Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ. Với tiềm năng sẵn có của mình, Bắc Ninh thực sự có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Bản đồ 2.1. Biểu đồ du lịch Bắc Ninh chụp từ vệ tinh- lược giản

(Nguồn: http://maps.google.com)

Phía Bắc Bắc Ninh tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, thuộc thành phố Hà Nội, phía Đông và Đông Nam giáp Hải Dương, phía Nam giáp Hưng Yên. Thành phố Bắc Ninh nằm cách Hà Nội 30km về phía Bắc; Bắc Ninh có vị trí tương đối thuận lợi, có quốc lộ 1A- tuyến giao thông huyết mạch của đất nước chạy qua, đường cao tốc 1B mới được xây dựng nối từ cầu Thanh Trì qua tỉnh Bắc Ninh rất thuận lợi để đi lại và liên tuyến du lịch với nhiều địa phương, tỉnh thành và các cụm du lịch Bắc Bộ. Có đường cao tốc từ Sân bay Nội bài về trung tâm thành phố để phục

63

vụ cho việc đi lại từ phương tiện vận chuyển bằng hàng không. Ngoài ra còn có quốc lộ 18 nối sang thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), nơi có di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long của nước ta, hàng năm thu hút đến hàng vạn khách quốc tế và nội địa.

Bản đồ 2.2. Biểu đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh- lược giản

(Nguồn: http://www.vietbando.com/maps/)

Bắc Ninh từng là trung tâm văn hóa một thời của đất nước. Những phát hiện khảo cổ học cho thấy, vùng đất này đã sớm diễn ra sự tụ cư thành làng, thôn, cùng với sự phát triển kinh tế rất phong phú và sầm uất. Tên gọi “Kinh Bắc” xưa đã bắt đầu có từ năm 1241, với đơn vị hành chính là Lộ, sau đó chuyển thành Trấn, thừa tuyên, xứ- xứ Bắc. Trấn Kinh Bắc là một trong tứ trấn nội kinh từ thời Lê... Ca dao cổ có câu:

“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề

64

Dâu hay chính là Liên Lâu (hay Luy Lâu) là nơi du nhập Phật giáo đầu tiên và đã từng là một trung tâm Phật giáo quan trọng của nước ta dưới thời kỳ cổ xưa. Ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo đã được các nhà sư Ấn Độ mang đến nước ta theo đường biển. Phật giáo tới Luy Lâu đã kết hợp với các tín ngưỡng bản địa và biến vùng đất Dâu trở thành “vùng đất Thánh”, thu hút tăng ni, phật tử từ nhiều nơi đến đây với sự truyền bá đạo Phật của sư Khâu Đà La- nhà sư đến Luy Lâu vào những năm 168-189. Tại Luy Lâu cũng xuất hiện truyền thuyết Phật giáo Việt Nam đầu tiên đó là truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu.

Bắc Ninh từng là trị sở Giao Châu thời thuộc Hán. Dựa vào các thư tịch để lại đến ngày nay, ta được biết vào năm 218 trước công nguyên, Triệu Đà đã làm quan lệnh Long Xuyên. Theo dã sử vào năm 209 trước Công nguyên, trước khi chết Nhâm Ngao- cấp trên của Triệu Đà đã dặn hắn rằng: “Nhà Tần sắp đổ, phải nhanh chóng lấy Quế Lâm, Tượng Quân. Chiếm được Quế Lâm, Tượng Quân sẽ chiếm được Giao Chỉ và chiếm được Chỉ, sẽ có cớ chiếm được Trung Hoa [17, tr.11]…Với mộng làm bá chủ toàn cõi Trung Hoa, Triệu Đà đã dùng kế hạ thành Cổ Loa của An Dương Vương vào năm 207 Trước công nguyên. Cũng từ đây, Luy Lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam với tư cách là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta thời kỳ Bắc thuộc, cho đến năm 824. Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng: “…mùa đông tháng 11 năm 824, Lý Nguyên Hỷ nhận thấy ngoài cửa Đô thành có một dòng sông chảy ngược, ông cho rằng, cư dây hay nảy ý phản loạn nên ông chuyển về địa điểm hiện nay” [17, tr. 13] Từ đó, vai trò trung tâm chính trị của Luy Lâu mới chấm dứt. Vai trò trị sở Giao Châu thời thuộc Hán, trung tâm chính trị của Luy Lâu đã từng được khẳng định trong suốt sáu trăm năm lịch sử như vậy.

65

Bắc Ninh có vai trò như một vùng phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long. Theo chứng tích của lịch sử kể lại, vào tháng 10 năm Kỷ Dậu, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Năm 1010, Lý Công Uẩn rời kinh đô về La Thành và đổi gọi La Thành là Thăng Long. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ đây, xứ Kinh Bắc đã trở thành một phên dậu cho kinh thành Thăng Long. Hà Bắc bấy giờ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là phên dâu bảo vệ cho cửa ngõ phía Bắc của Kinh thành. Trải qua thăng trầm lịch thời kỳ Bắc thuộc lần II- thế kỷ XV bởi giặc Minh, hai lộ Bắc Giang và Lạng Giang luôn được giặc Minh đặc biệt coi trọng. Đây là cửa ngõ phía Bắc của thành Đông Quan nối Đông Quan với Nam Quan. Các con sông Thương, sông Đuống và sông Bồ Đề là những điểm quan trọng mà quan lộ đi qua. Lộ Bắc Giang và Lạng Giang là yết hầu của thành Đông Quan. Bởi thế giặc Minh đã xây dựng tại nơi đây một hệ thống thành lũy để đàn áp và kìm kẹp sự phản kháng của nhân dân ta. Cuối năm 1425, quân Lam Sơn tiến ra Bắc tiêu diệt thế lực chúa Trịnh, thế lực Nguyễn Hữu Chỉnh mới chấm dứt cuộc nội chiến ở phía Bắc Hà. Cũng thời kỳ này, Bắc Ninh lại trở thành cửa ngõ bảo vệ kinh thành Thăng Long. Như vậy, miền đất cổ xứ Bắc này, qua bao thăng trầm của lịch sử đất nước đã có 744 năm làm phên dậu phía Bắc cho kinh thành cũng như có một vị trí quan trọng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, giao thông đối với nước ta.

Bắc Ninh không chỉ mang những giá trị về lịch sử và chính trị suốt một bước dài lịch sử kéo dài mà nơi đây còn được thừa nhận như một xứ sở của chùa chiền với việc bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác. Đình, chùa, miếu mạo, đền làng, thành quách, những giá trị văn hóa của nền văn minh sông Hồng đều có mặt ở Bắc Ninh. Thành cổ Luy Lâu và Long Biên từng vang bóng một thời là nơi giao tế thương mại nổi tiếng nối liền Ấn-Đông Nam Á- Trung Quốc. Theo số lượng thống kê toàn tỉnh Bắc Ninh có tới 447

66

ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, nhiều nhất là ở Gia Lương với 156 chùa, và ít nhất là ở thị xã Bắc Ninh với 23 chùa. [17, tr.15] Câu nói truyền miệng: “Chùa Bắc- Đình Đoài” không rõ từ bao giờ xuất hiện nhưng thể hiện thật rõ nét đặc trưng của vùng quê truyền thống này.

Tính đến năm 1997, toàn tỉnh Bắc Ninh có hơn 190 di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin và Sở Văn Hóa công nhận, xếp hạng:

Bảng 2.3. Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch Bắc Ninh 1997-2010

Địa bàn Tổng số Xếp hạng quốc gia Xếp hạng địa phương Cả tỉnh 193 168 25 Tiên Sơn 61 56 05 Yên Phong 47 43 05 TX Bắc Ninh 22 21 01 Quế Võ 19 16 12 Gia Lương 28 16 12 Thuận Thành 16 16

(Nguồn: Sở Thương mại- Du lịch Bắc Ninh)

Nơi đây cũng bảo tồn được nhiều ngôi đền nổi tiếng được cả nước biết đến có thể kể đến như: Đền Đô- nơi thờ tự 8 vị vương dưới triều nhà Lý, đền Kinh Dương Vương (Đại Đồng Thành), đền thờ 18 vị tiến sĩ- xã Kim Chân- Quế Võ, đền thờ trạng nguyên Lê Văn Thịnh (Gia Lương), đền thờ 18 vị Quận Công họ Nguyễn Đức (xã Chi Lăng), đền thờ bà Chúa Kho…Có bảng thống kê chính thức sau đây:

67 Bảng 2.4: Thống kê Đình, Đền Bắc Ninh -2007 Huyện, thị Đình Đền Thị xã Bắc Ninh 16 14 Tiên Sơn 64 42 Yên Phong 72 23 Quế Võ 38 05 Gia Lương 147 24 Thuận Thành 69 23

(Nguồn: Sở Thương mại- Du lịch Bắc Ninh)

Theo thống kê của Wikipedia, Bắc Ninh là đất từng có nhiều người đạt danh hiệu Trạng Nguyên nhất trong lịch sử Việt Nam với 15/49 người. Nơi đây đã được thế giới và cả Việt nam được lưu truyền câu hát bởi có: “một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn”. Vì truyền thống hiếu học của quê hương Kinh Bắc này mà Bắc Ninh là một trong số ít tỉnh thành có vinh dự được nhà nước phong kiến từng cho lập văn miếu Bắc Ninh (Văn miếu Mao Điền)

Đất văn hiến Kinh Bắc có nền văn hóa, nghệ thuật phát triển khá cao, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh dòng văn hóa ấy, trong đời sống nhân dân cũng tươi rói sống động những sinh hoạt văn hóa dân gian. Những loại hình dân gian truyền thống đang được quảng bá như Quan Họ, Chèo Chải Hê (một loại hình văn hóa mới được quan tâm nhiều bởi dư luận trong và ngoài nước với dự tính quy hoạch đề cử thành di sản văn hóa quan trọng). Ngoài ra, Kinh Bắc còn đang bảo tồn một hệ thống các làng nghề dân tộc, có những làng nghề nổi tiếng trong cả nước như: Đồ gỗ Đồng Kỵ, Nấu rượu làng Vân, Giấy Đống Cao, Pháo Đồng Kỵ…

68

Bên cạnh sự dồi dào của nhiều tài nguyên văn hóa và vật chất còn chưa được khai thác kể trên, Du lịch Bắc Ninh cũng là một yếu tố cần nói đến. Khi nghiên cứu du lịch Bắc Ninh từ quá khứ đến hiện tại, ta có thể nhận thấy hai “thực trạng” của du lịch Bắc Ninh là tính: “Tiềm năng” và “tiềm ẩn” sâu sắc. Với du lịch Bắc Ninh, những người hoạt động trong ngành đều nhận thấy thế mạnh là các sản phẩm văn hóa gắn liền với Di sản Quan họ có kết hợp với hoạt động của các lễ hội truyền thống và hiện đại cùng một hệ thống di tích lịch sử, làng nghề truyền thống… Từ khi di sản văn hóa Quan họ được chính thức thừa nhận như một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại, khách du lịch từ khắp nơi đổ về đây tạo ra yếu tố thị trường cầu thì những nhà cung ứng ở tỉnh tiêu biểu như: cung cấp dịch vụ ăn uống có kết hợp với ca từ quan họ trong suốt thời gian khách dùng bữa, đưa quan họ đối đáp giao duyên trên thuyền dưới các trung tâm tham quan vào những giờ khách nghỉ ngơi… Những hoạt động du lịch văn hóa có gắn với di sản quan họ đã tổ chức, về cơ bản phát huy được thế mạnh và tiêu biểu của quê hương, tạo ra nét riêng cho du lịch Bắc Ninh. Bên cạnh đó, mặc dù Bắc Ninh cũng chỉ là một trong những địa phương mới chính thức quan tâm đến ngành du lịch không khói và đầu tư phát triển, quy hoạch nó theo hướng chuyên nghiệp, nhưng ở một số di sản dễ thấy và điển hình khác cũng được phát hiện và đưa vào trong chương trình tham quan của du khách như: các chương trình tham quan dọc theo sông Hồng, nghe Quan họ trên sông, đi thăm những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Làng tranh Đông Hồ, Làng gốm Bát Tràng, Lăng Chử Đồng Tử, chùa Dâu, Bút Tháp, đền thờ Lý Bát Đế… Những điểm du lịch này đã khéo léo được kết hợp tham quan trong ngày, vào dịp cuối tuần, từ đó tạo ra được một mảng kinh doanh tương đối hiệu quả về du lịch Bắc Ninh.

Loại hình du lịch tham quan với mục đích tôn giáo vào những thời điểm thời vụ trong năm ở một số địa phương cũng phát triển ở Bắc Ninh

