Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội

Những giá trị của Lễ hội rất đa dạng. Giá trị Lễ hội bao gồm những giá trị hiện hữu, giá trị về kinh tế, nhân văn, phi vật thể, và trong đối tượng nghiên cứu trực tiếp, lễ hội mang lại giá trị to lớn về việc tham gia trở thành sản phẩm du lịch nghiên cứu chính trong việc kinh doanh du lịch lễ hội… Điều đáng nói ở đây là một câu hỏi về vấn đề bảo tồn: Liệu rằng đã trải qua thời gian, các lễ hội truyền thống có hấp dẫn một cách bền vững du khách không. Có cách nào để thúc đẩy số lượng khách du lịch đến tham quan du lịch lễ hội gia tăng hơn, gia tăng thêm về số lượng để tài nguyên có thể phát huy được hết giá trị của mình trong khi sự phát triển này là tuyệt đối và bền vững?

Theo quan điểm phát triển tài nguyên du lịch có gắn với vấn đề bảo tồn bền vững hiện nay thì tài nguyên du lịch nói chung khi được nghiên cứu, khai thác có bảo tồn, tôn tạo và hợp lý, tích kiệm thì có thể sử dụng nhiều lần mà chất lượng vẫn có thể được nâng cao.

Giá trị cơ bản của Lễ hội, nội dung chính yếu để chúng ta đặt vấn đề bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ du lịch theo hướng bền vững, là vốn tri thức văn hóa dân gian được tích lũy trong lễ hội. Xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế công nghiệp phát triển đang làm mất dần trí tuệ bản địa mà lễ hội là một trong những nội dung sinh động bậc nhất. Khi mà đời sống và khoa học hiện đại chưa thể giải quyết cho mọi vấn đề cảu con người thì họ vẫn phải dựa vào niềm tin tâm linh, các phương thuốc dân gian, thánh thần. Một lễ hội dân

41

gian hay một nghi lễ đời sống nhiều khi có tác dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục lịch sử hay đạo đức cho dân chúng. Công việc bảo tồn tri thức lễ hội được nhiều nước đưa vào nội dung của giáo dục phổ thông về Đại học- là một định hướng Việt Nam cần tham khảo và tiến hành thực hiện. Tất nhiên, tùy theo điều kiện của mỗi nước mà việc này được thực hiện ở các mức độ khác nhau như: Đưa thành các điều cụ thể trong luật giáo dục dưới hình thức ngoài trời, seminar, tham quan gặp gỡ các nghệ nhân trình diễn lễ hội, tham dự lễ hội trực tiếp và tính vào giờ học ngoại khóa.

Ở nước ta, làng nào cũng có lễ hội hoặc nhằm tưởng niệm anh hùng khai phá lập làng, có công đánh giặc hoặc thần sông, thần núi hay kiếp đời đã qua có ảnh hưởng đến đời sống dân làng, các vị tổ nghề… lưu giữ những tri thức về họ, thẻ hiện sống động qua lễ hội bằng việc tham dự vào lễ hội (nội dung, cách thức), mọi người đều hiểu sơ giản nhưng có hệ thống về diễn trình lịch sử dân tộc. Trí tuệ bản địa đi thẳng vào lòng dân chúng một cách cuốn hút, không gượng ép, không rao giảng khô cứng mà đầy cảm xúc. Bảo tồn lễ hội thông qua trái tim nhân dân là cách làm khôn ngoan và khả thi mang tính giáo dục cao. Đồng thời, giúp họ rời bỏ dần dần những yếu tố mù quáng, mê muội, mê tín dị đoan…có hại trên cơ sở hành xử kiên nhẫn, thận trọng, hiểu biết, không áp đặt…

Mọi lễ hội đều có di tích liên quan của nó, ví như là nơi thờ, ghi dấu chân của thần… được dân coi là linh thiêng (nơi “Ngài” được sinh ra, nơi nghỉ chân trên đường đánh giặc, địa điểm xuất quân, khao quân, căn cứ, chiến trận, chỗ đóng đô hay là nơi tử trận… Kèm theo đó là các truyền thuyết và di tích thờ tự. Việc bảo tồn này phải giao trực tiếp, có ràng buộc trách nhiệm với người phụ trách văn hóa địa phương và cộng đồng cư dân bản địa. Đám rước, trò diễn, đua tài, trò chơi và bữa ăn cộng cảm nhuốm màu linh thiêng (ăn lộc

42

thánh)… đều phải được tổ chức hết sức chặt chẽ, hợp tình hợp lý, người nào làm việc gì và ở vị trí nào cũng phải có sự phân công tỉ mỉ.

Khó có thể dựng lại nguyên bản một lễ hội truyền thống và ngay trong lễ hội ấy những nội dung cần gạt bỏ hay điều chỉnh cho phù hợp với hôm nay, cái gì cần bảo tồn, giữ lại, phát huy là một bài toán không dễ. Không dễ không có nghĩa là không làm được. Xu thế toàn cầu hóa và kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ vào làng Việt nhưng lễ hội vẫn không ngừng phát triển. Cuộc “va đập” này không làm giảm đi những phương pháp giáo dục lịch sử và đạo đức theo cách truyền thống. Nghĩa là những giá trị tích cực cần bảo tồn và phát huy lễ hội là trí tuệ bản địa cốt lõi, nguyên gốc đang chứng tỏ bản lĩnh thu phục dân chúng của nó. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để du khách nước ta và nước ngoài thưởng ngoạn còn đóng vai trò làm cân bằng đời sống căng thẳng hiện tại với nhiều áp lực mưu sinh, an ủi động viên dân chúng trước những bất trắc, rủi ro của cuộc sống. Việc thi hành tín ngưỡng trong lễ hội làm con người thanh thản hơn, đẩy mạnh sự bình yên của xã hội và khôi phục những giá trị văn hóa. Như vậy, khi phát huy và bảo tồn mặt mạnh của lễ hội để phục vụ du lịch, du khách tham dự lễ hội thu được những thành quả lớn về tâm hồn, là những ích lợi tinh thần không thể định lượng thô thiển theo cách thông thường.

Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển (WCED) và theo khoản 21 (Điều 2, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì phát triển du lịch bền vững tài nguyên du lịch được quan niệm là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong sự đáp ứng nhu cầu của họ. Một địa phương hay một quốc gia muốn đạt được sự phát triển bền vững lâu dài thì phải xây dựng được ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, phát triển theo hướng bền vững, tiết kiệm.

43

Từ hai quan điểm này và qua quá trình nghiên cứu thực tế chúng ta hoàn toàn có thể phát triển tài nguyên du lịch nhiều lần nhưng vẫn có thể nâng cấp nó, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu bảo tồn mà phát huy được giá trị của lễ hội.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)