Phân tích chung về lưu chuyển tiền thuần trong Công ty cổ phần vật tư tổng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 60)

hợp Vĩnh Phú

Trên thực tế có thể xảy ra trên báo cáo kết quả SXKD của công ty là có lãi nhưng lại không có tiền dự trữ để thanh toán hàng ngày cho doanh nghiệp. Điều này đưa đến nghịch lý là tại sao doanh nghiệp là ăn có lãi nhưng lại thiếu tiền chi tiêu. Lý do là doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn lớn do khoản phải thu tăng nhanh trong năm, đồng thời để mở rộng hoạt động SXKD, việc gia tăng đầu tư vào hàng lưu kho làm rất lớn và trả các khoản nợ vay đến hạn.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của công ty mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh chưa phản ánh hết được.

Bảng 2.5. Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ

của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: VND

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lưu chuyển tiền thuần

từ HĐKD (251.956.428.636) 142.448.201.406 9.954.524.879 (31.297.086.436)

Lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động đầu tư (79.479.537.922) (69.550.252.363) (44.067.135.141) 18.646.756.734 Lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động tài chính 3.930.044.673 (80.787.982.934) 28.127.053.785 5.802.424.447

Lưu chuyển tiền thuần

trong năm (327.505.921.885) (7.890.033.891) (5.985.556.477) (6.847.905.255)

Tiền và các khoản tương

đương tiền đầu năm 359.139.915.154 31.633.993.269 23.743.959.378 17.758.402.901

Tiền và các khoản tương

đương tiền cuối năm 31.633.993.269 23.743.959.378 17.758.402.901 10.910.497.646

50

Từ bảng tóm tắt trên cho thấy, dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2013 chủ yếu là từ hoạt động SXKD, chỉ có năm 2012, dòng tiền vào của hoạt động SXKD thấp hơn so với dòng tiền ra của hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do dòng tiền vào không đủ để bù đắp các khoản chi tiền của Công ty nên trong cả 4 năm của giai đoạn này, lưu chuyển thuần của doanh nghiệp đều âm, tức là dòng tiền chi lớn hơn dòng tiền thu. Cụ thể, chênh lệch thu chi của năm 2010 là lớn nhất, ở mức 327.505.921.885 VND, nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt thu chi từ hoạt động SXKD. Trong năm 2010, lượng tiền và các khoản tương đương tiền vào thời điểm cuối năm giảm mạnh so với thời điểm đầu năm, từ 359.139.915.154 VND giảm xuống còn 31.633.993.269 VND. Đây là con số đáng lo, vì vậy các nhà quản trị của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú nên xem xét lại khoản mục này, tránh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn. Sang năm 2011, 2012, tuy dòng tiền chi ra vẫn lớn hơn dòng tiền thu vào chênh lệch thu chi đã giảm nhiều so với năm 2010. Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần giảm xuống còn 7.890.033.891 VND do lưu chuyển thuần từ hoạt động SXKD dương 142.448.201.406 VND, năm 2012, tiếp tục giảm xuống còn 5.985.556.477 VND do lưu chuyển thuần từ hoạt động SXKD và hoạt động tài chính đều dương, tuy nhiên, dòng tiền vào của 2 hoạt động này không cao. Trong năm 2013, các hoạt động từ đầu tư và tài chính đều đem lại nguồn dòng tiền vào lần lượt là 18.646.756.734 VND và 5.802.424.447 VND, tuy nhiên, do chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD lên đến 31.297.086.436 VND nên lưu chuyển thuần trong năm vẫn âm và giảm so với năm 2012.

Tuy nhiên, để phân tích một cách chính xác dòng tiền vào và dòng tiền từ đó có những chiến lược hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền thì nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ hơn về dòng tiền thu vào và chi ra của từng hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2013 của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú.

Dòng tiền từ hoạt động SXKD: là dòng tiền có ảnh hưởng lớn đến lưu chuyển thuần dòng tiền cả năm của Công ty do Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là Công ty sản xuất thương mại.

Từ bảng lưu chuyển thuần trong phụ lục 3 cho thấy, Công ty đã sử dụng phương pháp gián tiếp để lập bảng lưu chuyển tiền tệ, ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp thu được trong kỳ và lượng tiền thuần từ hoạt động SXKD phát sinh trong kỳ đó như thế nào. Lợi nhuận trước thuế của Công ty sẽ phản ánh tình hình hoạt động SXKD của công ty theo ghi chép của sổ sách kế toán mà không phản ánh được thực sự những khoản thu chi phát sinh trong kỳ. Do đó, trong giai đoạn 2010 – 2013, lợi nhuận trước thuế của Công ty đều dương, chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi, nhưng thực sự số tiền doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các khoản chi chỉ có năm 2011 là 142.448 triệu đồng và năm 2012

là 9.955 triệu đồng. Trong 2 năm còn lại, dù Công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận trước thuế nhận được là 29.283.362.674 VND (năm 2010) và 15.270.798.547 VND (năm 2013) nhưng doanh nghiệp không những không thu được một đồng nào mà còn bị thâm hụt so với các khoản chi ra là 251.956 triệu đồng (năm 2010) và 31.297 triệu đồng (năm 2013). Đây chính là nguyên nhân vì sao rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng vẫn phá sản vì không có khả năng thanh toán các khoản chi, dẫn đến thâm hụt.

