6. Cấu trúc luận văn
3.2.1.2. Những khó khăn:
- Các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn chưa đồng bộ, khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các dịch vụ còn thấp. Theo thống kê của sở du lịch Bắc Ninh
năm 2007 trong số 119 cơ sở kinh doanh du lịch, đại đa số là kinh doanh cơ sở lưu trú (110/119 cơ sở). Các lĩnh vực khác như kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách chỉ có 3/119 cơ sở. Tổng vốn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực lưu trú chiếm 62%.
- Cơ sở vật chất kinh doanh du lịch còn thấp, kém: Trong số 110 cơ sở lưu trú chỉ có 17 khách sạn bằng 14,29%, số còn lại là nhà nghỉ. Trong số 17 khách sạn mới chỉ có 1 khách sạn 2 sao; 1 khách sạn 3 sao. Các khách sạn còn lại chỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Hoạt động kinh doanh vui chơi giải trí quy mô lớn chưa có. Hoạt động lữ hành còn ít, chưa hiệu quả, mới chỉ đưa khách trong tỉnh tới các vùng phụ cận là chủ yếu. Hiệu quả khai thác, giữ chân
131
khách chưa đạt yêu cầu. Thời gian lưu trú thấp, trung bình là 1,18 ngày (cả nước là 2,1 ngày) co xu hướng giảm xuống: 1,34 ngày năm 2001 xuống còn 1,14 ngày năm 2006. Cơ cấu khách du lịch mới khai thác khách nội địa là chủ yếu, chiếm 93,2% tổng lượng khách.
- Một số điều khoản về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã được đưa vào quy ước xây dựng làng văn hóa nhưng vẫn chung chung, chưa cụ thể, các chế tài để thực hiện chưa rõ ràng. Từ đó dẫn đến hiện tượng hầu như nhà nào cũng biết đến việc có ‘hương ước xây dựng làng văn hóa lễ hội” nhưng việc thực hiện nhiều khi còn giáo điều, hạn chế. Một số ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường chưa tích cực.
- Hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng cáo còn chưa được coi trọng, hình thức tuyên truyền- quảng bá du lịch còn chưa phong phú. Nội dung tuyên truyền còn chưa chuyên nghiệp, thiếu hẳn chiến lược tuyên truyền, thông tin về tiềm năng du lịch, về con người, về giá trị bản sắc văn hóa truyền thống Bắc Ninh tới các du khách trong và ngoài nước.
Bảng 3.4: Kinh phí tuyên truyền và quảng cáo du lịch qua các năm
STT Nguồn vốn/Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1 Ngân sách TW 100 10 8 225 370 2 Ngân sách tỉnh 131 131 3 Nguồn DN 2 2 55 45 104 Tổng số: 605
132 Biểu diễn bằng đồ thị:
(Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại Bắc Ninh)
- Vấn đề về xử lý không gian tổ chức trước các sức ép về số lượng người tham dự, bao gồm các địa điểm cúng tế, địa điểm xuất phát, xem hội, các địa điểm để tổ chức các hoạt động hậu cần như gửi xe, cửa hàng ăn uống, nơi nghỉ… gây hình ảnh lộn xộn, mất cảnh quan giữa “rác” và “hội” trong lễ hội rước pháo đình làng Đình Bảng; vấn đề sức chứa ở hội Lim và hội Phật tích cùng các hội mang tầm quốc gia.
- Nhận thức của một chính quyền cơ sở còn hạn chế; một bộ phận cán bộ chưa thật gương mẫu khi triển khai, đôn đốc, kiểm tra. Một số cán bộ làm công tác văn hóa ở tỉnh, huyện, cơ sở thiếu, chuyên môn hạn chế, việc tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ phong trào chưa thường xuyên.