69

nhiều. Tiêu biểu như: Đền bà chúa Kho (Cổ Mễ- Thành phố Bắc Ninh); Chùa Dâu; đền Giếng linh thiêng với những ‘‘cá ông hàng trăm tuổi”… Những điểm du lịch tâm linh này ‘đến hẹn lại lên’: Kể từ những giờ phút giao thừa đầu năm đã có nô nức khách du lịch thập phương chen nhau về đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh để ‘‘vay” vốn làm ăn.… Những ngày cuối năm, cư dân quanh đền bà Chúa Kho lại tấp nập kinh doanh các sản phẩm du lịch phục vụ cho việc “trả lễ” đền Bà Chúa Kho… Cái nôi văn hóa Phật giáo của Đại Việt xưa và tới ngày nay vào những ngày lễ, ngày hội cho đến những ngày rằm hay mùng một hàng tháng người người người đều tập trung về đây thắp hương, khấn cầu cho gia đình, gia tộc và cho những nguyện ước của riêng mình cùng lòng thành kính Đức Phật… Xã hội Bắc Ninh phát triển về diện mạo nhiều so với những năm trước nhưng cái lõi văn hóa Phật giáo Bắc Ninh, cái nét văn hóa duyên duyên xứ quan họ trong từng ca từ, lời ăn tiếng nói của người Kinh Bắc cùng những sản phẩm du lịch thủ công của các làng nghề đã tạo cho du lịch Bắc Ninh cơ sở để báo đài và truyền thông kết luận là có “tiềm năng” như thế…

Dưới góc nhìn của một trong những doanh nhân trẻ đang có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tại Bắc Ninh, doanh nhân Đỗ Hoàng Cát- Giám đốc Công ty Du lịch Hà Nội- Sài Gòn đã chọn cho mình một con đường riêng để “giải mã” những tiềm ẩn với tính chuyên nghiệp, chiều sâu và lòng nhiệt huyết của mình. Với tầm nhìn được đào tạo bài bản, chuyên sâu về du lịch, có gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và quan trọng nhất là Hoàng Cát luôn ấp ủ mục tiêu “giải mã” những tiềm ẩn du lịch của quê hương, anh phân tích: “Cũng như rất nhiều đồng nghiệp khác, chúng tôi hiểu rất rõ thế mạnh cũng như hạn chế của du lịch Bắc Ninh. Và càng hiểu muốn khai thác hiệu quả tiềm năng dồi dào đòi hỏi phải có đồng thời nhiều yếu tố, trong đó công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch là quan

70

trọng. Nhưng hoạt động này của du lịch Bắc Ninh còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, tự phát và chưa chạm đến tính chuyên nghiệp. Vì thiếu một chiến lược tuyên truyền dài hơi mang tính chiều sâu nên không bền vững. Cơ sở để khẳng định điều này càng thấy rõ hơn trong đợt tiếp xúc với khách hàng sau khi Festival Bắc Ninh 2010 diễn ra, chúng tôi nhận thấy họ hiểu biết hơn rất nhiều về các di tích lịch sử, làng nghề và nhất là Di sản văn hóa Quan họ”…

Để hiện thực hóa hơn về nhận định kinh doanh ở thị trường du lịch Bắc Ninh, doanh nhân Đỗ Hoàng Cát đã xây dựng các tour du lịch cốt lõi với điểm nhấn là văn hóa Quan họ, địa danh, di tích, làng nghề truyền thống để giới thiệu về hình ảnh Bắc Ninh với du khách thập phương nhưng, mục tiêu mà doanh nhân Đỗ Hoàng Cát ấp ủ hướng đến là xây dựng và phát triển thương hiệu Hà Nội-Sài Gòn gắn liền với du lịch miền Quan họ. Anh chia sẻ: Bên cạnh việc xây dựng, quảng bá, giới thiệu các tour du lịch về miền Quan họ, Hà Nội-Sài Gòn còn đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch dày dạn kinh nghiệm, vốn kiến thức phong phú, hiểu biết sâu sắc, tinh tường về văn hóa Quan họ, các di tích lịch sử cũng như từng làng nghề truyền thống của Bắc Ninh để đáp ứng tối đa nhu cầu tư vấn, tìm hiểu thông tin của du khách trước khi chọn các tour khám phá miền Quan họ. Qua đó, Hà Nội- Sài Gòn sẽ trở thành một kênh quảng bá du lịch Bắc Ninh và ngược lại cũng sẽ là địa chỉ chọn lựa tin cậy, gần gũi, tốt nhất để du khách có được những trải nghiệm mới mẻ mỗi khi khám phá miền Quan họ.

Tác giả luận văn, dẫn một ví dụ điển hình trên thị trường du lịch của nhà đầu tư Đỗ Hoàng Cát nhằm nêu lên một thực tế: Tài nguyên du lịch Bắc Ninh đã có sự quan tâm của các cấp và phía doanh nghiệp lớn đến thị trường còn bỏ ngỏ này. Với chiến lược dài hơi, kế hoạch quảng bá theo chiều sâu cùng tâm huyết phát triển du lịch Bắc Ninh theo hướng chuyên nghiệp, tạo thêm một kênh tuyên truyền mà còn góp phần vào sự phát triển với nhiều

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)