Để có đánh giá chính xác về tình hình hoạt động SXKD của một công ty, nhà đầu tư cần phân tích báo cáo hoạt động SXKD của công ty đó. Đây là báo cáo phản ánh thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó, thường là một năm. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn 2010 – 2013 được thể hiện trong phụ lục 2.
Về doanh thu
Giai đoạn 2010 – 2013, tình hình tiêu thụ thép của thị trường trong và ngoài nước đều có những biến động thất thường, do đó, doanh thu của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn này cũng tăng giảm không đều.
40
Về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong giai đoạn từ năm 2011-2013 thì doanh thu thuần của một số thay đổi cụ thể là năm 2011 doanh thu thuần của Công ty là 2.051.372.039.945 VND tăng mạnh so với năm 2010 là 1.620.784.478.879 VND tương ứng với lượng tăng là 430.587.561.066 VND, sang năm 2012 thì doanh thu thuần là 2.070.896.215.729 VND chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng sang đến năm 2013 doanh thu thuần của công ty là 1.649.139.163.511 VND đã giảm mạnh so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ giảm là 421.757.052.218 VND.
Trong năm 2011, nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng, do đó nhu cầu sử dụng hàng hóa nguyên liệu tăng, mang nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị trường lớn như Bắc Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó, GDP tăng trưởng năm 2011 đạt 7% tăng so với năm 2010, dẫn đến các công trình đầu tư lớn được triển khai như các công trình đầu tư về xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình dân dụng…. Với vai trò là vật liệu xương sống trong xây dựng, sản xuất và tiêu thụ thép trong năm 2011 đã tăng mạnh so với năm. Sang năm 2012, trên đà phát triển và tình hình tiêu thụ của năm 2011, doanh thu bán hàng của Công ty tiếp tục tăng nhưng không tăng nhiều. Đến năm 2013 thì doanh thu của công ty giảm mạnh so với 2012 do doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu của thị trường về mặt hàng thép giảm nhiều. Trong cả 4 năm mức giảm trừ doanh thu đều lớn hơn 0 và có giá trị lớn điều này cho thấy công ty có thể đang áp dụng chính sách chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng hoặc do sản phẩm của công ty không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc bị trả lại. Điều này khiến doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân cốt lõi và giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời cải thiện doanh thu.
Doanh thu tài chính: Ngoài khoản doanh thu chính từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty có đầu tư tài chính vào công ty con, công ty liên kết, do đó, một khoản thu nhập nữa trong tổng doanh thu là tiền lãi và cổ tức lợi nhuận được chia. Tuy nhiên, khoản doanh thu tài chính này không lớn và cũng không biến động nhiều trong giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2011, doanh thu tài chính tăng 1.114.953.603 VND và đạt mức 33.571.846.999 VND, sang năm 2012, doanh thu tài chính tiếp tục tăng 2.595.802.982 VND so với năm 2011 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2013 chỉ còn 26.761.598.260 VND. Trong quý I năm 2012, Công ty đã đầu tư thêm vốn vào công ty liên kết, Công ty đầu tư và phát triển Vĩnh Phú, nâng tỷ lệ lợi nhuận từ 15% lên thành 26%, do đó, trong năm 2012, doanh thu tài chính của năm 2012 tăng lên. Nhưng đến năm 2013, do Công ty muốn cần vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD nên đã rút một lượng lớn vốn từ các công ty con và công ty liên kết về khiến cho khoản thu từ đầu tư cũng giảm 9.406.051.721 VND.