133
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về cả chất lượng và số lượng (chiếm 0,1% tổng số lao động dịch vụ trong ngành dịch vụ) kém về chất lượng và độ chuyên nghiệp biểu hiện 89,6% số lao động trong ngành là phổ thông. Số lượng lao động trong ngành có xu hướng tăng (bình quân 8% mỗi năm) tuy nhiên trình độ lao động bậc đại học còn chưa nhiều. Đội ngũ hướng dẫn viên hầu như không có. Công tác hướng dẫn viên ở Bắc Ninh gần như do Ban quản lý di tích đảm nhiệm. Trong 5 năm, từ 2002-2007: mới chỉ tổ chức được 3 lớp học cho hơn 140 lao động nhưng dừng lại ở đào tạo ngắn hạn là chủ yếu, chỉ đáp ứng được một nhu cầu nhỏ nhu cầu phát triển của nguồn nhân lực ở địa phương do vậy lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch ở Bắc Ninh thực sự chưa thực sự phát huy được thế mạnh:
Bảng 3.5: Thống kê lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh
Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lao động trong ngành Du lịch BN Người 455 500 520 535 560 714 730 814 850 890 Đại học và trên đại học 7 15 17 18 20 26 45 58 72 80 Cao đẳng, trung cấp 15 20 25 37 41 48 67 115 130 145 Đào tạo khác 30 50 63 63 83 115 135 142 150 170 Chưa qua đào tạo 403 415 415 417 416 525 483 499 498 495
134
Bảng số liệu thống kê của Sở Du lịch và Thương mại (trước đây) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh ngày nay cho thấy một thực trạng từ việc chất lượng nhân lực không cao là tác động không tốt đến việc hướng đích thị trường du lịch lễ hội được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, khoa học nhất định. Cũng chính vì vậy mà không khó khăn, trong một số lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực liên quan đến gốc nhân lực chưa chuẩn chung, cụ thể như: Các hoạt động mê tín (rút thẻ, xin âm dương) chưa được ban quản lý và chính q uyền địa phương dùng các biện pháp cương quyết để giải quyết; một số ấn phẩm không có phép lưu hành bày bán tại gần điểm. Dịch vụ tổ chức và thực hiện còn lộn xộn, vấn nạn ăn xin đeo bám theo du khách gây mất cảnh quan lễ hội, một bộ phận nhỏ còn bắt chẹt khách du lịch để kiếm lời. Khoảng 9,5% số lễ hội được tổ chức chưa tốt theo quy định.
- Sản phẩm du lịch lưu niệm Bắc Ninh còn chưa phát huy được thế mạnh của mình, còn nghèo nàn và lạc hậu, cách phục vụ du lịch lễ hội còn kém phát triển, chất lượng chưa cao. Hệ thống khu, tuyến điểm lễ hội còn chậm quy hoạch, đầu tư xây dựng nên chưa hình thành được sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn và kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch.
135
- Từ sự chưa khai thác được thế mạnh riêng của vùng trong kinh doanh du lịch mà chất lượng du lịch lễ hội của Bắc Ninh chưa riêng, chưa cao. Hệ thống, khu, tuyến điểm quy hoạch chậm, đầu tư xây dựng chưa hình thành sản phẩm đa dạng để kéo dài thời gian du lịch và lưu trú ở Bắc Ninh cao hay tạo ra được yếu tố mới cho những lần trở lại sau của du lịch lễ hội ở tỉnh.
Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể ngắn gọn kết luận từ thực tế nghiên cứu là do: Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh. Công tác lập quy hoạch các khu, tuyến, điểm, vốn đầu tư về hạ tầng và các khu du lịch, kinh phí cho việc tuyên truyền quảng bá còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch còn ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính, chưa đủ sức thực hiện đầu tư các sản phẩm du lịch, chương trình, tour du lịch chưa đa dạng và hấp dẫn khách, đồng thời chưa lôi cuốn và thu hút khách đến với thị trường du lịch Bắc Ninh. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng chưa được coi trọng và phong phú, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, và thiếu hẳn một chiến lược tuyên truyền, thông tin về tiềm năng lễ hội, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống ở tỉnh với khách du lịch trong và ngoài nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nhân lực cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch lễ hội của Bắc Ninh.