6. Cấu trúc luận văn
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị
phục vụ cho du lịch lễ hội thời gian qua:
Có được những ưu điểm hay thành công của sản phẩm cuốn hút lễ hội cho đến việc bảo tồn lễ hội ở Kinh Bắc như ngày nay có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên mà tác giả luận văn có thể thấy rất khách quan và rõ ràng là:
- Công tác quản lý được thực hiện tốt: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ngày nay mà các sự kiện chính trị hay kinh tế, văn hóa ở tầm vĩ mô có tác động đến du lịch lễ hội được thực hiện rất nhanh nhạy và trên nhiều phương diện. Từ chỉ đạo của trung ương xuống địa phương thực hiện rất nhanh nhạy và trực diện được vấn đề đang hiện hữu ở Bắc Ninh như việc: những con đường dẫn vào tỉnh/ Thành phố Bắc Ninh có nhiều ổ gà và xấu. Tuyến quốc lộ 1A trước khi có tuyến quốc lộ cao tốc được khánh thành để lưu thông một số lượng lớn khách chạy qua và chạy vào địa bàn tỉnh là một trong những tuyến quốc lộ xấu nhất Việt Nam thường bị báo đài phản ánh do thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc đường, ổ gà, ổ voi, xe khách không đảm bảo sự an toàn cho việc chuyên chở qua lại… thì nay được sự quan tâm bởi các dự án quản lý ở cấp vĩ mô đã phần đông trở thành những con đường hết sức đẹp đẽ, đảm bảo vấn đề lưu thông của nhiều loại phương tiện. Tuyến quốc lộ cao tốc cũng gánh được vấn đề lưu thông của các phương tiện vận tải lớn và trên các chặng đường dài… Có nhiều con đường được mở từ trong làng có hội ra hẳn đường cao tốc để giảm tải được vấn đề ách tắc trong lễ hội ở hội Lim, hội làng Đình Bảng, hội Dâu…Vốn là những hội vẫn được nức tiếng nhiều người tham gia…Đó thực sự là một
105
thành quả rất lớn mà Đảng, Nhà nước và Ban quản lý các di tích đã quan tâm tu sửa và đầu tư… Nó tạo được tấm thảm đầu tiên cho việc bảo tồn và phát huy lễ hội trong kinh doanh du lịch hết sức hiệu quả. Vấn đề “giao thông là huyết mạch của ngành” được giải quyết từ lãnh đạo nhà nước như vậy thực sự là một đóng góp quan trọng được ghi nhận.
- Việc thực hiện hoạt động lễ hội nói riêng và việc đưa lễ hội vào kinh doanh du lịch nhận được sự hưởng ứng của người dân: Một trong những nhân tố hỗ trợ và cũng có thể là nguyên nhân của việc cản trở sự phát triển du lịch là yếu tố sự ủng hộ hoặc phản đối, đồng tính hoặc không đồng tình của người dân ở địa phương có sản phẩm du lịch.
Trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội, nhà quản lý là một yếu tố quan trọng như đã nêu, nhưng nếu điểm du lịch không xây được mối quan hệ tốt đẹp từ đầu với cư dân địa phương, nhận được sự ủng hộ của họ và đặc biệt “lôi kéo họ vào cùng làm du lịch” như mình thì hiệu quả bền vững du lịch không thể đạt được tuyệt đối. Và ngược lại, việc nhà quản lý lôi kéo được cộng đồng địa phương cùng tham gia làm du lịch sẽ tạo ra yếu tố tích cực trên nhiều mặt trong vấn đề bảo tồn. Trong những năm qua, ở Bắc Ninh, người dân nơi đây vẫn được đánh giá là hiền hòa và đôn hậu do thừa hưởng cái gốc của Phật giáo và trong vòng văn hóa của đất kinh kỳ do vậy họ ứng xử với nhau phần đông rất hài hòa, nhân bản.
Người Kinh Bắc được tiếng “tình sâu một khắc nghĩa để dài trăm năm”… Nhận định đó đã đi vào câu hát, câu ca dao, tục ngữ truyền tụng, do vậy sự vận dụng trong việc tổ chức và làm kinh doanh du lịch lễ hội cũng rất nhẹ nhàng, uyển chuyển. Lễ hội cũng như sản phẩm kinh doanh du lịch lễ hội chính sác có lịch sử từ bao giờ không biết nhưng theo hồi ức của người già và trong thực tế khảo cứu để thực hiện đề tài tác giả không nhận được ý kiến về việc “lễ hội không tạo được sức hút hay không phong phú hay du lịch lễ hội
106
chưa phát triển là do vấn đề về việc không nhận được sự đồng tình, hướng ứng tham gia của người dân Bắc Ninh. Đây là một nguyên nhân thành công của việc thực hiện hoạt động lễ hội khi xưa và hứa hẹn một sự thành công hơn nữa trong việc các nhà đầu tư có thể quan tâm đến mục đích bảo tồn và kinh doanh du lịch lễ hội khi có ý định đẩy mạnh yếu tố cộng đồng Bắc Ninh tham gia.
- Xác định được, biết được cách tổ chức lễ hội: Việc xác định được, biết được cách làm để hướng đích bảo tồn lễ hội vận dụng trong phát triển du lịch thời gian cũng là một yếu tố góp phần vào sự thành công với tài nguyên lễ hội thời gian qua. Từ thực tế các địa điểm và loại hình kinh doanh du lịch khác mà rút kinh nghiệm tác giả nhận thấy vai trò của việc xác định hay biết cách tổ chức và bảo tồn lễ hội là một yếu tố quan trọng cho tài nguyên lễ hội ngày nay ở Bắc Ninh. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đến ngàn năm Bắc thuộc chung cùng đất nước, biết bao thành tố văn hóa truyền thống đã bị hủy hoại nhưng tài nguyên lễ hội vẫn được trường tồn một cách rõ ràng để được nghiên cứu như một sản phẩm để có thể nghiên cứu đưa vào kinh doanh hiện nay trước hết là do sự đóng góp của các “nghệ nhân ông cha ta từ rất xưa”… Có lẽ, xuất phát điểm từ gốc nông nghiệp, sau những ngày lao động vất vả, nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí đặt ra là rất lớn với ông cha ta, vì vậy mà lễ hội ra đời và sau này, mặc dù đứng trước vấn đề về giao lưu văn hóa cưỡng bức với Hán tộc nhưng nhờ lòng yêu nước và ý thức bảo tồn vô hạn của lịch sử mà ta có được những sản phẩm lễ hội tròn trịa ngày nay… Sau này, những nhà lãnh đạo của ngành, của tỉnh, của Bộ và của nhà Nhà nước đã ý thức được sự quý giá của tài nguyên lễ hội do chính bản thân sức hút từ lễ hội để lại cho đời sống xã hội ngày nay mà mục đích bảo tồn lễ hội càng được thúc đẩy bảo tồn. Những vấn đề mà tỉnh hay ban quản lý lễ hội đã làm, được đánh giá là “xác định được, biết được cách làm lễ hội” có thể kể tiêu biểu như: Cùng
107
hưởng ứng các chỉ đạo từ trung ương về địa bàn tỉnh về việc thực hiện chính sách đổi mới và thay đổi tích cực cho hoạt động lễ hội, hướng dẫn để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, không ngừng bảo tồn thông qua khuyến khích các lễ hội truyền thống dân tộc vào các thời điểm truyền thống trong năm của các làng, luôn đấu tranh để bảo vệ các lề thói xấu phát sinh của xã hội có tác động đến lễ hội, nhận thức được vai trò của dân làng bản địa trong việc góp phần vào thành công của lễ hội du lịch, thu hút đầu tư từ bên ngoài về hạ tầng và khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh bên cạnh vấn đề phát triển các ngành nghề văn hóa tiêu biểu như chế tác tranh Đông Hồ, làm gỗ Đồng Kỵ, nghề làm rượu làng Vân, nghề đúc đồng Đại Bái…