Về chi phí
Tổng chi phí của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013 có nhiều thay đổi do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí liên quan đến sản xuất đều có những biến động tăng giảm thất thường trong 4 năm qua. Dưới đây là bảng tỷ trọng chi phí của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013:
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng chi phí của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị: %
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng tỷ trọng 2.6, cho biết, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty, các khoản chi phí còn lại bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bình quân khoảng 5% trên tổng chi phí. Điều này cho thấy, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đã sử dụng nguồn vốn lưu động rất lớn để có nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán năm 2010 chiếm 94,21% tổng chi phí, đạt mức 1.529.998.708.589 VND đến năm 2011 và 2012 đều tăng cụ thể năm 2011 là 1.975.105.484.567 VND, năm 2012 là 2.008.686.654.539 VND. Đến năm 2013, giá vốn hàng bán giảm xuống còn 1.560.856.920.145 VND và chiếm tỷ trọng 94,06% trên tổng chi phí. Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là thép cán nguội, cán nóng… chiếm 96% cơ cấu giá thành sản xuất. Trong khi đó, 80% nguyên vật liệu đầu vào Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Ukraina, Nam Phi… 20% còn lại thu mua từ các công ty sản xuất trong nước. Trước năm 2010, Công ty nhập khẩu chủ yếu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tuy nhiên nguồn cung cấp này có tính ổn định không cao cả về giá cả lẫn tập quán kinh doanh. Do vậy, trong năm 2011, 2012, Công ty bắt
94,21 94,83 95,64 94,06 3,45 3,18 2,84 2,82 1,38 1,27 0,81 1,96 0,96 0,72 0,71 1,16 91.00 92.00 93.00 94.00 95.00 96.00 97.00 98.00 99.00 100.00 101.00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá vốn bán hàng Chi phí tài chính
42
đầu chuyển dịch sang nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn từ các nước Nga, Nam Phi, Ukraina… Đây là những nguồn cung cấp ổn định về giá cả và chất lượng, tuy nhiên, giá thường cao hơn hàng của Trung Quốc 20 – 50 USD/tấn. Ngoài ra, chi phí vận chuyển thu mua nguyên vật liệu từ các nước này cũng cao hơn so với nhập khẩu từ Trung Quốc, từ đó làm cho giá vốn năm 2 năm này tăng cao so với năm 2010. Bên cạnh đó, năm 2011 Công ty có mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, nên khả năng tiêu thụ hàng hóa tốt hơn và chi phí giá vốn cao hơn. Tuy nhiên, trong năm 2013, với sự ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, tình hình kinh tế chung không phát triển, dẫn đến tình hình tiêu thụ thép cũng không khả quan. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp liên tục giảm giá hàng bán để thu hút khách. Đứng trước khó khăn đó, Công ty đã có những chiến lược cụ thể như giảm giá hàng bán, nới lỏng chính sách tín dụng, tăng chiết khấu thương mại lên…Với những chính sách này đã giúp cho Công ty vẫn tiêu thụ được hàng hóa và liên tục ký được hợp đồng, tuy nhiên, tình hình tiêu thụ có giảm sút so với những năm trước.
Chi phí tài chính: là nhóm chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau giá vốn hàng bán trong tổng chi phí của Công ty, trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí tài chính. Trong giai đoạn 2010 – 2013, chi phí tài chính của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú chiếm tỷ trọng bình quân là 3% trên tổng chi phí, khoảng 60 tỷ VND. Cụ thể, chi phí tài chính năm 2010 có tỷ trọng lớn nhất trong 4 năm là 3,45%, đạt mức 56.062.884.677 VND, đến năm 2011, chi phí tăng lên 10.188.611.423 VND và đạt mức là 66.251.496.100 VND, do trong thời điểm đầu năm 2011, lãi suất cho vay vẫn ở mức thấp khuyến khích các doanh nghiệp vay và đầu tư vào hoạt động SXKD. Tuy nhiên, cuối năm 2011, đầu năm 2012 lãi suất cho vay tăng cao, do đó, Công ty giảm các khoản vay ngân hàng. Vì lý do đó, chi phí tài chính năm 2012 giảm 6.604.261.708 VND so với năm 2011 và giữ ở mức 59.647.234.392 VND tương ứng với tỷ trọng 2,84% . Trong giai đoạn 2012 – 2013, tình hình tiêu thụ thép trong giai đoạn này không tiến triển tốt, do đó, Công ty không vay thêm tiền để SXKD. Chính vì vậy, tiền lãi giảm dẫn đến chi phí tài chính của Công ty trong năm 2013 tiếp tục giảm so với năm 2012 là 12.870.142.907 VND và giữ ở mức 46.777.091.485 VND.
Chi phí quản lý: chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ dưới 1% trong 4 năm 2010 – 2013. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chi phí tài chính có xu hướng giảm, cụ thể, năm 2011 giảm 552.610.198 VND so với năm 2010, năm 2012 giảm 132.811.825 VND so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm liên tiếp chỉ số này là do trong giai đoạn 2010 – 2013, tình hình tiêu thụ thép có nhiều biến động, thay đổi thất thường, vì vậy, quy mô của Công ty có xu hướng thu hẹp. Sang năm 2013, nhận thấy tình hình tiêu thụ có nhiều triển vọng, Công ty đã thiết lập thêm 13 đại lý cấp I và hơn 20 đại lý cấp II tại Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An… Ngoài ra, Công ty bán hàng trực tiếp đến khối các khách hàng dự án, công trình lớn của quốc gia và xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2013 tăng 4.346.487.578 VND so với năm 2012.
Chi phí bán hàng: tỷ trọng của chi phí bán hàng trên tổng chi phí cao hơn so vớ tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp không nhiều. Tuy nhiên, chi phí bán hàng trong giai đoạn này có nhiều thay đổi. Năm 2011, chi phí bán hàng tăng 4.067.860.169 VND so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012, chi phí bán hàng chỉ còn 17.046.277.267 VND giảm tương ứng 9.394.510.121 VND so với năm 2011, sang năm 2013 lại tăng gần gấp đôi chi phí năm 2012, lên mức 32.581.339.348 VND.
Năm 2011, ngoài thị trường nội địa, Công ty đầu tư vào bán hàng cho thị trường xuất khẩu, do đó, chi phí năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010. Trong năm 2012, do đã tạo lập được một khối lượng khách hàng nước ngoài ổn định nên chi phí bán hàng của năm 2012 không tăng. Tuy nhiên, năm 2013 có sự biến động lớn đối với chi phí bán hàng của Công ty, chi phí bán hàng tăng vọt so với năm 2012. Nguyên nhân là do, nhận thấy tiềm năng phát triển trong những năm tới, lãnh đạo Công ty đã có những chiến lược marketing linh hoạt, hiệu quả để chuẩn bị cho những năm tới kinh doanh khởi sắc. Cụ thể, Công ty đã vận dụng chiến lược Marketing Mix nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đồng thời xác lập thương hiệu VMC CO là cánh chim đầu đàn trong ngành sản xuất thép. Công ty liên tục lập các chương trình, hội nghị, quảng cáo để đem thương hiệu VMC CO tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục hoàn thiện kênh bán hàng bao gồm hệ thống đại lý cấp I, cấp II và bán hàng trực tiếp. Ngoài ra, Công ty có những chiến lược về giá và sản phẩm phù hợp đối với từng loại khách hàng. Trong năm 2013, Công ty đẩy mạnh công tác marketing do đó làm chi phí bán hàng tăng cao hơn nhiều so với năm 2012. Tuy nhiên đây là một chiến lược đúng đắn, tạo lập một thương hiệu tốt và rộng khắp cho Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú.
Về lợi nhuận
Trong giai đoạn 2010 – 2013, lợi nhuận kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đều dương và đạt mức cao. Tuy nhiên, xét theo từng năm thì cũng có những biến động. Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 giảm 21.883.297.775 VND so với năm 2010 mặc dù doanh thu thuần lớn hơn nhiều. Các năm tiếp theo, lợi nhuận đều tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2012 tăng 3.440.017.768 VND so với năm 2011, năm 2013 tăng 6.593.868.497 VND so với năm 2012. Lợi nhuận của các năm sau tuy có tăng nhưng vẫn không vượt qua lợi nhuận năm 2010 là 25.526.659.226 VND.
Trong năm 2011, chi phí tăng cao nhất là chi phí lãi vay, lãi suất ngân hàng tăng 3% so với năm 2010 và lên mức 18,3%. Trong khi đó, Công ty có nguồn vốn từ các
44
khoản nợ vay chiếm trên 50% tổng nguồn vốn. Do đó, khi lãi suất cho vay tăng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của Công ty, làm lợi nhuận của Công ty giảm. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến tháng 6/2013, Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay liên tục 8 lần. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu do nhập mua từ thị trường Nga, Ukraina, Nam Phi… nên cũng tăng cao hơn. Để tăng tính cạnh tranh, Công ty liên tục đầu tư vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ nguyên nhân các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh đều tăng, dẫn đến doanh thu của năm 2012, 2013 có cao nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn rất nhiều so với năm 2010. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế không ổn định, rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do làm ăn thua lỗ thì kết quả kinh doanh mà Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đạt được ở giai đoạn này là một thành tựu đáng nể phục.