Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 53)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du

Du lịch văn hóa, du lịch lễ hội ngày càng phát triển do chất lượng đời sống ngày một phát triển cao hơn. Một số trung tâm và công ty xuyên quốc gia được thành lập để phục vụ hàng tỷ người có nhu cầu du lịch lễ hội trên toàn thế giới. Một số trung tâm nghiên cứu về lễ hội đã được thành lập ở các nước.

Ở Anh có “trung tâm thông tin về lễ hội và thay đổi văn hóa” thuộc Đại học Sheffield Hallan- miền Trung nước Anh. Đây là trung tâm nghiên cứu sâu về du lịch và du lịch lễ hội. Họ đặt du lịch lễ hội gắn liền với văn hóa và xem xét tác dụng tương hỗ của du lịch với văn hóa. Họ nhìn ra tiềm năng kinh tế của lễ hội rất nhạy bén. Cơ chế phổ biến của nước ngoài khi tổ chức lễ hội nói riêng, làm du lịch nói chung là cơ chế thuế. Kinh doanh “ăn theo” lễ hội phát sinh lợi nhuận đều phải nộp thuế, dù lễ hội thuộc văn hóa. Thuế điều chỉnh và cung cấp phúc lợi cho các ngành phi lợi nhuận để tạo thành vòng tuần hoàn hợp lý và có lợi cho xã hội:

49

Bảng 1.1. Vòng quay đầu tư bảo tồn lễ hội du lịch của Sheffield Hallan

CP thu thuế từ LH Cung cấp chi phí cho LH Các biện pháp thu hút KDL Nuôi dưỡng các yếu tố phi lợi nhuận

Tạo thuế bảo tồn LH

Lợi ích kinh tế

Cách làm của Trung tâm thông tin về lễ hội và thay đổi văn hóa cho ta một kinh nghiệm quý về việc “lấy lễ hội nuôi văn hóa truyền thống và bản thân lễ hội”… Bằng cách làm của mình, trung tâm thông tin về lễ hội và thay đổi văn hóa đã tạo ra được vốn cho lễ hội, thậm chí vốn để duy trì cho những yếu tố văn hóa ít sức hấp dẫn trong việc tạo ra kinh tế nhất để bảo tồn chính những yếu tố văn hóa đó. Đây là một trong những kinh nghiệm quý trong việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn du lịch lễ hội trong kinh doanh du lịch. Nó giải quyết được vấn đề kinh phí thực tế để nuôi sống văn hóa và phát triển văn hóa lễ hội trong kinh doanh du lịch.

Ở Nhật Bản các hoạt động lễ hội được gọi “Tế”. Nguồn gốc lễ hội của Nhật Bản có liên quan đến tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản – Thần đạo. Khởi nguồn Thần đạo là việc cúng tế nông nghiệp, một tín ngưỡng vạn vật hữu

50

linh, mục đích việc cúng tế là việc liên thông giữa linh hồn của người sống, người đã khuất với thần linh, cầu chúc cho mùa màng bội thu, trừ bệnh, phòng tránh thời tiết xấu, cuộc sống bình an, hạnh phúc

Một trong ba ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản là ngày “Tế tam xã”- Tokyo. Tế Tam Xã hàng năm được tổ chức tại chùa Thiển thảo, thường từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 05 (dương lịch).

Tham gia vào hoạt động tôn giáo và lễ hội ở Nhật tác giả luận văn nhận thấy người Nhật biết vận dụng truyền thống dân gian rất cao độ, tuy nhiên sự kế thừa truyền thống này lại biết chọn lọc các giá trị nhân sinh, những giá trị văn hóa truyền thống ở phương diện tôn vinh những giá trị vô hình, mang tính chất cộng đồng, giải thoát cho con người trong lễ hội hiện đại. Biểu hiện qua việc:

Trong phần “Lễ” của “tế Tam Xã”: Người Nhật vẫn giữ màu sắc lễ hội Nhật bản với phụ nữ mặc những bộ trang phục Kimono trắng múa, mặc những bộ đồ múa kỹ nữ truyền thống múa điệu múa kỹ nữ cổ, xếp thành những phường đội khác nhau, hát múa, rước xung quanh chùa Thiền thảo một vòng. Đến buổi chiều, còn có biểu diễn múa thần được gọi là “tài sản văn hóa vô hình” tại điện Thần Xã và điện Thần Lạc của chùa Thiển thảo. Trong tiết mục biểu diễn nhạc thần bằng các nhạc cụ trống, sáo truyền thống…, những người biểu diễn hóa trang thành những vai múa thần khác nhau. Sau đó, đại diện các khu phố ở địa phương bắt đầu tiến hành nghi thức cúng tế “kiểu nhập hồn”.