Nếu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán ghi nhận tất cả các khoản thu, chi bằng tiền và không bằng tiền, ghi nhận cả lợi nhuận từ hoạt động phi kinh doanh (là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính) thì trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí bằng tiền và không ghi nhận lãi lỗ từ hoạt động phi kinh doanh. Do đó, để xác định dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD, cần xác định các khoản điều chỉnh từ các nghiệp vụ thu, chi không bằng tiền và lợi nhuận từ hoạt động phi kinh doanh. Dưới đây là công thức xác định dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD sau điều chỉnh:

Dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD sau điều

chỉnh =

Lợi nhuận trước thuế

+ Các khoản chi không bằng tiền - Các khoản thu không bằng tiền + Lãi từ hoạt động phi kinh doanh

- Lỗ từ hoạt động phi kinh doanh Trong giai đoạn này, các khoản chi không bằng tiền bao gồm khấu hao, dự phòng và lãi vay đều lớn hơn 0 do đó làm tăng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Chỉ có năm 2012 có các khoản dự phòng âm là 3.235 triệu đồng, làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động phi kinh doanh (cụ thể là hoạt động đầu tư) trong cả 4 năm đều lỗ, dẫn đến làm giảm lợi nhuận trước thuế của Công ty. Trong đó, năm 2011 có khoản lỗ lớn nhất là 31.746 triệu đồng nhưng các khoản chi không bằng tiền đều cao nên đã làm tăng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp từ 4.083 triệu đồng (trước điều chỉnh) lên 49.565 triệu đồng (sau điều chỉnh). Điều này cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Sau khi điều chỉnh các khoản mục trên, ta xác định được lợi nhuận từ hoạt động SXKD vẫn chưa phản ánh thực các hoạt động thu chi của Công ty trong thời kỳ đó vì còn có sự tác động của các tài khoản lưu động phi tiền mặt và nợ phải trả ngắn hạn. Dưới đây là công thức xác định lưu chuyển thuần từ hoạt động SXKD: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu chuyển thuần từ hoạt

động SXKD =

Lợi nhuận trước thuế sau điều

chỉnh

+ Chênh lệch tăng của TSLĐ phi tiền mặt - Chênh lệch giảm của TSLĐ phi tiền mặt + Chênh lệch tăng nợ phải trả ngắn hạn

52

Các TSLĐ phi tiền mặt của Công ty bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong năm 2010 và 2011, khoản phải thu liên tục giảm lần lượt là 178.734 triệu đồng và 84.199 triệu đồng nên đã làm giảm khoản lợi nhuận từ hoạt động SXKD trước thay đổi vốn lưu động. Ngược lại, 2 năm còn lại liên tục có khoản phải thu tăng nên đã làm tăng lợi nhuận trước thuế sau điều chỉnh lên 23.0467 triệu đồng (năm 2012) và 34.342 triệu đồng (năm 2013). Trong khi đó, chỉ năm 2010 có chênh lệch giảm hàng tồn kho nên làm giảm lợi nhuận trước thuế sau điều chỉnh xuống 143.390 triệu đồng, 3 năm còn lại hàng tồn kho đều có chênh lệch tăng.

Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm nợ phải trả, chi phí trả trước, lãi vay và thuế phải nộp nhà nước. Chênh lệch tăng giảm các khoản mục này đều có ảnh hưởng đến dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Do đó, trong năm 2010, dù Công ty có tăng thêm các khoản phải trả lên 20.283 triệu đồng và chi phí trả trước tăng 228 triệu đồng nhưng phải chi trả khoản lãi vay 55.906 triệu đồng và nộp thuế 5.304 triệu đồng nên dòng tiền vào của doanh nghiệp vẫn thâm hụt so với dòng tiền ra 251.956 triệu đồng và là lưu chuyển thuần thấp nhất trong 4 năm. Chứng tỏ, trong năm 2010, công tác quản trị dòng tiền của Công ty kém hiệu quả gây mất uy tín trên thị trường và mất lòng tin của các nhà đầu tư. Sang năm 2011, các nhà quản trị của Công ty đã có những kế hoạch khắc phục kịp thời về công tác quản trị dòng tiền, cụ thể, giảm chênh lệch khoản phải thu xuống còn 84.199 triệu đồng, tăng hàng tồn kho lên 110.031 triệu đồng, tăng các khoản phải lên 136.724 triệu đồng. Đồng thời vẫn đảm bảo chi trả đầy đủ các khoản lãi vay là 62.512 triệu đồng và khoản thuế phải nộp nhà nước là 325 triệu đồng. Với những thay đổi tích cực trên, doanh nghiệp đã thu được lượng tiền vào là 142.448 triệu đồng sau khi trừ đi các khoản chi phí, đây cũng là dòng tiền thuần lớn nhất của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013.

