mãn nếu tổ chức tạo điều kiện cho họ thể hiện bản thân mình (Lê Hồng Lam 2009).

Giả thiết H4: Công ty tạo cơ hội cho CBCNV thể hiện bản thân càng tốt thì càng làm tăng sự thỏa mãn của họ.

Triển vọng và sự phát triển của Công ty

Triển vọng và sự phát triển của Công ty là uy tín, chất lượng sản phẩm và sự thành công của Công ty (Lê Hồng Lam 2009). Uy tín, chất lượng sản phẩm và sự thành công không chỉ là giá trị khẳng định sự tồn tại, phát triển của công ty mà còn thể hiện giá trị, niềm tự hào của mỗi nhân viên đang làm việc tại đó (Lê Hồng Lam 2009 & Trịnh Văn Hóa 2010).

Giả thiết H5: Triển vọng phát triển của Công ty càng cao thì CBCNV càng thỏa mãn với tổ chức của mình.

Công tác đào tạo

Công tác đào tạo là nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng công việc; từ đó tạo cho người lao động cảm giác thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, tăng uy tín và hiệu quả công việc (Lê Hồng Lam 2009). Trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đào tạo và phát triển trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của tổ chức, song cũng đồng thời là một yếu bảo đảm sự phát triển lâu dài bền vững của một cá nhân. Những cơ hội đào tạo và phát triển mà các công ty tạo cho người lao động của mình có tác dụng động viên cao độ trong điều kiện hiện nay (Lê Hồng Lam 2009 & Trịnh Văn Hóa 2010).

Giả thiết H6: Công tác đào tạo càng tốt thì mức độ thỏa mãn của CBCNV càng cao.  Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội thăng tiến là động cơ vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy CBCNV hăng say làm việc. Sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân trách nhiệm nhiều hơn, và địa vị xã hội cao hơn. Nhiều người, tiền lương hoặc thu thu nhập không phải là giải pháp thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của họ mà phải là chức vụ họ đạt được (Trịnh Văn Hóa 2010).

Giả thiết H7: Công ty tạo điều kiện phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp cho nhân viên thì họ càng thỏa mãn hơn với tổ chức.

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16.5 (Trang 31)