tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
Trong giai đoạn 2010 – 2013, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn cụ thể trong lĩnh vực quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu… Một số giải pháp đưa ra sau đây do sự phân tích các chỉ số ở chương 2 và các ý kiến chủ quan của người phân tích, tuy nhiên các giải pháp này có thể đóng góp ý kiến nào đó vào hoạt động tài chính ngắn hạn của Công ty trong thời gian tới.
3.2.2.1 Một số giải pháp đối với tài sản ngắn hạn
Sau khi phân tích ta thấy nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn trong Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là do dự trữ hàng tồn kho lớn, khoản phải thu của công ty chưa cân đối với phải trả, tiền mặt dự trữ chưa phải là tối ưu…do đó các giải pháp sau tập trung vào các khoản mục vừa nêu.
Đối với các khoản phải thu: công ty đang có khoản phải thu lớn, điều này đặt ra cho lãnh đạo của công ty phải đặt ra những chính sách chặt chẽ để đảm bảo việc thu hồi các khoản nợ một cách linh hoạt và đảm bảo. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên áp dụng một số biện pháp như phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích khoản tín dụng được đề nghị và quản lý khoản phải thu. Khả năng tín dụng của khách hàng bao gồm: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ nhanh hay chậm, tình hình tài chính của khách hàng…để xác định thời gian tín dụng và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Phân tích khoản tín dụng thương mại được đề nghị như: quy mô tín dụng, khả năng sinh lợi, rủi ro tín dụng, thời hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị hợp đồng ... Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng chẳng hạn nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ được thu lãi theo lãi suất quá hạn của ngân hàng ... Sau khi đã cấp tín dụng hình thành khoản phải thu thì phải theo dõi các khoản phải thu, đòi nợ kịp thời và có biện pháp xử lý nợ quá hạn.
Một cách để dự phòng tốt nhất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra là trong mỗi kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải tính số nợ khó đòi để lập dự phòng phải thu khó đòi. Nợ phải thu khó đòi là những khoản nợ quá hạn 2 năm kể từ ngày
74
đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần những vẫn không thu được hoặc chưa đến 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn, bị giam giữ…Mức dự phòng tối đa bằng 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
Biện pháp cụ thể: Công ty có thể áp dụng tiêu chuẩn bán chịu khách hàng qua phân tích rủi ro và sử dụng mô hình NPV như sau:
Theo số liệu phòng kế toán cung cấp, dự trù cuối năm 2014, tổng số tiền phải thu khách hàng của Công ty là 287.303 triệu đồng. Đồng thời, số ngày khách hàng trả tiền hiện tại mà Công ty đang thực hiện là 60 ngày. Trên thực tế khách hàng có thể trả sớm hơn hoặc muộn hơn 60 ngày, như vậy xác suất không trả nợ đúng hạn và trường hợp phải thuê bên thứ ba để thu hồi nợ quá hạn có phủ định quyết định bán chịu của công ty hay không? Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú có kinh nghiệm quá khứ về các khách hàng cũ và mới, theo các xác suất về thời gian thu tiền như sau (với giả định rằng việc trả và nhận tiền đúng kỳ hạn, dòng tiền sẽ rơi vào gần đúng trung điểm của khoảng thời gian thanh toán trong mô hình NPV):
Bảng 3.1. Xác suất thời gian thanh toán
của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong năm 2013 Thời gian thanh toán Xác suất Trung điểm (ngày)
Dưới 1 năm 90% 30
Dưới 2 năm 7% 90
Dưới 3 năm 2% 150
Trên 3 năm 1% Không xác định
(Nguồn: Phòng kế toán)
Như vậy sau 3 năm, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú sẽ không tự thu nợ được mà phải thuê công ty mua bán nợ thu hộ. Tỷ lệ bình quân do công ty mua bán nợ thu hồi là 70%.
Phí thuê thu nợ và phí pháp lý chiếm 30% số nợ thực thu được, trường hợp này là: 287.303 * 70% * 30% = 60.333 triệu đồng. Khoản phí này sau 3 năm mới phát sinh nhưng trước đó, công ty tự thu và vẫn mất chi phí quản lý và thu tiền vào khoảng 7% trên khoản phải thu khách hàng. Ta có bảng tham số như sau:
Bảng 3.2. Bảng tham số chi phí và các khoản phải thu
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
Phải thu khách hàng 287.303 Triệu đồng
Chi phí giá vốn (80% phải thu) 229.842 Triệu đồng
Chi phí quản lý bán chịu và thu tiền 7 %
Chi phí sử dụng vốn trong năm 15 %
Số ngày trong năm 365 Ngày
Chi phí sử dụng vốn 1 ngày 0,0411 %
Số ngày bán chịu tối đa 60 Ngày
Thu nợ từ khoản thu quá hạn
Tỷ lệ trên khoản phải thu 70 %
Số tiền thực thu 201.112 Triệu đồng
Phí công ty mua bán nợ thu hộ
Tỷ lệ trên khoản thực thu 30 %
Số tiền 60.333 Triệu đồng
Từ bảng tham số 3.2, Công ty có thể dự báo được giá trị hiện tại ròng của khoản phải thu khách hàng như sau:
Bảng 3.3. Bảng ước tính giá trị hiện tại ròng
của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú 6 tháng cuối năm 2014
Đơn vị: triệu đồng
Kỳ thu tiền Trung điểm
(ngày) Xác suất Chi phí thu tiền Doanh thu
bán chịu PVthu PVchi NPV
NPV kỳ vọng
Dưới 1 năm 30 90% 0 287.303 283.804 229.842 53.962 48.566
Dưới 2 năm 90 7% 20.111 267.192 257.661 229.842 27.819 1.947
Dưới 3 năm 150 2% 40.222 247.081 232.733 229.842 2.891 57
Trên 3 năm Không xác định 1% 60.333 100.557 100.557 229.842 (129.285) (1.293)
Tổng 49.277
Ta có thời gian thu tiền của khoản phải thu, trung điểm ngày thu tiền và xác suất thanh toán như trong bảng 3.1. Ở chi phí quản lý và thu tiền, trong khoảng thời gian dưới 1 năm, Công ty không phải tốn chi phí quản lý và thu tiền, từ thời gian 1 năm trở đi đến dưới 3 năm, công ty tự tổ chức thu tiền với tốn chi phí là 20.111 triệu đồng mỗi năm (7% * 287.303 triệu đồng). Nhưng trên 3 năm, công ty phải thuê bên ngoài thu hộ, chi phí thuê thu hộ (trên số tiền thực thu bình quân) là 60.333 triệu đồng.
Doanh thu bán chịu của công ty trong 6 tháng cuối năm này chính là khoản phải thu khách hàng (287.303 triệu đồng) trừ đi chi phí bán chịu và thu tiền. Riêng đối với
76
thời gian thu tiền trên 3 năm, ngoài chi phí thuê thu hộ là 60.333 triệu đồng, hàng năm trước đó công ty đã phải trả khoản chi phí 40.222 triệu đồng cho việc quản lý bán chịu và thu tiền. Mặt khác trong số nợ quá hạn chỉ thu được 201.112 triệu đồng nên doanh thu bán chịu lúc này chỉ còn là 100.557 triệu đồng.
Giá trị hiện tại ròng NPV của doanh thu bán chịu là hiệu số của giá trị hiện tại ròng thu (PVthu) và giá trị hiện tại của dòng chi (PVchi). Cụ thể trong thời gian dưới 1 năm, NPV =53.962 triệu đồng được tính toán như sau:
PVthu = 287.303/ (1 + 0,0411% * 30) = 283.804 triệu đồng PVchi = 229.842/ (1 + 0,0411% * 0) = 229.842 triệu đồng NPV = 283.804 - 229.842 = 53.962 triệu đồng
Tương tự với các thời gian còn lại ta có NPV tương ứng với từng thời kỳ.
Lưu ý rằng giá trị hiện tại PVchi của chi phí giá vốn bằng chính nó là 229.842 triệu đồng vì chi phí phát sinh ở thời điểm 0 nên không có khoảng cách thời gian. Đối với thời gian trên 3 năm, PVthu = doanh thu bán chịu = 100.557 triệu đồng là vì thời gian không xác định.
Cuối cùng là giá trị hiện tại ròng kỳ vọng chính bằng xác suất của thời gian thu nợ nhân với NPV tương ứng.
Như vậy, giá trị hiện tại ròng (NPV) của doanh thu bán chịu trong điều kiện rủi ro là 49.277 triệu đồng, do đây là kết quả lớn hơn 0 nên Công ty vẫn có thể chấp thuận bán chịu cho khách hàng.
3.2.2.2 Cải thiện lưu lượng tiền mặt
Để duy trì được dòng chảy tối ưu tiền mặt tốt cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, tới việc tăng hạn mức nợ tín dụng, cho tới việc quản lý hàng tồn kho. Điều cốt yếu giúp cho việc quản lý dòng tiền có hiệu quả là phải điều hoà được dòng tiền chảy vào và dòng tiền chảy ra trong doanh nghiệp. Việc cải thiện dòng chảy tiền sẽ làm giảm số vốn cố định cần để đầu tư cho công việc kinh doanh. Một dòng tiền tăng trưởng ổn định cũng giúp nhìn thấy trước được một mẫu hình kinh doanh, điều này làm cho doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lên ngân sách cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu
Tận dụng tối đa thời gian cho phép nợ tiền hàng của nhà cung cấp (thường là 60 hoặc 90 ngày), xem như đây là một khoản vay mà không phải trả lãi. Nó giúp cho Công ty có đủ thời gian để thu tiền bán hàng trong khi không cần phải trả nợ sớm.
Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp
Nếu các nhà cung cấp đề nghị chiết khấu cho Công ty nếu Công ty trả tiền sớm (thường là trong vòng hai tuần kể từ ngày nhận được hoá đơn), Công ty nên tận dụng
cơ hội này. Ví dụ 2% chiết khấu trên trị giá hoá đơn trong 30 ngày sẽ tương đương với lãi suất 24% lãi trong một năm nếu mang số tiền này đi đầu tư. Nếu các nhà cung cấp không đề nghị kiểu khuyến khích này, Công ty hãy yêu cầu họ, rất có thể họ sẽ vui lòng chiết khấu để đổi lấy việc họ sẽ nhận được tiền sớm hơn.
Cân đối lượng khách hàng
Nhiều công ty chuyên ngành cũng như các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp- như các công ty quảng cáo và quan hệ công chúng, các công ty dịch vụ kế toán, luật, bất động sản, … đều làm việc với các khách hàng theo từng dự án. Vì vậy hãy tìm cách để biến một số khách hàng này thành khách hàng thường xuyên, hàng tháng họ phải trả một khoản tiền nhất định cho một số dịch vụ. Công ty có thể khuyến khích để họ trở thành khách hàng thường xuyên bằng cách khuyến mãi dịch vụ, gia tăng chiết khấu. Điều này làm giảm lợi nhuận nhưng nó sẽ giúp công ty nhìn thấy trước được dòng chảy tiền của mình.
Kiểm tra giá bán thành phẩm
Giá bán của thành phẩm có theo theo kịp với việc gia tăng chi phí của nó không? Lần cuối cùng Công ty tăng giá bán là khi nào? Nhiều doanh nghiệp nhỏ do dự khi tăng giá bán vì họ e ngại là họ sẽ mất khách hàng. Thực tế các khách hàng thường mong nhà cung cấp của họ tiến hành tăng giá chút ít nhưng thường xuyên. Công ty cũng phải thường xuyên kiểm tra giá ở các đối thủ cạnh tranh. Nếu họ bán giá cao hơn, Công ty nên làm theo.
