6. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Với doanh nghiệp du lịch:
- Mạnh dạn đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực kinh doanh, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch và phát triển các tuyến du lịch mang dấu ấn đặc trưng, thu hút khách, mở rộng quan hệ với liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nước để khai thác các nguồn khách về địa phương.
- Nâng cấp các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch lễ hội chung-những sản phẩm thuộc sự quản lý và trách nhiệm cung ứng của doanh nghiệp như: Đội ngũ hướng dẫn viên có kinh nghiệm về hướng dẫn du lịch lễ hội ở Bắc Ninh; xe phục vụ đưa đón…
- Phối hợp với các đơn vị an ninh lễ hội cụ thể ở địa phương thực hiện các chính sách để quản lý đoàn khách và thực hiện quyền lợi của khách du lịch trong lễ hội hiệu quả. Tránh trường hợp những hướng dẫn viên không chuyên hoặc thiếu kinh nghiệm quản lý đoàn để thất lạc hay thiếu những cảnh báo đến khách gây phiền hà và làm mất cảm quan tốt đẹp của khách du lịch về lễ hội với các tệ nạn như: móc túi, thất lạc khách, thất lạc hành lý… Xây dựng hình ảnh và điểm đến đẹp về Lễ hội Bắc Ninh trong du khách trong và ngoài nước.
155
- Các doanh nghiệp cần cập nhật các thông tin cụ thể về lễ hội. Đặc thù của Du lịch lễ hội chịu sự tác động của thời vụ rất cao, lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố về thời gian tổ chức lễ hội thường là âm lịch. Do đó, bản thân doanh nghiệp du lịch phải giữ quan hệ sâu sắc với đơn vị tổ chức, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương để có thông tin về đặc thù của các lễ hội lớn từng năm: Quy mô, mục đích, loại hình, các hình thức được diễn trình trong lễ hội của từng lễ hội du lịch… để trong quá trình cung cấp cho khách du lịch, họ được hưởng lợi thực sự từ chất lượng của sản phẩm du lịch lữ hành lễ hội.
- Cần tăng cường hơn các hoạt động quảng cáo, Pr về hình ảnh lễ hội Bắc Ninh theo đặc thù năm hay lễ hội từ trước các thời điểm “thời vụ lễ hội Bắc Ninh”… Lễ hội Bắc Ninh tập trung nhiều vào ra giêng- đầu năm, do vậy để khách du lịch biết đến và tham gia vào trong chương trình du lịch của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có những biện pháp dài hơi để xây dựng được trong mắt khách du lịch Quốc tế một hình ảnh lễ hội Bắc Ninh “năm nào cũng có, nhưng không phải năm nào cũng giống năm nào”… từ đó khách du lịch bị cuốn hút, họ tham gia và họ trở lại du lịch lễ hội Bắc Ninh như kinh nghiệm của Trung Quốc vẫn làm: Mỗi năm, trên cùng một địa điểm và một tài nguyên du lịch, người Trung Quốc khôn khéo tổ chức ra các sự kiện du lịch khác nhau để làm du lịch và để đón lượt khách trở lại Trung Quốc du lịch
- Luôn hướng sự phát triển du lịch, khai thác sự phát triển của du lịch lễ hội dựa trên nguyên tắc thỏa mãn, kết hợp 4 đối tượng tham gia vào du lịch bền vững là: Doanh nghiệp- Ban quản lý (chính quyền địa phương)- Khách du lịch- Tài nguyên tốt…từ đó khách du lịch đã đến nhưng họ không thấy chán mà họ bị cuốn hút tùy bởi tài nguyên lễ hội được gọt dũa đa dạng theo thời gian và theo sự kiện du lịch, bản thân tài nguyên qua quá trình khai thác của các doanh nghiệp du lịch không phải là sự bào mòn mà là một sự quảng bá mà lợi ích kinh tế thu về góp phần vào việc bảo tồn cho chính nó. Những hoạt động phát triển kinh doanh du lịch lễ hội góp phần tạo ra lợi ích kinh tế và
156
công ăn việc làm chuyên nghiệp cho người dân địa phương nên nó được ủng hộ và hài lòng…Sự khai thác, kinh doanh có đóng góp lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp lữ hành qua việc đưa khách đến Bắc Ninh là hình thức để làm giàu cho ngân sách, thu nhập của chính quyền địa phương và nhà nước đồng thời cũng là mục tiêu để phát triển du lịch có bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội tại Bắc Ninh.
157
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tính chân thực và cập nhật về thông tin hợp pháp nhiều chiều của các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch Bắc Ninh được coi là phương tiện trung gian hữu ích phục vụ tốt cho quản lý du lịch. Đó là mục tiêu, động lực sâu sắc tạo thương hiệu do trấn Kinh Bắc có diện mạo mới ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Sự hữu cơ và tương tác qua lại giữa lễ hội và phát triển du lịch tại Bắc Ninh là không thể tách rời. Bởi đầu tư và thực hiện tốt hơn 40 lễ hội quan trọng của Bắc Ninh cũng chính là cú hích rất đáng kể với sự phát triển của du lịch nói riêng, phát triển kinh tế nói chung cho vùng đất rất đặc trưng này của Bắc Bộ.
158
KẾT LUẬN
1. Định hướng của đề tài là tiếp cận du lịch từ ngả đường bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Lấy một phần tư liệu văn hóa ở một quy mô hẹp là lễ hội làm chất bột, chúng tôi cố gắng gột nên hồ là đề tài « Bảo tồn và Phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển Du lịch». Ở đây, lễ hội không được tiếp cận như một hiện tượng văn hóa đơn thuần mà được dùng như những công cụ, những hiện tượng ý thức để quy chiếu và xem xét dưới góc nhìn du lịch học. Đối tượng được nghiên cứu ở đây là một địa phương rất đặc sắc của châu thổ Bắc Bộ cổ truyền.
2. Dù còn hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành, từ các ngả đường tâm lý học, xã hội học, sử học, nhân học văn hóa, và chủ yếu là du lịch học…
3. Việc nghiên cứu những khái niệm về du lịch và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội phục vụ phát triển du lịch, đã và đang là vấn đề nóng hổi của giới truyền thông và các thế hệ nghiên cứu, quan tâm. Điều đó góp phần làm phong phú cho kho tàng lý luận về du lịch.
4. Bên cạnh đó, trong mục tiêu hướng đích chỉ ra các tài nguyên văn hóa của lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch chúng ta cũng thấy có nhiều kinh nghiệm của một số địa phương khác hay quốc gia khác đã thực hiện thành công có thể định hướng cho Bắc Ninh…Tất nhiên, mỗi một lễ hội có tài nguyên lễ hội được bảo tồn sẽ có những yếu tố khác biệt nhất định khi đặt nó trong sự ứng dụng cho việc bảo tồn lễ hội trên quê hương quan họ Kinh Bắc, nhưng sự tham khảo này cũng có giá trị khoa học và thực tiễn nhất định trong thực hiện và cụ thể hơn khi ứng dụng và lồng ghép cho lễ hội Bắc Ninh.
5. Tất cả những nội dung tiêu biểu dễ tìm, dễ thấy trong lễ hội Bắc Ninh cho ta một bức tranh tiêu biểu, đầy màu sắc để khẳng định, nơi đây
159
không chỉ là một trong những vùng văn hóa tiêu biểu truyền thống của Bắc Bộ mà còn là một trong những vùng văn hóa có bảo tồn các giá trị của lễ hội hết sức đặc sắc, cuốn hút và dường như cũng rất có duyên, có tố chất trong việc đưa vào tập trung khai thác và bảo tồn như một trong những tài nguyên chính của ngành du lịch Việt Nam. Điều đó đã được nhiều phương tiện truyền thông, Đảng và Nhà nước, cùng nhiều nhà nghiên cứu có liên quan đến Kinh Bắc xưa thừa nhận qua bài viết báo cáo, hay công trình khoa học liên quan và làm nền tảng. Cũng từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn Hóa Thể thao Du lịch ngày nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Bắc Ninh- các cơ quan hữu quản đó mà một số vấn đề có liên quan để phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng đã được cơ bản kiến lập hoặc đang được sửa chữa để bảo tồn hay đầu tư cho tài nguyên văn hóa của Bắc Ninh nói chung và tài nguyên lễ hội Bắc Ninh của ngành du lịch nói riêng… Những yếu tố đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Ngành du lịch có thể dang tay và thỏa sức hoạch định, nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh như một trong những thế mạnh của ngành….
6. Nhằm phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh một cách chuyên nghiệp còn tồn tại một số vấn đề bất cập nguy hại mà nếu ‘cứ để vậy’ không bảo tồn kịp có thể dẫn tới sự hao tổn về tài nguyên văn hóa lễ hội… Nhưng về cơ bản, tác giả vẫn có một niềm tin lạc quan rằng, khi tài nguyên du lịch lễ hội được quan tâm hơn nữa, được đề xuất và đầu tư, điều chỉnh một cách kiên quyết cho định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh hơn nữa thì vấn đề phát triển du lịch lễ hội bền vững ở Bắc Ninh là việc hoàn toàn có thể làm được.
7. Tính chân thực và cập nhật về thông tin hợp pháp nhiều chiều của các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch Bắc Ninh được coi là phương tiện trung gian hữu ích phục vụ tốt cho quản lý du lịch. Đó là mục tiêu, động lực sâu sắc tạo thương hiệu do trấn Kinh Bắc có diện mạo mới ở thập niên thứ hai
160
của thế kỷ XXI. Sự hữu cơ và tương tác qua lại giữa lễ hội và phát triển du lịch tại Bắc Ninh là không thể tách rời. Bởi đầu tư và thực hiện tốt gần 50 lễ hội quan trọng của Bắc Ninh cũng chính là cú hích rất đáng kể với sự phát triển của du lịch nói riêng, phát triển kinh tế nói chung cho vùng đất rất đặc trưng này của Bắc Bộ
Di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng là nguồn sáng tạo. Sự sáng tạo dẫn tới cội nguồn của truyền thống văn hóa nhưng chỉ phồn thịnh khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Vì lý do đó, lễ hội phải được giữ gìn, đề cao và chuyển giao cho các thế hệ tương lai như là bằng chứng cho kinh nghiệm và khát vọng của con người để khuyến khích sáng tạo trong tất cả sự đa dạng của nó và truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa các nền văn hóa. Bởi vậy, việc nghiên cứu khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội ở Bắc Ninh để phục vụ du lịch cho xứ Kinh Bắc này cũng không phải là một ngoại lệ.
8. Trong mối quan hệ tương tác giữa lễ hội và du lịch thì lễ hội là nguồn lực, là một trong những bảo đảm cho sự phát triển du lịch bền vững cùng làng nghề, nghệ thuật trình diễn, danh thắng… Chính hệ thống lễ hội dầy đặc với gần 50 lễ hội cốt lõi đặc sắc đã làm nên thương hiệu cho du lịch Bắc Ninh.
9. Do lễ hội tập trung vào khoảng thời gian là mùa xuân nên việc điều chỉnh lưu lượng du khách đến lễ hội theo thời điểm, đặc biệt ở những lúc cao điểm để công việc tổ chức, thực hiện và cơ sở hạ tầng dịch vụ không bị quá tải là nội dung quan trọng mà Bắc Ninh cũng cần lưu ý. Quản lý lễ hội gắn với sự phát triển du lịch Bắc Ninh là một bài toán nan giải, đòi hỏi quản lý hai nhân tố văn hóa và kinh tế sao cho kế hợp với nhau hài hòa, cùng tồn tại và phát triển vững bền. Nó đòi hỏi những giải pháp đồng bộ về quản lý. Nó đòi hỏi ý thức của toàn dân. Nó đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Tổng cục –Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và các cơ quan hữu quan. Muốn
161
giải được bài toán đó cần có thông tin. Nghĩa là, chúng ta cần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn lịch sử sâu sắc và xây dựng hồ sơ đầy đủ hệ thống các lễ hội Bắc Ninh để phát triển một hệ thống thông tin hiện đại có năng lực phục vụ đắc dụng cho du lịch tỉnh nhà và truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa Bắc Ninh và các tỉnh khác, giữa văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa khác.!.
10. Cuối cùng, chúng tôi mong mỏi rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học du lịch nói chung, du lịch vùng miền và du lịch Bắc Ninh nói riêng/./
162
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tổng kết công tác 1998 và chương trình công tác năm 1999. Sở Thương mại và Du lịch Bắc Ninh
2. Công văn của Viện nghiên cứu phát triển du lịch gửi sở Thương mại và Du lịch về việc xem xét quy hoạch du lịch Bắc Ninh, 1998
3. Dương Văn Sáu (2004) , Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường ĐH Văn Hóa, Hà Nội
4. Đề án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh (2007), Sở Thương Mại và Du lịch Bắc Ninh.
5. Địa chỉ Hà Bắc (1982), Ty Văn hoá Hà Bắc
6. Thanh Hương, Phương Anh (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập1 7. Thanh Hương, Phương Anh (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Tập2.
8. Trần Đình Luyện (Chủ biên) (1997), Văn hiến Kinh Bắc
9. Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến 2010 (1997), Sở Thương mại và Du lịch Bắc Ninh
10. Tờ trình về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hoá (1998), Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh
11. Lê Trung Vũ, Thạch Phương (1995), 60 lễ hội Việt Nam truyền thống. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
12. Bộ Văn hoá Thông tin (1994 & 2001), Quy chế lễ hội.
13. Bùi Thiết, Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (1996), Từ điển lễ tục Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 620 trang
163 567 trang
15. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội
16. Đinh Gia Khánh (1999), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, NXB Khoa học Xã hội, 263 trang
17. Đinh Thị Phương Dung (1999), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ĐH Quốc Gia Hà Nội
18. NXB Chính trị Quốc gia (2002), Luật Di sản văn hoá và nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội, 97 trang
19. NXB Chính trị Quốc gia (1999), Pháp lệnh Du lịch, Hà Nội, 32 trang 20. Ngô Đức Thịnh (1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền ” Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 11 (185), trang 36
21. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thờ thành Hoàng Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 26.
22. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tr.33 23. Phan Hữu Dật (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học Xã hội
24. Phan Hữu Dật (chủ biên) (1992), Văn hoá - Lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á, NXB Văn hoá Dân tộc
25. Tô Ngọc Thanh (1994), Niềm tin và lễ hội, trong sách Đời sống xã hội hiện đại- GS Đinh Gia Khánh- GS Lê Hữu Tầng chủ biên: NXB Khoa học xã hội , Hà Nội, tr.267-272 (Trang 25)
26. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở văn hóa Thông Tin Bắc Ninh, Tr.12
27. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hoá Thông tin
164
28. Trần Từ (1991), “Từ một vài “trò diễn” trong lễ hội làng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, Số 3 (98),trang 17
29. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,
NXB Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 984 trang
30. Trần Ngọc Thêm (1997)), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB