Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 92)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội

Trong mục tiêu phát triển du lịch hiện nay, vấn đề đặt ra cho những nhà hoạch định kinh tế phát triển du lịch không chỉ là đưa ra những con số thống kê phản ánh thực trạng du khách đến Việt Nam chỉ số tiêu dùng của du khách mà còn là vấn đề phát triển du lịch gắn với vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của sản phẩm du lịch.Trực tiếp ở đây là vấn đề bảo tồn lễ hội trong mục đích phát triển du lịch ở Bắc Ninh.

Quán triệt về quan điểm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch của vùng văn hiến Kinh Bắc trong những năm gần đây tác giả nhận thấy:

Triển khai thực hiện nghị quyết trung ương 5 khóa 8, chỉ thị số 27- CTTW của Bộ Chính Trị, chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và luật di sản văn hóa trên lĩnh vực lễ hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị tốt đẹp của lễ hội Bắc Ninh, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động lễ hội.

88

Chương trình thực hiện hội nghị lần thứ 5 khóa 8 của tỉnh ủy Bắc Ninh đã đề ra nhiệm vụ: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống, trong đó xác định vấn đề quan tâm, bảo tồn, phát huy, phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: dân ca quan họ, ca trù, tuồng, chèo, lễ hội.

Về việc thực hiện chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính Trị và chỉ thị 14/1998/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Tỉnh ủy Bắc Ninh và UBND tỉnh đã thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục và tiêu cực trong lễ hội, được cụ thể hóa thành những điều khoản trong Quy ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Trong nội dung xây dựng hương ước, quy ước làng, khu phố; trong nội dung, tiêu chuẩn phấn đấu xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa do Ban chỉ đạo của Tỉnh ban hành và phát động.

Chỉ trong một hoạt động “lễ” và “chọn người để đóng vai “tướng”, “vua” hay “thánh” xưa ở một số làng như Làng Lim, làng Đình bảng, làng Đọ… cũng được Ban tổ chức và ban quản lý lễ hội, làng bảo tồn hết sức nghiêm ngặt, “người được chọn” phải là những người từ lâu đã có uy tín trong làng. Không chỉ có dung mạo đẹp đẽ, phù hợp mà còn phải là người gia đình cơ bản, có con đàn cháu đống ngoan ngoãn, chưa từng vi phạm kỷ cương của nhà nước, có lối sống và phẩm chất tốt đẹp. Lệ xưa có ghi việc “người được chọn rước” đó phải có “nếp có tẻ” có trai có gái đủ cả, là người gốc, được tổ tiên thân sinh mấy đời ở đây… thì mới được chọn. Bên cạnh đó, sau khi được chọn người đó thậm chí phải ăn chay, ra đình ngủ liền một thời gian dài để trông coi đình và hầu các thánh… nhìn chung theo phong tục và tập quán về lễ phức tạp như vậy và đã có từ bao đời nhưng điều đáng mừng là cho đến ngày nay, khi thực hiện nó ban tổ chức làng vẫn thực hiện rất chặt chẽ, điều đó tạo nên một sự uy nghiêm nhất định cho chính bản thân người tham gia lễ và sự tôn trọng sâu sắc của khách du lịch đến “dự lễ”…

89

Trong phần “hội” cũng vậy. Dù là lễ hội nào các “nghệ nhân quan họ” hay những liền anh liền chị khi đi trẩy hội cần ăn vận đúng đồng phục lễ hội. Có ý kiến cho rằng trang phục đặc sắc của các liền anh liền chị cũng chính là trang phục của người đi trẩy hội truyền thống với nón quai thao, quần áo mớ ba mớ bẩy, dép tông đen xỏ ngón, đeo xà tích ở lưng, thắt lưng xanh… Các liền anh thì vận áo the khăn xếp màu đen, chân đi giầy tây đen, cầm ô đen như một vận dụng để trang sức và “làm duyên” hết sức sinh động… Quả thực, nếu như giả thiết về trang phục lễ hội cũng như trang phục Quan họ là một thì đây là một yếu tố rất thú vị và đầy tính nhân bản của lễ hội Kinh Bắc mà người dân và ban tổ chức lễ hội đã bảo tồn được theo thời gian.

Bên cạnh vấn đề về trang phục, các trò chơi dân gian truyền thống như đập niêu bịt mắt, kéo co, đấu vật, “bịt mắt bắt dê”, thi bắt vịt trong đầm, thi leo cột mỡ lấy thưởng, trò chơi đánh đu tre ngày hội, tổ tôm điếm… đều được bảo tồn và phục dựng một cách tương đối nguyên bản mà tùy từng lễ hội nó được chọn lọc và đưa vào trình diễn…

Vấn đề bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị tốt đẹp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu trong hoạt động lễ hội là nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Điều đó nhằm xây dựng một Bắc Ninh giàu mạnh, dân chủ và văn minh, đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò quan trọng của ngành Văn hóa Thể thao Du lịch. Nhiều lễ hội truyền thống Bắc Ninh đã được phục hồi và phát triển. Việc tổ chức lễ hội đã được Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc theo quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (hiện tại) ban hành. Nhiều hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan, thương mại hóa trong một số lễ hội như đền Bà chúa Kho, hội Lim, hội Dâu, hội đền Đô… mới manh mún đã kịp thời được ngăn chặn và đẩy lùi. Giờ đây hoạt động lễ hội ở Bắc Ninh

90

đã cơ bản lành mạnh, giữ gìn và phát huy tích cực những giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống vùng quê Kinh Bắc.

