Tình hình tài sản – nguồn vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 45)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, thường là kết thúc năm. Thông tin về tài sản – nguồn vốn của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú được thể hiện trong phụ lục 1.

Về tài sản

Từ phụ lục 1, ta thấy quy mô tài sản của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 không thay đổi nhiều và có xu hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2010 tổng tài sản là 979.356 triệu đồng, đến năm 2011 tổng tài sản tăng lên 1.036.716 triệu đồng do các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, trong năm 2012 và 2013 tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2012 giảm xuống còn 1.034.819 triệu đồng và năm 2013 là 954.849 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2012 – 2013 Công ty liên tục giảm lượng tiền dự trữ và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi. Cụ thể tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng tỷ trọng cơ cấu tài sản Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch giữa các năm

2010 -2011 2011 - 2012 2012 - 2013 TSNH 66,60 59,49 53,23 50,24 (7,11) (6,26) (3,00)

TSDH 33,40 40,51 46,77 49,76 7,11 6,26 3,00

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trong giai đoạn 2010 – 2013, cơ cấu tài sản không có nhiều thay đổi, TSNH vẫn chiếm tỷ trọng cao, có xu hướng giảm theo qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng TSNH giảm 7,11% so với năm 2010, năm 2012 tỷ trọng TSNH là 53,23%, năm 2013 là 50,24%. Yếu tố làm ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng giảm tỷ trọng TSNH trong tổng cơ cấu tài sản là lượng tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm đều giảm. Ngoài ra lượng hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm cũng làm ảnh hưởng đến tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2013.

Cụ thể hơn về tỷ trọng các nguồn tài sản ngắn hạn tại Công ty, tỷ trọng bình quân trong 4 năm được tính toán và thể hiện qua bảng tỷ trọng dưới đây:

Bảng 2.2. Tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân 4 năm Tiền và các khoản tương đương tiền 4,85 3,85 3,22 2,27 3,55 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,58 0,19 0,01 0,01 0,20 Các khoản thu ngắn hạn 44,11 61,34 62,67 64,17 58,07

Hàng tồn kho 48,26 33,19 31,31 30,86 35,91

Tài sản ngắn hạn khác 2,21 1,43 2,78 2,69 2,28

(Nguồn: Phòng kế toán)

Từ số liệu bình quân, cho thấy, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, chiếm 58,07% chứng tỏ, trong giai đoạn này, Công ty có chính sách nới lỏng tín dụng, để khách hàng chiếm dụng vốn của mình khá lớn. Cụ thể, có 3 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty là

36

tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 3,55%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 58,07% và hàng tồn kho chiếm 35,91%.

Tiền và các khoản tương đương tiền: lượng tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn 2010 – 2013 có xu hướng giảm dần và giảm tương đối đều, chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng TSNH là 3,55%. Cụ thể, lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 là 31.634 triệu đồng lớn nhất trong 4 năm, nhưng sang năm 2011 giảm xuống còn 23.744 triệu đồng và tiếp tục giảm trong 2 năm tiếp theo, thấp nhất vào năm 2013 là 10.910 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012, 2013 Công ty liên tục trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông, dẫn đến lượng tiền dự trữ của Công ty giảm mạnh. Ngoài ra, có đến 80% số nguyên vật liệu đầu vào Công ty nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi đó, giai đoạn 2011 – 2013, giá cả nguyên vật liệu từ các nước Nga, Trung Quốc, Đài Loan… liên tục biến động và tăng bất ngờ. Sự biến động này cũng làm ảnh hưởng đến lượng tiền và các khoản tương đương tiền mà Công ty dự trữ do Công ty chưa có kế hoạch cụ thể trong việc lập các khoản dự phòng đối phó với tình trạng giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục biến động.

Các khoản phải thu ngắn hạn: tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn liên tục tăng trong 4 năm. Nếu năm 2010, các khoản phải thu ngắn hạn là 287.705 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,11% thì sang năm 2011, các khoản này tăng lên 378.273 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 61,34%. Sang năm 2012, tiếp tục tăng đạt tỷ trọng 62,67% tương ứng 345.225 triệu đồng, trong năm 2013 là 64,17% tương ứng với mức 307.796 triệu đồng . Do đó, tỷ trọng bình quân trong 4 năm của các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 58,04% trên tổng TSNH của Công ty. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn này, tình hình tiêu thụ khó khăn, Công ty cần phải nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo doanh thu cho Công ty. Mặt khác, lượng hàng tồn kho trong năm 2010 lớn dẫn đến các chi phí lưu kho tăng cao, vì vậy, để giảm lượng hàng tồn kho, Công ty cần có các chính sách ưu đãi đối với khách hàng như kéo dài thời gian nợ cho khách hàng. Chính sách này đã giải quyết vấn đề hàng tồn kho và đảm bảo doanh thu cho Công ty nhưng làm dòng tiền thu vào từ hoạt động SXKD giảm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty. Không những vậy, trong năm 2013, do các khoản phải thu tăng cao, Công ty đã phải lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi là 5.459 triệu đồng.

Hàng tồn kho: trong giai đoạn 2010 – 2013, hàng tồn kho của doanh nghiệp liên tục giảm với số lượng lớn dẫn đến tỷ trọng trên tổng TSNH của tài khoản này cũng giảm theo. Trong năm 2010, lượng hàng tồn kho là 314.740 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,26% nhưng sang năm 2011, đã giảm một lượng lớn là 110.031 triệu đồng, dẫn đến lượng hàng tồn kho năm 2011 còn ở mức 204.709 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,19%. Các năm sau, lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm nhưng giảm nhẹ hơn, cụ thể năm 2012, lượng hàng tồn kho là 172.460 triệu đồng (31,31%) và năm 2013 giảm còn 148.042

triệu đồng (30,86%). Tuy nhiên, hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng TSNH, đạt 35,91% bình quân trong 4 năm.

Đối với Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu và có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu hàng tồn kho là các thành phẩm từ thép. Do đó, tình hình hàng tồn kho hay tiêu thụ của Công ty đều chịu sự ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ thép trong cả nước và trên thế giới. Trong giai đoạn 2010 – 2013, tình hình tiêu thụ thép của các doanh nghiệp Việt Nam đều giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng cung cầu. Trong năm 2011, Chính phủ đã cắt giảm đầu tư công, tạm dừng các công trình chưa thật cần thiết. Bên cạnh đó, việc thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các nước ASEAN đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Đến năm 2013, tình hình tiêu thụ có xu hướng tăng, nhưng vẫn ở mức thấp. Mặt khác, tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng. Đứng trước những khó khăn đó, Công ty có chính sách sản xuất cầm chừng, không sản xuất nhiều và lưu trữ lớn, thêm vào đó, Công ty còn nới lỏng chính sách tín dụng, khiến cho lượng tồn kho vào cuối năm luôn giảm.

Về nguồn vốn

Trong mỗi doanh nghiệp, tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn bởi nguồn vốn của doanh nghiệp chính là nguồn đầu tư hình thành lên tài sản. Do đó, doanh nghiệp đầu tư vốn càng lớn thì nguồn tài sản của doanh nghiệp càng cao, dẫn đến quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng và đem lại lợi nhuận cao. Năm 2011, tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên so với năm 2010 và đạt 1.036.716 triệu đồng, tuy nhiên, trong 2 năm 2012 và 2013, tổng nguồn vốn có xu hướng giảm, năm 2012 giảm so với năm 2011 1.897 triệu đồng và đạt mức 1.034.819 triệu đồng, đặc biệt, nguồn vốn của năm 2013 giảm mạnh nhất, giảm 79.970 triệu đồng so với năm 2012 và còn 954.849 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty đã thanh toán một số khoản nợ phải trả đến hạn. Dưới đây là tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013.

Bảng 2.3. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả 50,57 55,48 54,72 50,12