Như vậy, lưu chuyển thuần từ hoạt động SXKD của Công ty trong giai đoạn này có nhiều biến đổi, cho thấy công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn của Công ty chưa hiệu quả. Nhà quản trị cần có những chiến lược mới, lâu dài để ổn định dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD của Công ty.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư không phải là lĩnh vực chính của Công ty, do đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư tác động không nhiều tới lưu chuyển thuần của Công ty và các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động này cũng phát sinh không đều, có năm có, có năm không. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư được thể hiện trong phụ lục 3Trong giai đoạn 2010 – 2013, chỉ có tiền chi từ hoạt động đầu tư mua sắm TSCĐ là phát sinh trong cả 4 năm, do trong giai đoạn này, Công ty liên tục mua sắm tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động SXKD và dịch vụ cho thuê. Khoản chi lớn nhất là 79.879 triệu đồng vào năm 2012, do Công ty nhận bàn giao từ nhà thầu công trình tòa nhà

VinhphuFinancial building và thanh toán đầy đủ cho nhà thầu. Chỉ tiêu thứ 2 cũng phát sinh đều trong cả 4 năm là tiền thu được từ lãi vay và cổ tức, do Công ty có rất nhiều khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết nên luôn nhận được các nguồn thu này mỗi năm. Trong đó, thu từ lãi vay và cổ tức nhiều nhất là 33.825 triệu đồng do trong năm 2012, Công ty có cho Công ty cổ phần thép Việt Đức (là công ty liên kết) vay dài hạn 160 tỷ đồng. Các khoản thu chi còn lại phát sinh không đều gây ảnh hưởng lớn đến dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Công ty. Cụ thể, năm 2010, phát sinh tất cả các khoản chi đầu tư bao gồm chi cho vay, mua công cụ nợ 70.800 triệu đồng, chi đầu tư góp vốn 19.982 triệu đồng, chi mua sắm TSCĐ 15.357 triệu đồng, nên thâm hụt thu chi của hoạt động đầu tư năm 2010 là lớn nhất 79.480 triệu đồng. Ngược lại, trong năm 2013, ngoài khoản chi mua TSCĐ là 6.096 triệu đồng, Công ty nhận được tất cả các khoản thu của hoạt động đầu tư bao gồm thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ là 916 triệu đồng và thu từ lãi vay, cổ tức là 23.827 triệu đồng, do đó, lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư năm 2013 đạt mức lớn nhất trong 4 năm là dương 18.647 triệu đồng. Như vậy, hoạt động đầu tư của Công ty rất đa dạng và lưu chuyển thuần từ hoạt động này còn thấp, nhà quản trị cần có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Từ phụ lục 3 cho thấy, lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính của Công ty luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng lưu chuyển thuần của cả năm và chủ yếu từ hoạt động phát hành cổ phiếu, chi trả gốc và nợ vay dài hạn, chi trả cổ tức cho chủ sở hữu. Trong giai đoạn 2010 – 2013, chỉ có năm 2011 có dòng tiền chi lớn hơn dòng tiền thu từ hoạt động tài chính là 80.788 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm ,Công ty phải chi trả tất cả các khoản chi bao gồm chi trả vốn góp 8.913 triệu đồng, chi trả nợ gốc vay 1.450.748 triệu đồng và trả cổ tức 14.436 triệu đồng trong khi chỉ vay ngân hàng 1.393.309 triệu đồng. Việc chi trả cổ tức cho thấy, trong năm 2011 Công ty làm ăn có lãi, tuy nhiên, khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt. Ngược lại, năm 2012, khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty lớn nhất trong 4 năm là 1.845.101 triệu đồng, đồng thời, chi trả nợ gốc vay là 1.816.974 triệu đồng, dẫn tới, lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính của Công ty đạt 28.127 triệu đồng lớn nhất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hoạt động tài chính quả năm 2012 lại kém hiệu quả nhất do Công ty chỉ vay thêm tiền để chi trả cho khoản nợ gốc đến hạn mà không thực sự thu tiền. Nói chung, hoạt động tài chính của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn này chưa hiệu quả, các nhà quản trị cần cân nhắc để dòng tiền từ hoạt động này hoạt động hiệu quả hơn.

54

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 60)