Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 55)

Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp bao gồm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và chi tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty. Trong đó, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán là các chỉ tiêu này nhằm đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng trả nợ (khả năng thanh toán). Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai. Dưới đây là bảng công thức và tính toán các chỉ tiêu tài chính tổng hợp của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013:

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2010 - 2011 2012 - 2011 2013 - 2012 1. Các chỉ tiêu đánh giá khả

năng thanh toán (đơn vị: Lần)

Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng TSNH Tổng nợ ngắn hạn

1,35 1,11 0,98 1,05 (0,24) (0,13) 0,07

Khả năng thanh toán nhanh Tổng TSNH – Kho Tổng nợ ngắn hạn

0,70 0,74 0,67 0,72 0,04 (0,07) 0,05

Khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

0,07 0,04 0,03 0,02 (0,02) (0,01) (0,01)

2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (đơn vị: %) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

(ROA)

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

2,61 0,35 0,68 1,43 (2,26) 0,33 0,75

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

1,57 0,18 0,34 0,83 (1,40) 0,16 0,49

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

5,27 0,79 1,51 2,87 (4,48) 0,72 1,36

46 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Trong giai đoạn 2010 – 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức ổn định và hiệu quả. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời còn ở mức thấp, cho thấy khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong giai đoạn này chưa hoạt động hiệu quả.

Khả năng thanh toán ngắn hạn: trong giai đoạn 2010 – 2013, chỉ có năm 2012 có

khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 và là 0,98, các năm còn lại đều có khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, cụ thể, năm 2010 là 1,35; năm 2011 là 1,11; năm 2013 là 1,05. Điều đó cho thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn hay khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn này ổn định và hiệu quả. Năm 2012, có tỷ lệ này nhỏ hơn 1 những không quá thấp, nguyên nhân là do trong năm này, Công ty có vay thêm 70 tỷ VND khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Việt Trì, tuy nhiên, sang năm 2013, Công ty đã cân đối được các khoản nợ và đảm bảo tỷ trọng khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức lớn hơn 1.

Khả năng thanh toán nhanh: trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn đều lớn

hơn 1 thì khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy, Công ty chưa quản lý tốt chỉ tiêu này và lượng tồn kho của Công ty đang ở mức cao. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có tăng lên so với năm 2010 nhưng không nhiều, chỉ tăng 0,04 lần, điều này cho biết tình hình tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong 2 năm này không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống 0,07 lần so với năm 2011 mặc dù lượng hàng tồn kho có giảm, nguyên nhân là do khoản vay tăng khoản vay ngắn hạn đã kể trên. Sang năm 2013, tỷ trọng khả năng thanh toán nhanh tăng thêm 0,05 lần so với năm 2012, mặc dù khoản mục tài sản ngắn hạn có giảm, đặc biệt là hàng tồn kho giảm mạnh, nhưng các khoản nợ ngắn hạn cũng giảm theo tương ứng, cụ thể là Công ty đã trả thanh toán được một khoản lớn nợ phải trả người bán.

Khả năng thanh toán tức thời: khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong

giai đoạn 2010 – 2013 liên tục giảm và đều nhỏ hơn 1. Cụ thể, năm 2011 giảm 0,02 lần so với năm 2010, các năm 2012, 2013 đều giảm 0,01 lần so với năm trước. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt mà Công ty dự trữ ở mức thấp, điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi thanh toán các khoản nợ đến hạn. Công ty cần xem xét lại việc quản trị tiền mặt hiệu quả, tránh tình trạng để doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 đều ở mức thấp. Điều này cho thấy công tác quản lý vốn, tài sản và doanh thu thuần của Công ty trong giai đoạn này chưa hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): trong giai đoạn 2010 – 2013, chỉ tiêu

ROA của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú có nhiều thay đổi. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt mức cao nhất là 2,61%, tức là, cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra để đầu tư thì thu được 2,16 đồng lợi nhuận ròng. Điều này cho thấy, trong giai đoạn này, Công ty chưa sử dụng hiệu quả tổng tài sản vào hoạt động SXKD. Sang năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm 2,26% so với năm 2010 và còn là 0,35%. Mặc dù trong năm 2011, tổng tài sản của Công ty có tăng nhưng nguồn tăng không phải do đầu tư thêm tài sản cố định hoặc máy móc thiết bị để phục vụ SXKD mà chủ yếu khoản phải thu dài hạn (tăng 85.343.300.000 VND) do cho Công ty cổ phần sản xuất thếp Việt Đức (là công ty liên kết) vay vốn. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 giảm thấp hơn so với năm 2010 là 21.883.297.775 VND. Đây chính là 2 nguyên nhân tác động làm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2011 giảm mạnh. Tuy nhiên, sang năm 2012, 2013, chỉ tiêu này bắt đầu tăng trở lại, nhưng mức độ tăng không cao, năm 2012, tăng 0,33% so với năm 2011 và là 0,68%, năm 2013, tăng lên 1,43%. Nguyên nhân là do, trong 2 năm 2012, 2013, doanh nghiệp đã thu hồi các khoản cho vay dài hạn để lên kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động SXKD, do đó, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư vào tài sản cố định chưa cao cũng như lợi nhuận sau thuế có tăng nhưng tăng nhẹ, do đó, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trong 2 năm 2012, 2013 có tăng nhưng chưa tăng nhiều.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS): chỉ tiêu này cho biết, với 100 đồng

doanh thu thuần thì thu được 1,57 đồng (năm 2010) và 0,18 đồng (năm 2011) lợi nhuận ròng. Như vậy, trong năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu đã giảm 1,40% so với năm 2010. Sang năm 2012, 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu có dấu hiệu tăng, nhưng tăng rất thấp, cụ thể, tăng 0,16% vào năm 2012, tăng 0,49% vào năm 2013, và chỉ tiêu này chỉ đạt được ở mức rất nhỏ, dưới 1%. Chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, nhà quản lý cần phải có kế hoạch kiểm soát chi phí của các bộ phận phòng ban sát sao hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn 2010 – 2013, đều đạt ở mức thấp. Cụ thể, chỉ tiêu này thấp nhất vào năm 2011, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu, Công ty thu được 0,79 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do, vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 và đạt 461.517.270.053 VND trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của năm 2011 cũng giảm 21.883.297.775 VND so với năm 2010.

48

Tuy nhiên, sang năm 2012, 2013, chỉ tiêu ROE có dấu hiệu tăng nhưng tăng chậm, năm 2012 tăng 0,72%, năm 2013 tăng 1,36% so với năm trước. Chứng tỏ, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp vĩnh phú (Trang 55)