Lễ hội đã huy động được nhân dân trong cộng đồng, làng xã tham gia dưới sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền cơ sở. Nội dung, bản sắc lễ hội truyền thống các làng xã, vùng miền được bảo tồn và phát triển, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước bởi sự phong phú và hấp dẫn của từng lễ hội. Festival Bắc Ninh được tổ chức để kỷ niệm sự kiện Bắc Ninh có Quan họ được công nhận là di sản phi vật thể tiêu biểu thế giới tập hợp nhiều nội dung văn hóa truyền thống của chốn Kinh Bắc xưa, cũng là một cơ hội để bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa lễ hội truyền thống của Bắc Ninh. Hội Lim được liên tục đổi mới với cuộc thi người đẹp hội Lim, trình diễn của người đẹp vùng quan họ, hội trại của các làng quan họ, các trò vui dân gian được khôi phục như cờ người, tổ tôm điếm, thi kéo sợi, dệt vải... Hội làng Diềm- quê hương của Thủy tổ quan họ là dịp hội tụ của liền anh, liền chị các làng quan họ trong vùng, trở thành hội thi tiếng hát quan họ hàng năm của huyện Yên Phong; Lễ hội đền Đô, ngoài hoạt động tế lễ, rước sách uy nghiêm là các hoạt động giàu nội dung lịch sử và giáo dục truyền thống, các hoạt động văn hóa- thể thao như hát quan họ trên thuyền, đốt cây bông, vật, đánh đu, bóng chuyền, cầu lông, thả chim, câu lạc bộ thơ, gặp mặt của các địa phương có nguồn gốc nhà Lý trong đó có dòng họ Lý di cư sang Hàn Quốc, giới thiệu giá trị di tích, nói chuyện về lịch sử nhà Lý… Hội chùa Phật Tích mỗi năm không chỉ là dịp hành hương của tín đồ Phật tử về với chốn tổ mà còn là dịp tham quan, vãn cảnh của quý khách thập phương. Đặc biệt là vui chơi, gặp gỡ của trai thanh, gái lịch tại nơi du lịch sinh thái hấp dẫn vào bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh trong quá khứ-hiện tại-và tương lai.

Lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển đồng thời với một số hội mới được tổ chức, đáp ứng nhu cầu vui chơi, hoạt động sáng tạo văn hóa

91

nghệ thuật ngày càng nhiều của nhân dân. Đó là các hội thi, hội diễn, hội liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc, sân khấu truyền thống và hiện đại do các ban ngành, các địa phương tổ chức hàng năm như: Liên hoan tiếng hát phát thanh truyền hình, liên hoan, hội thi, hội diễn của các ngành giáo dục đào tạo, công an, thanh niên, phụ nữ… đã cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia, thiết thực nâng cao đời sống tinh thần cho toàn dân, phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng nghệ thuật của tỉnh. Đặc biệt, lễ hội đón giao thừa, hội thi hát Quan họ đầu năm, hội vinh danh Kinh Bắc có loại hình dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa thế giới … do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức là những lễ hội lớn tại Kinh Bắc.

Lễ hội được phục hồi và phát triển gắn với phong trào bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa được phát động và thu hút được hiệu quả to lớn. Để tổ chức lễ hội, các làng xã rất quan tâm huy động toàn dân tham gia tu bổ, tôn tạo di tích, đình đền, chùa. Chương trình đầu tư có mục tiêu của nhà nước cho việc chống xuống cấp các di tích lịch sử- văn hóa được triển khai có hiệu quả, đã góp phần phát động phong trào xã hội hóa việc bảo tồn di tích, huy động hàng trăm tỷ đồng của các tầng lớp nhân dân vào việc tu sửa di tích. Ngày lễ hội cũng là dịp để du khách có lòng hảo tâm công đức góp phần bảo tồn và tu bổ di tích. Các dự án Văn Miếu Bắc Ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương được ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, thu hút các nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan khoa học và tuyên truyền ở trung ương và địa phương tham gia. Những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Bắc Ninh được giới thiệu rộng rãi, lôi cuốn càng đông du khách thập phương tham gia du lịch lễ hội mỗi dịp xuân về.