Không đặt mua tất cả ở cùng một nơi
Công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Kiểm tra kỹ nơi nào công ty phải trả cho dịch vụ cộng thêm, và nơi nào có thể tiết kiệm do việc chi trả tiền hoá đơn thuần.
3.2.2.3 Kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho
Tích trữ quá nhiều hàng trong kho làm cho một số tiền lớn bị đóng băng. Thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp đảm bảo rằng chúng đang được lưu giữ với một lượng hợp lý cho ngành thép và vật liệu tổng hợp. Công ty có thể làm điều này bằng cách tính toán tỉ số quay vòng hàng hoá (lấy giá vốn hàng bán chia cho giá trị trung bình của lượng hàng tồn kho). Hãy tránh việc mua nhiều hơn số lượng hàng cần trong trường hợp bị các nhà cung cấp nhử mồi bằng chiết khấu lớn; điều này có thể làm cho công ty bị cạn tiền mặt. Hãy kiểm tra định kỳ để xác định hàng chậm luân chuyển và hàng tồn, và nên trì hoãn những đơn hàng tiếp theo để có thể sử dụng lượng hàng đang tồn trong kho hoặc thanh lý chúng với giá vốn để cải thiện dòng chảy tiền mặt.
78
3.2.2.4 Một số giải pháp khác đối với Công ty
Khi mà các nhà quản trị tài chính làm hết khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng phải lên tiếng giúp đỡ trong việc tháo gỡ những khó khăn về tài chính đó bởi việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính sẽ tác động đến các hoạt động khác và nếu hoạt động tài chính gắp khó khăn thì các hoạt động khác cũng không thể suôn sẻ.
Các giải pháp đối với doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng một hệ thống thu thập và xử lý thông tin kịp thời, chính xác; củng cố và tăng cường hệ thống kiểm trả, giám sát và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động nhằm tằng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận…vì đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn.
Xây dựng hệ thống thông tin hoàn hảo trong công ty nhằm cung cấp thông tin cho hoạt động tài chính một cách thường xuyên, chính xác. Công ty cần chú trọng đến việc thu thập thông tin về khách hàng, khả năng tài chính, đạo đức cũng như hiệu quả hoạt động của họ. Những thông tin này không những phục vụ trong việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng mà biết được nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng để có phương án tiếp tục hợp tác phát triển, giúp tăng hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Những thông tin về thị trường, về sự biến động của nền kinh tế… cũng vô cùng quan trọng trong việc dự trữ hàng hoá cho công ty.
Để xây dựng được một hệ thống cung cấp thông tin như vậy công ty cần phối hợp phòng kế hoạch thị trường với các phòng ban khác nhằm xác định nhu cầu thông tin và phương án tìm kiếm thông tin. Ngoài ra việc sử dụng mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet cũng là một biện pháp cung cấp thông tin cập nhật và nhanh chóng nhất. Sử dụng đội ngũ nhân viên có trình độ về công nghệ thông tin đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, nhận biết những thay đổi của môi trường… bởi thông tin là vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động chứ không riêng gì hoạt động tài chính ngắn hạn.
Đây là biện pháp cần làm ngay bởi trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính ngắn hạn ở trên có đề cập đến việc mở rộng tín dụng thương mại và giảm dự trữ nên công ty rất cần có những thông tin chính xác về thị trường, khách hàng để xác định mức tín dụng và dự trữ tối ưu, tránh được rủi ro.
Định kỳ tổ chức hoạt động phân tích tài chính để phòng ngừa rủi ro và đánh giá những mặt đã đạt được cũng như chưa được của công ty. Tránh để công ty rơi vào tình trạng mất an toàn do mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn quá lớn. Như đã phân tích thì công ty đang có xu hướng giảm khả năng thanh toán nếu không phân tích kịp thời thì việc lợi nhuận của công ty tăng lên trong nhưng năm gần đây cũng không thể