6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh:
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch lễ hội Bắc Ninh đã có bước phát triển tương đối khá. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn chưa thực sự đóng góp tích cực, rõ ràng cho nền kinh tế, xã hội của địa phương. Du lịch lễ hội Bắc Ninh còn cần những định hướng cho sự phát triển sản phẩm du lịch lễ hội như một trong những thế mạnh của tài nguyên du lịch Bắc Ninh.
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 xác định việc gắn sự phát triển du lịch Bắc Ninh với thị trường khách Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ (từ Hà Giang đến Hà Tĩnh) và tam giác động lực tăng trưởng kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Bắc Bộ là Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, lễ hội. Bên cạnh đó là du lịch sinh thái kết hợp tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng.
Trên căn cứ xác định mục tiêu phát triển đó, UBND tỉnh Bắc Ninh, sở Thương mại và du lịch Bắc Ninh trước đây và sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay đề ra quan điểm phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng mục tiêu phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh nhanh và bền vững; đẩy mạnh xúc tiến và tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập trung đầu tư một số khu, tuyến, điểm du lịch lễ hội quan trọng có khả năng thu hút khách du lịch. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng, giàu
120
bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh. Từng bước đưa du lịch lễ hội Bắc Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cụ thể:
Thứ nhất: Phát triển du lịch Lễ hội phải được đặt trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên du lịch Bắc Ninh, phải gắn với việc phát triển du lịch vùng Bắc Bộ. Cơ sở phát triển du lịch phải phù hợp nhiều mặt với kinh tế của Bắc Ninh và gắn với du lịch vùng Bắc Bộ một cách bền vững.
Thứ hai: Phát triển du lịch Bắc Ninh nói chung và lễ hội nói riêng phải gắn với bảo đảm an ninh, chính trị, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, đặc biệt là ngành văn hóa, phải có sự nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong các các ngành, các cấp, cụ thể ở đây là ngành Văn hóa. Chủ thể/ khách thể tham gia du lịch đều phải có nhận thức đúng đắn về công cuộc phát triển du lịch, thông suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất đến địa phương. Điều đó giúp mỗi người dân Bắc Ninh, mỗi cấp, mỗi ngành đều thấy việc phát triển ngành công nghiệp không khói này là nhiệm vụ chung.
Thứ tư: Phát triển Du lịch tỉnh Bắc Ninh phải trên cơ sở động viên, mềm dẻo, linh hoạt, khuyến khích mọi nguồn lực đầu tư để khai thác “nội lực” của Tỉnh. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch đa dạng, điều đó sẽ thu hút du khách và tăng thu nhập cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh từ những sản phẩm du lịch mới và mang tính đặc thù.
Căn cứ vào đánh giá về tiềm năng du lịch và tài nguyên du lịch, những tài nguyên du lịch chủ yếu của miền đất thuộc Kinh Bắc xưa, một trong tứ trấn bao quanh Thăng Long Kinh thành là: Du lịch tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội tín ngưỡng, du lịch văn hóa Quan họ, du lịch tham quan làng nghề và du lịch thể thao, giải trí và nghỉ cuối tuần, du lịch
121
hội thảo, hội nghị... Từ đó, các sản phẩm du lịch được đề án phát triển du lịch tỉnh xác định đầu tư bảo tồn là: Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, dân ca Quan họ, làng nghề và sản phẩm làng nghề, các làng cổ, nhà cổ, khu vui chơi, giải trí, thể thao và mua sắm. Bắc Ninh phải kết hợp phát triển cả khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch. Việc xây dựng các khu du lịch phải tôn trọng nội dung đã xác định trong các dự án, xác định quỹ đất, kêu gọi vốn đầu tư. Các điểm du lịch phải có dịch vụ phù hợp với đặc thù và đảm đảm chuẩn du lịch từ cấp Tỉnh (có tài nguyên phục vụ từ 10.000 lượt tham quan/năm). Các tuyến du lịch theo chuẩn cấp Tỉnh phải nối được các khu, điểm du lịch cấp Tỉnh. Đồng thời, cảnh quan, môi trường, các cơ sở cung cấp, dịch vụ phải gắn với tuyến giao thông (đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không).
Chuyển sang kinh tế thị trường với quy luật cung - cầu tại Bắc Ninh có sự hình thành các loại hình kinh doanh du lịch. Bắc Ninh định hướng phát triển các loại hình kinh doanh du lịch liên quan có thể đưa vào như một trong những yếu tố cấu thành trong dây chuyền kinh doanh du lịch lễ hội gồm: Kinh doanh lưu trú và nhà hàng; kinh doanh lữ hành; kinh doanh vận chuyển khách và kinh doanh hoạt động vui chơi; giải trí; thể thao; nghỉ dưỡng và bán hàng lưu niệm. Nhà nước và Tỉnh xác định việc quản lý trên lĩnh vực này chỉ nên tác động qua những cơ chế, chính sách pháp luật và những yếu tố khác để điều tiết, cân đối cho phù hợp, tránh áp đặt kiểu hành chính.
Trong Đề án phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2010, Bắc Ninh xác định mục tiêu từng bước phấn đấu đưa du lịch, trong đó có du lịch lễ hội sớm trở thành ngành với thế mạnh kinh tế quan trọng của địa phương. Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch trong đó có du lịch lễ hội, đầu tư một số khu, tuyến điểm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch trong nước mỗi năm tăng trung bình 15-20% mỗi năm và quốc tế tăng từ 10-20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lượt khách vào năm 2010, xây dựng cơ sở vật
122