6. Cấu trúc luận văn
1.1.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một trong những phân hệ quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường xã hội nuôi dưỡng nó. Tài nguyên du lịch tham gia vào sản phẩm du lịch, cấu thành và kiện toàn cho sản phẩm du lịch. Tuy nhiên tài nguyên nói chung có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà có: Do tự nhiên hay do một quá trình diễn tiến, phấn đấu của lịch sử về mặt xã hội nào đó (tài nguyên xã hội) nhưng cũng không phải là bất biến. Khi con người khai thác và sử dụng nó không
30
hợp lý, không có định hướng quy hoạch khoa học thì có thể đứng trước vấn đề về việc hao hụt, tổn hại và có khi là sự suy thoái vĩnh viễn khi không được can thiệp bảo tồn kịp thời, khi con người đặt trong hoạt động khai thác hay kinh doanh mà thiếu tầm nhìn về sự phát triển bền vững. Do vậy trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên lễ hội nói riêng, ta cần nghiên cứu và đặt nó trong vấn đề bảo tồn, tôn tạo, trong sự vận động chặt chẽ, tương hỗ giữa quá khứ- hiện tại và tương lai.
Cho đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về tài nguyên du lịch.
- Luật du lịch (số 44/2005/QH11do quốc hội ban hành ngày 14/06/2005- chương 1: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- PGS.TS. Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người… Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.”
- Theo PGS.TS Phạm Trung Lương đã định nghĩa thì : “Tài nguyên du lịch hiểu theo nghĩa rộng lớn gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình”
- Theo nhà nghiên cứu Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao
31
động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [37, tr.9]
- PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ cũng cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch [20, tr.26]
Như vậy có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau nghiên cứu về vấn đề tài nguyên du lịch. Mỗi khái niệm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Học giả Pirojnik và PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ thì cho rằng: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh tế- xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người…Từ cơ sở này, học giả tổng hợp cả địa hình, thủy văn, khí hậu, động- thực vật, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội đều là tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải tất cả mọi kiểu địa hình, mọi khí hậu, các yếu tố khí hậu hay văn hóa đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch. Nhiều trường hợp với địa hình quá hiểm trở, bãi biển bị ô nhiễm hay tiềm ẩn sự bất an toàn như “thương hiệu du lịch Thái Lan” trong giai đoạn gần đây lại là điều kiện không hấp dẫn, cản trở sự phát triển du lịch… Phần nhiều các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế như học giả Pirojnik, nhà nghiên cứu Ngô Tất Hổ, PGS.TS. Trần Đức Thanh, PGS.TS. Phạm Trung Lương và các tác giả, cũng như trong luật du lịch Việt Nam có có rằng, tài nguyên du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo nên, có sức hấp dẫn với du khách, có thể sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch. Và như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng
32
phong phú, đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách, tạo hiệu quả du lịch cao.
Trong tài nguyên du lịch có bao gồm sự đa dạng về tài nguyên, tùy theo mục đích và tiêu chí phân loại mà người ta có thể phân chia theo cách khác nhau. Theo nguồn gốc hình thành, tài nguyên được phân loại là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên là tài nguyên địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, đất, khoáng sản, khoảng không ngoài vũ trụ và các thể tổng hợp tự nhiên. Tại điều 13, Luật du lịch cũng nhận định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Tài nguyên nhân văn bao gồm các loại tài nguyên nhân văn hữu thể như các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đương đại, vật kỉ niệm, bảo vật quốc gia và tài nguyên nhân văn vô thể (hay tài nguyên nhân văn phi vật thể) bao gồm lễ hội, làng nghề truyền thống. văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn trí thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất.