6. Cấu trúc luận văn
3.2.2.4. Thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ
theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên lễ hội trong kinh doanh du lịch.
Cần xác định cái ổn định và cái biến động trong công tác bảo tồn và kinh doanh du lịch lễ hội truyền thống rõ ràng khi thực hiện: Trong một lễ hội cổ truyền nào cũng có những yếu tố đã ổn định, trở thành truyền thống và có những yếu tố có thể biến động. Trong đó, các yếu tố ổn định là cơ bản, là cái bao trùm, còn các yếu tố biến động là cái thời đại, cái cụ thể, chi tiết. Khi thực hành một lễ hội cổ truyền, điều quan trọng là phải xác định đúng đâu là cái truyền thống, cái không thể biến đổi hay thay thế. Đồng thời, xác định được đâu là yếu tố biến động, cần điểu chỉnh để đáp ứng yêu cầu thị hiếu của xã hội để nếu cần thì có thể thay đổi, biến đổi, hay bổ sung thêm hay lược bỏ chúng đi. Không nên có thái độ cực đoan khi thực hành lễ hội cổ truyền trong bối cảnh của cuộc sống đương đại, nếu chỉ giữ khư khư như nó vốn có từ hàng trăm năm trước thì đến lúc nào đó lễ hội trở nên buồn tẻ, không còn hấp dẫn đối với người dân, nhất là thế hệ trẻ; nhưng cũng không thể “hiện đại hoá” nó quá mức dẫn đến làm biến đổi tính chất, ý nghĩa, giá trị truyền thống của lễ hội thì nó sẽ không được chính nhân dân chấp nhận. Trên cơ sở quy hoạch bảo tồn, tiếp tục đẩy mạnh việc trùng tu, tôn tạo các di tích có liên quan đến lễ hội, tiến hành tu bổ và bảo tồn các giá trị văn hóa, tự nhiên bằng nhiều cách tiếp cận phù hợp có nghiên cứu tương thích về mỹ thuật và lịch sử để tái tạo được giá trị của các thành tố góp phần tạo lên bản sắc của văn hóa lễ hội du lịch như: chùa chiền, cổng làng, cổng đình, các đồ tùy rước và hội được sơn son thiếc vàng… Việc sửa sang, chỉnh trang lại các vật dụng và công trình về tự nhiên và văn hóa này là một việc cần làm vào các thời điểm cách xa thời gian lễ hội để tránh cập dập và cũng nhằm tránh sự xuống cấp quá về di tích về sau khó phục dựng được nguyên bản.
146
Cần tạo ra nguồn kinh phí để bảo tồn không chỉ dựa vào các nguồn vốn đầu tư của trung ương và ngành mà từ chính các hoạt động chặt chẽ qua việc thu vé vào di tích và quản lý công đức của du khách, các dịch vụ bán tài liệu giới thiệu liên quan tới di tích. Một số địa điểm tổ chức lễ hội còn có một biện pháp khá văn minh mới, được đánh giá cao trong việc gắn “đạo với đời”- tích kiệm ngân sách nhưng vẫn đảm bảo mục đích tín tâm của khách du lịch như ở đền bà chúa Kho trong những năm gần đây: Ban quản lý hạn chế và tích kiệm tiền bạc của nhà nước, của người trảy hội vào trong khu di tích bằng biện pháp họ khuyến khích khách du lịch tâm linh lễ hội tại đây không đốt vàng mã tại sân sau của khu di tích sau khi đã thờ cúng nữa mà thay vì đó, sau khi họ đã “ghi nhận công đức và tiền bạc của khách thập phương xong, họ “nhập kho” vàng tiền của khách đã thờ cúng và có thể “tái đầu tư” ở các cửa hàng bán vàng mã bên ngoài để thu về “tiền dương” cho hoạt động công đức và xây dựng khu di tích…
Biện pháp này đã được thực hiện nhiều năm nay ở đây và tích kiệm được một vốn kinh phí tương đối khá cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử đương đại. Biện pháp này tích kiệm được nhiều chi phí từ việc kinh doanh lễ, vàng giấy… Nên chăng, ban quản lý các di tích lễ hội khác cần nghiên cứu về tính tích kiệm để tính đến hiệu quả nguồn thu chi để xem xét ứng dụng cho nhiều điểm du lịch tâm linh lễ hội tương tự khác ở Bắc Ninh vì hàng năm, do đặc thù của địa điểm du lịch tâm linh đền bà chúa Kho (người ta “vay tiền” và “trả tiền vàng” tại điểm du lịch này nhiều vô số kể nên biện pháp này đặt ra hữu ích và thiết thực, mang tính giá trị thiết thực cao về kinh tế)
Một vấn đề cụ thể nữa cần đặt ra trong việc thực hiện nội dung lễ hội phong phú là biểu diễn nghệ thuật Quan họ theo lối hát cổ, theo lối cũ, theo truyền thống thì lớp trẻ ngày nay không còn thấy thích thú. Nhưng đối với khách quốc tế, họ lại có sự hứng thú nhất định với loại hình dân ca gốc Quan
147
họ. Khi nghe hát quan họ theo kiểu cổ ở làng Diềm (Bắc Ninh) có người thích nhưng khách du lịch quốc tế lại không thích. Có khách du lịch thích nghe Quan họ kiểu nhà đài hay “văn công” Quan họ Bắc Ninh. Đây là thứ Quan họ đã được cải biến ít nhiều. Nó gây sự chú ý và như thế Quan họ vẫn còn sống. Nhưng những khách du lịch có kiến thức về Quan họ cổ thì họ không thích những ca từ qua phương tiện âm thanh như vậy. Quan họ cổ truyền nên dành để phục vụ cho khách quốc tế muốn tìm hiểu Quan họ gốc thế nào. Cần xác định vận dụng hai loại hình biểu diễn của Quan họ này vào kinh doanh du lịch uyển chuyển để mở rộng thị trường khai thác di sản văn hóa phi vật thể Quan họ trong kinh doanh du lịch lễ hội.
3.2.2.5. Phát triển cộng đồng địa phương và nhân lực du lịch lễ hội Bắc Ninh trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội trong kinh doanh du lịch:
Tăng cường công tác giáo dục ý thức người dân thì một công việc không kém quan trọng là phải tuân thủ phương châm “mỗi chủ di sản (mà ở đây là lễ hội Bắc Ninh) phải tự cứu lấy di sản của chính mình trước khi nhờ đến ngoại lực”. Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ di sản lễ hội (các địa phương có lễ hội tự khai thác giá trị lễ hội bằng các hình thức thích hợp (điểm tổ chức lễ hội, nhà nghỉ, khách sạn, bầy bán hàng lưu niệm, mở phòng tranh trưng bầy, dịch vụ ăn uống, may mặc, cho thuê quần áo, trang phục lễ hội…) tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tạo nguồn nội lực bảo tồn lễ hội trực tiếp của chính cộng đồng như: Giáo dục chính những người dân ở làng có hội hiểu được các hạn chế còn tồn tại ở lễ hội Bắc Ninh có thể là nhân tố hủy hoại tài nguyên, công ăn việc làm của chính họ từ đó đưa họ, phát triển họ vào đội ngũ an ninh trong lễ hội để giám sát tố giác và xử lý theo luật để ngăn ngừa các tình trạng tiêu cực như xả rác, trộm cắp, móc túi, lừa đảo trong lễ hội. Trong việc tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh, các cộng đồng Bắc Ninh phải là chủ thể của lễ hội truyền thống để
148
thực hiện nguyên lý bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Trong quá trình tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội cần tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào cộng đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xướng của lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập chúng tôi luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phương và những người đại diện cho các cộng đồng. Điều đó đã tạo được lòng tự hào của người dân về lễ hội mà họ đã góp công góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng cộng đồng từ đó gắn bó ý thức đóng góp để được hưởng thụ vui chơi trong suốt thời gian diễn ra hội lễ du lịch. Lấy con người là hạt nhân trong bảo tồn và phát triển văn hóa du lịch.