Trong phần ‘hội’của Lễ hội tế Tam Xã- Nhật Bản, mặc dù thể hiện tính kế thừa cao nhưng người Nhật vẫn thể hiện yếu tố cộng đồng, giải thoát cho con người hiện đại tương đối lớn biểu hiện qua các trò chơi trong hội như: Gắn các ước muốn của du khách lên một cái khung bằng gỗ rất lớn, bên trên treo đầy những miếng gỗ nhỏ, trên miếng gỗ ghi những ước vọng của những

51

người đến tham gia lễ hội. Những miếng gỗ là gọi là “Thích Mã”- một mặt vẽ những hoa văn truyền thống như trâu, ngựa…, mặt bên kia ghi lại những ước vọng của người treo miếng gỗ đó những câu chữ viết trên miếng gỗ đều phản ánh chân thực những suy nghĩ thầm kín trong tâm thức người Nhật và khách Du lịch từ phương xa đến hay trong một lễ hội truyền thống khác tác giả luận văn cũng chứng kiến yếu tố người Nhật kết hợp việc giải quyết “Đạo” với “Đời” qua việc treo những tràng hạt rất lớn ở trong chùa, sau đó khách du lịch sẽ xếp hàng và lần lượt kéo tràng hạt gỗ rất lớn đó cho nó rơi xuống… Mỗi người khách sẽ tự làm rơi 8 hạt tương đương với ‘con số đẹp từ cách phát âm của người Trung Hoa và người Nhật”… Những hoạt động “lễ” và “hội” này có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách Nhật và khách du lịch quốc tế. Có lẽ với người Nhật đây đều là những yếu tố văn hóa truyền thống cũng như với người dân Kinh Bắc năm nào ở hội Lim cũng dứt khoát có “đánh đu tre”, “đấu vật” nhưng nó vẫn là yếu tố văn hóa dân tộc hấp dẫn mà người dân bản xứ yêu thích khi đi “trẩy hội” nhưng với du khách từ xa đến đây, nét đẹp mà ‘mỗi dân tộc có một cách thể hiện truyền thống khác nhau’ khiến họ bị cuốn hút và say mê vô cùng: Trong đám “lễ”- Tế Tam Xã ở Nhật: “…Từ ba bốn giờ chiều đã có người đến trước chùa để đợi. Đến khi kiệu thần vào trong chùa, hàng ngàn người chen nhau nâng kiệu thần, thổi tấu nhạc thần, hô vang khẩu hiệu bước vào thần xã, những người bên trong vỗ tay hô vang, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt hoành tráng. Kiệu thần được đặt vào bên trong cung chính đợi đến lễ hội năm sau mới lại nghênh đón thần. Theo thống kê của các nhà tổ chức thì số người tham gia và đến xem Tế Tam xã hàng năm có khoảng 2 triệu người…” - [31, tr.2]

“Lễ tế Tam Xã” cùng một số lễ hội truyền thống của Nhật chỉ ra cho ta kinh nghiệm về việc chọn lọc các giá trị của dân gian truyền thống vào việc phát triển hay trình diễn các giá trị đó vào đương đại. Một phần lễ hội này

52

mang lại sự bảo tồn về mặt văn hóa giữa hiện tại và quá khứ, nhưng mặt khác nó cũng nói lên sự hấp dẫn tự nhiên riêng của Nhật Bản nói chung và các dân tộc khác, các địa bàn khác nói riêng trong việc tự tin trình diễn có ưu tiên và chọn lọc những sắc thái văn hóa “lễ” và “hội” trong xã hội và việc kinh doanh du lịch hiện đại hiện nay.

Ở một số nước phát triển như Đức, Pháp, Đông Âu, Ailen… Họ nhìn ra nội lực thu hút về kinh tế của lễ hội rất cụ thể và tổ chức rất quy củ. Chỉ riêng một cuộc diễu hành trong một lễ hội mùa hè của người Ailen là một ví dụ. Họ có ban nhạc, xe cộ, trang phục của các nhóm người trong đám rước. Trước tiên, ban tổ chức báo cho cảnh sát khu vực về ngày giờ và địa điểm tổ chức lễ hội. Lực lượng cảnh sát sẽ có biện pháp ngăn đường hiệu quả. Ban tổ chức sẽ thông báo cho tất cả các tổ chức và công ty về nội dung của lễ hội và các tổ chức xã hội, công ty, trường học đăng ký đảm nhiệm từng công việc cụ thể của lễ hội. Người ta kêu gọi sự đóng góp từ thiện hay đôi bên đều có lợi bằng cách: Chi phí quảng cáo trên đồng phục của đội kèn hay biển quảng cáo trên một số xe rước được tính bằng chi phí nước uống, đồng phục hoặc trang thiết bị của một bộ phận nào đó trong đám rước… Những nhóm tự nguyện sẽ nhận việc giữ trật tự hay phục vụ hoặc tham gia một khâu nào đó của lễ hội. Nhờ vậy, lễ hội diễn ra hết sức hoành tráng và suôn sẻ, thống nhất và hợp lý dưới sự chắp nối của ban tổ chức. Từ cách làm của một số nước phát triển nói trên cũng tạo ra những kinh nghiệm cho những nhà nghiên cứu về phát triển du lịch lễ hội gắn với bảo tồn ở phương diện lôi kéo cộng đồng vào hoạt động lễ hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người dân. Ở đây, ban quản lý đóng vai trò định hướng, quản lý và cố kết các hoạt động, sự kiện và sự gắn kết cộng đồng trong kinh doanh du lịch lễ hội. Cách làm của một số nước phát triển trên cũng đưa ra một kinh nghiệm mới trong việc kiểm soát lễ

53

hội: “Kiểm soát mà như không kiểm soát” - phát triển tính chủ động sáng tạo của cộng đồng nhưng vẫn đặt họ trong một lề lối phát triển bảo tồn nhất định. Rõ ràng, mối liên hệ giữa lễ hội và du lịch là chặt chẽ. Lễ hội nằm trong phạm vi di sản văn hóa. Việc bảo vệ di sản văn hóa, nhất là di sản văn hóa phi vật thể đang là vấn đề phải lưu tâm. Vấn đề ở đây là xác lập được ranh giới giữa hai lĩnh vực, rằng những hiện tượng, hay biểu hiện hoặc hoạt động nào của lễ hội có thể bảo tồn và khai thác để phục vụ du lịch theo hướng bền vững. Khi khai thác như thế cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào để bảo vệ và phát huy giá trị và bẳn sắc lễ hội, tránh nguy cơ xâm hại hay làm sai lạc hình ảnh và nội dung của lễ hội. Phải có một tỉ lệ phân phối lợi ích thu được trong lễ hội một cách rõ ràng và hợp lý. Ngành Du lịch có lẽ cần phải có trách nhiệm đầu tư trở lại cho lễ hội được bảo tồn, phát huy lâu dài và vững bền. Ngoài việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, việc quan trọng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương và góp phần đào tạo thế hệ trẻ để di sản lễ hội được tiếp nối.

Kinh nghiệm của Lễ hội Alarde ở Fuentarribia (Tây Ban Nha):

Fuentarribia (ở Basque, Hondarribia) là một thành phố của tộc người Baxco nổi tiếng ở miền Bắc Tây Ban Nha, giáp biên giới nước Pháp. Giống như thành phố Irun lân cận, hàng năm đều có một lễ hội diễn ra với hai mươi cuộc diễu hành khác nhau đại diện cho những vùng lân cận và các nhóm nghề nghiệp, kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng đánh bại người Pháp vào năm 1638.

Lễ hội Alarde của Fuentarribia, là đối tượng của những nghiên cứu nổi tiếng và sớm nhất về thương mại hóa trong tư liệu về du lịch. Theo nhà nghiên cứu Greenwood [35, tr.1] miêu tả, cùng với hành động thúc giục của các nhân vật thế lực trong ngành Du lịch, chính quyền thành phố đã ban hành sắc lệnh rằng lễ hội Alarde cần được mở rộng ra cho khách du lịch và nó phải được trình diễn hai lần một ngày. [35, tr.2]. Tuy nhiên, chính quyền nơi đây

54

thất bại trong việc biến mục tiêu lễ hội thành sản phẩm kinh doanh trong du lịch do chỉ ban hành chính sách thực hiện hoạt động kinh doanh sản phẩm lễ hội tôn giáo truyền thống mà thiếu sự giáo dục khách quan và đủ cho người dân. Để người dân được lôi cuốn vào việc cùng làm du lịch hay nói cách khác là phát triển du lịch cộng đồng như một hình thức bảo tồn và phát triển lễ hội. Kết quả là những người dân Fuentarribia không muốn tham gia vào lễ hội đó nữa, trong một chừng mực nào đó phải tính đến chuyện trả tiền để người dân nơi đây tham gia lễ hội. Lễ hội Alarde đã được xác định là một cuộc trình diễn mở rộng cho những người ngoài thành phố - những người mà vì tầm quan trọng về mặt kinh tế của họ đối với thị trấn, họ có quyền được theo dõi lễ hội... Tác động do việc làm của những nhân vật thế lực trong ngành du lịch đã tạo nên chuyện sai lầm lớn. Trong vòng hai năm, một nghi lễ cuốn hút và sinh động đã trở thành một bổn phận bị lảng tránh… Nghi lễ được biểu diễn gần như vì lợi ích kinh tế và ý nghĩa của nó về sau đã bị dần mai một. Lễ hội Alarde chết dần và từ sau chính sách đó, chính quyền không có khả năng vực dậy Lễ hội nơi đây. Việc biến văn hóa của họ thành một buổi trình diễn công cộng chỉ mất một vài giây đối với chính quyền thành phố; nhưng cùng với việc làm đó, một nghi lễ 350 tuổi đã bị mai một. Lễ hội Alarde ở Fuentarribia (Tây Ban Nha) để lại cho giới nghiên cứu về sau kinh nghiệm về việc cần có quan điểm rõ ràng về việc kết hợp vấn đề bảo tồn và phát triển lễ hội trong kinh doanh du lịch. Thực tế này cho thấy, để đạt mục tiêu bảo tồn lễ hội thông qua con đường kinh doanh du lịch lễ hội còn cần sự nhận thức và đồng nhất của cả chính quyền và cộng đồng nơi đây. Chính quyền Fuentarribia mới chỉ thấy được con đường để ra quyết định nhưng cách làm của họ thì chưa thực sự thuyết phục được cộng đồng từ đó mục tiêu bảo tồn và phát triển không những không thực hiện được mà còn dẫn đến việc tài nguyên du lịch bị suy dảm và xuống cấp một cách báo động.

55

Theo kinh nghiệm của Indonexia, trên đảo Bali có màn trình diễn múa hát Raymayana trong lễ hội truyền thống. Tỉ lệ chia nếu lấy tổng thu một tối diễn là 100% như sau:

- 35% trả lại cho nghệ sĩ dân gian trình diễn

- 20% trả lại cho làng (vì đây là lễ hội do làng tổ chức, không phải do văn công hay tổ chức chuyên nghiệp của nhà nước)

- 20% dành cho quỹ đào tạo nghệ sĩ dân gian hay nghệ nhân trẻ.

- 10% đóng thuế doanh thu cho nhà nước.

- 15% trả cho các công ty thông qua việc giảm vé (khách đi lẻ hay du lịch ba lô không được hưởng sự giảm giá này)

Như vậy, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phát triển du lịch ở các nước phát triển đã tôn trọng đủ 3 nguyên tắc là:

a. Nguyên tắc thị trường: Đảm bảo 3 hiệu quả (kinh tế-xã hội-môi trường); 4 giá trị (thưởng thức, lịch sử, khoa học, thực dụng); 5 điều kiện (giao thông- có đường đi; kinh tế- có nguồn đầu tư; tài nguyên- có cơ sở ban đầu để phát triển; khả thi- về điều kiện đầu tư; thị trường- có nguồn khách).

b. Nguyên tắc kinh tế: Bảo đảm lợi lích kinh tế cho người kinh doanh du lịch, dân địa phương và ngân sách. Đặc biệt gắn lợi ích của người dân với lợi ích kinh tế có được từ lễ hội.

c. Nguyên tắc bảo tồn: Nguồn lực lễ hội là hữu hình nên vừa khai thác, vừa bảo vệ, vừa bảo tồn, vừa phát huy và làm giàn để khai thác lâu dài. Cần tính đến khả thi về sức chứa và các giải pháp hạn chế sự mai một, thậm chí làm biến dạng hay mất đi nét thu hút riêng của lễ hội phục vụ du lịch.

56

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)