Nợ ngắn hạn 49,30 53,54 54,43 47,92

Nợ dài hạn 1,27 1,94 0,28 2,21

Vốn chủ sở hữu 49,43 44,52 45,28 49,88

38

Trong giai đoạn 2010 – 2013, cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú không thay đổi, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu nhưng chênh lệch không lớn. Nguyên nhân là do mọi doanh nghiệp đều muốn sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được để hoạt động hơn là nguồn vốn của chính mình. Đây chính là đòn bẩy tài chính mà các doanh nghiệp đều muốn sử dụng. Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có uy tín nhất định trên thị trường. Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là một trong những doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính thành công. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng giảm, chỉ có năm 2011, tỷ trọng này tăng lên 55,48% cao hơn năm 2010, do trong năm 2011, các khoản phải trả người bán tăng cao và doanh nghiệp có nhận một lượng lớn khoản tiền ứng trước của khách hàng. Đến năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 54,72%, do Công ty thanh toán một khoản lớn vay dài hạn đến hạn trả. Sang năm 2013, nợ phải trả chỉ còn chiếm tỷ trọng là 50,12% trên tổng nguồn vốn của Công ty do trả được các khoản vay ngắn hạn. Trong khi đó, trong giai đoạn này, vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng, cụ thể là tăng quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Do đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 là 44,52% đã tăng lên 45,28% vào năm 2012 và đạt mức 49,88% trong năm 2013, gần cân bằng với tỷ trọng khoản mục nợ phải trả.

Nợ ngắn hạn: của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 tăng giảm không đều, cụ thể, năm 2011, nợ phải trả tăng 72.270 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 555.092 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ lên mức 563.272 triệu đồng, tăng 8.180 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 105.742 triệu đồng so với năm 2012 và còn là 457.530 triệu đồng. Khoản mục làm ảnh hưởng lớn tới nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán.

Trong năm 2012, 2013, Công ty có tìm kiếm một số nhà cung cấp mới từ Ukraina, Nam Phi và Nhật Bản… có nguồn nguyên vật liệu chất lượng, giá cả ổn định hơn so với nhà cung cấp Trung Quốc. Tuy nhiên, để tạo uy tín và niềm tin đối với nhà cung cấp, các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu đều được Công ty thanh toán ngay đồng thời thanh toán các khoản nợ cũ cho nhà cung cấp. Do đó, nợ phải trả người bán năm 2012 là 143.465 triệu đồng giảm 59.672 triệu đồng so với năm 2011, và năm 2013 là 46.044 triệu đồng giảm 97.421 triệu đồng so với năm 2012. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lượng tiền mặt dự trữ của Công ty liên tục giảm trong năm 2012, 2013.

Nợ dài hạn của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 cũng tăng giảm không đều. Cụ thể, trong năm 2011, nợ dài hạn ở mức cao nhất là 20.106 triệu đồng tăng 7.676 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012, nợ dài hạn của Công ty giảm 17.159 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, Công ty có thanh toán một khoản nợ đến hạn trị giá 16 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP An Bình –

chi nhánh Hà Nội, khoản nợ đáo hạn này đã làm nợ dài hạn của Công ty giảm mạnh. Nhưng sang năm 2013, nợ dài hạn tiếp tục tăng 18.131 triệu đồng so với năm 2012 và đạt 21.078 triệu đồng. Nợ dài hạn trong năm 2013 tăng mạnh là do phát sinh khoản phải trả hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong năm 2013, Công ty có nhận một khoản phải trả của đối tác theo hợp đồng hợp tác kinh doanh về việc đầu tư Dự án Khu đô thị Việt Đức LEGEND CITY tại nút giao thông đường trục chính khu đô thị mới Mê Linh với quốc lộ 2A tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giữa Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú (bên A) và Công ty Đầu tư và phát triển Việt Đức (bên B). Theo thống nhất trong hợp đồng, sử dụng tư cách pháp lý, hóa đơn, mã số thuế và tài khoản của bên A trong quá trình triển khai dự án, do đó, Công ty tạm thời nắm giữ 18.468 triệu đồng của bên B chuyển giao. Đây chính là nguyên nhân làm cho nợ dài hạn của Công ty trong năm 2013 tăng mạnh.

Vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn này không có nhiều biến động. Năm 2011, vốn chủ sở hữu của Công ty là 461.517 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2010 là 22.588 triệu đồng do năm 2011, Công ty có thu hồi một lượng cổ phiếu và lợi nhuận sau thuế giảm chỉ còn 19.116 triệu đồng. Sang năm 2012, 2013, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng đều, năm 2012 tăng tương ứng 7.084 triệu đồng, năm 2013 tăng tương ứng 7.640 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do trong 2 năm này, Công ty có tình hình tiêu thụ hàng hóa tốt, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng liên tục từ 19.116 triệu đồng (năm 2011) lên 26.199 triệu đồng (năm 2012) và tiếp tục tăng lên 30.726 triệu đồng năm 2013.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2013, tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú thay đổi chủ yếu từ khoản nợ phải trả bao gồm cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, trong khi đó, phần vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn này cũng không có nhiều thay đổi, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu nhưng chênh lệch không lớn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)