Hoạt động lễ hội đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quê hương trên hai lĩnh vực: bảo tồn di sản phi vật thể và

92

bảo tồn di sản văn hóa vật thể, tạo nên nguồn lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nơi đây.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta từ sau chính sách đổi mới và phát triển du lịch như một ngành công nghiệp không khói, “có tính liên ngành, liên vùng độc đáo”, Bắc Ninh vốn được quan tâm như một vùng văn hóa bảo tồn được nhiều tinh hoa của dân tộc từ lâu đời… nên cũng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước “theo từng năm”, từng con đường và rất nhiều dự án đã và đang được thực hiện… Bộ mặt đô thị thành phố Bắc Ninh trong những năm gần đây có cơ hội thay da đổi thịt là một thành phố kinh tế nhỏ nhất đất nước nhưng năng động. Nhà nước quan tâm đầu tư dự án mới và mang tầm cỡ quốc gia như việc: công nhận thành phố Bắc Ninh trực thuộc tỉnh; nhiều dự án mở rộng và nâng cấp, thu hút nguồn đầu tư ở các khu công nghiệp trọng điểm và kinh tế năng động như Từ Sơn, Thị Cầu, Quế Võ… bên cạnh đó, các dự án khôi phục và bảo tồn về các sản phẩm văn hóa truyền thống của Bắc Ninh cũng đã và đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm sâu sắc như: Quan Họ, Chèo Chải Hê, Chèo làng Thất Gian. Đầu tư, nâng cấp, chỉnh sửa nhiều công trình văn hóa có liên quan đến khu di tích trọng điểm như việc tu sửa lại tuyến quốc lộ 1A dẫn vào đền Lý Bát Đế (đang thực thi), tổ chức các lễ hội hiện đại hàng năm để nhắc lại- hay cũng là một cách bảo tồn về văn hóa của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Bắc Ninh. Ngành đường sắt đầu tư tu sửa lai cây cầu Đuống lịch sử từng đi vào thi ca Hoàng Cầm…. Gần đây nhất, vào khoảng tháng 5/2010, Tỉnh thành Hà Nội cũng đầu tư cho Bắc Ninh có cơ hội trình diễn khôi phục và trình diễn một số lễ hội và giá trị rất điển hình ở Rạp Hồng Hà- Hà Nội qua việc đầu tư chọn lọc các nghệ nhân và người già có kinh nghiệm và tri thức về lễ hội và các loại hình di sản văn hóa lễ hội Kinh Bắc về Hà Nội phục dựng lại “lễ hội âm dương” của Kinh Bắc xưa… Nhà nước đã không tiếc chi phí đầu tư từ các vật dụng

93

trong “lễ hội âm dương”, các trang thiết bị và trò chơi trong lễ hội, các loại hình dân ca và văn hóa tiêu biểu chốn này cho đến chi phí cho các nghệ nhân, các trang phục quần áo lễ hội biểu diễn cho đến đến “loại dép rất riêng biệt để trẩy hội” ngày xưa… Những quan tâm cụ thể như thế, những đầu tư chi tiết đến vậy chứng tỏ sự quan tâm đến tầm sát sao của Đảng, Nhà nước, dư luận và những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các vùng văn hóa lễ hội Bắc Ninh… Sôi động và dễ dàng thấy hơn cả là việc đầu tư nghiên cứu và bảo tồn nhận của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Bắc Ninh và các cơ quan nhà nước với loại hình du lịch lễ hội –vốn là một thế mạnh của di sản truyền thống Bắc Ninh. Qua nghiên cứu và phỏng vấn hồi cố, tác giả luận văn có tiến hành phỏng vấn cụ Nguyễn Hữu Cầu ở thôn Xuân Ổ năm nay đã trên 80 tuổi. Cụ hồ hởi cho biết: “Tôi đã ở cái tuổi "gần đất xa trời" rồi vậy mà năm nay lại được chứng kiến tận mắt những Festival Bắc Ninh, phục dựng lại các loại hình văn hóa truyền thống của quê hương, phấn khởi lắm. Đảng, Nhà nước đã quan tâm khôi phục lại lễ hội truyền thống của tổ tiên không chỉ giữ gìn nét đẹp truyền thống của cha ông để lại mà còn giáo dục thế hệ con cháu đời sau tiếp bước cha ông xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

Bác Chiến, – người tham gia vào ban tổ chức công tác tổ chức rước thánh từ Chùa Lim ra Đình phấn khởi nói: “Lễ hội được tổ chức chỉn chu đã tái hiện câu chuyện cách đây hàng nghìn năm, giáo dục con cháu nhớ lại truyền thống uống nước nhớ nguồn với ước mơ về mùa màng bội thu. Hy vọng năm nay sẽ có một mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh”.

Tại Ban quản lý lễ hội của làng có lễ hội cũng được giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc. Họ cũng có chung cảm xúc hân hoan như phần đông dân chúng. Nghiên cứu thu thập số liệu thực tế, tác giả cũng phỏng vấn một du khách Hàn Quốc- tham dự lễ hội Âm dương Bắc Ninh được trình diễn ở Rạp Hồng Hà- Hà Nội. Ông ta cho rằng: “Lần đầu tiên trong đời tôi được gặp một

94

lễ hội như vậy. Tôi thấy rất cảm động khi được hòa mình vào không khí lễ hội và ngắm nhìn những hoạt động lễ hội thú vị này. Sang năm, nếu hoạt động lễ hội âm dương chính thức được phục dựng trên quê hương quan họ Kinh Bắc, tôi sẽ trở lại với bạn bè của mình”.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)