Điều kiện để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch

Bất kì quốc gia, địa phương hay vùng miền nào khi phát triển du lịch phải căn cứ vào những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu tác giả luận văn thấy có hai nhóm điều kiện cơ bản để phát triển du lịch đó là: Đó là những điều kiện chungđiều kiện đặc thù để phát triển du lịch.

Điều kiện chung: là những điều kiện cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả các nơi trên trái đất muốn phát triển du lịch. Trong khi đó, điều kiện đặc thù chỉ mang tính cần thiết đối với từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước. Điều kiện chung bao gồm các yếu tố:

1. Điều kiện về thời gian nhàn rỗi: Thời gian rỗi là điều kiện tất yếu phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của nhân dân ở từng nước được qui định trong Luật Lao động hoặc trong hợp đồng lao động ký kết.

Ngày nay, nguồn gốc của du lịch đã được lý giải từ một hiện thực của cuộc sống hiện đại. Kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động ngày càng cao và mức sống của con người ngày được cải thiện. Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng số thời gian rỗi. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày 1 tuần. Chế độ làm việc 5 ngày một tuần ở nhiều nước, số thời gian rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức du lịch và nghỉ ngơi cho nhân dân lao động. Điều kiện thực tế và khả năng tăng số ngày nghỉ phép trong năm cho phép các tổ chức du lịch thu hút được thêm nhiều khách đến các cơ sở của mình. Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động.

2. Kinh tế của đất nước: Khả năng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức độ lớn vào tình trạng kinh tế của đất nước đó, vào sự phát

21

triển của lực lượng sản xuất ở đó. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu một nước phải nhập một khối lượng lớn hàng hóa để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo phục vụ khách du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hóa sẽ hết sức khó khăn, vì muốn nhập được đủ số vật tư hàng hóa đó, đất nước phải xuất rất nhiều để đảm bảo có ngoại tệ.

Một số ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm tham gia vào việc phát triển của ngành du lịch như: Công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ nhẹ (Thủy tinh, Sành sứ, và đồ gốm), công nghiệp dệt (cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường, thảm…), công nghiệp chế biến gỗ (chế tác các đồ gỗ cho các xí nghiệp du lịch…). Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ, hàng hóa. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng hạch toán, vì khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tầu xe, phải trả thêm tiền nhà ở và xu hướng của con người khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch, không phải chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và vào thu nhập quốc dân của đất nước. Do vậy, những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức

22

sống cao, có điều kiện một mặt, sản xuất ra nhiều của cải vật chất cần thiết và phát triển du lịch (nếu có tài nguyên), và mặt khác, có thể gửi khách du lịch ra nước ngoài (nếu không có tài nguyên du lịch). Nhiều nước rất giầu tài nguyên du lịch, nhưng vì kinh tế lạc hậu nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài.

3. Giao thông vận tải: Giao thông đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, xu hướng phát triển của giao thông, đặc biệt là giao thông trong du lịch theo hai hướng chính: Tăng về số lượng và chất lượng các phương tiện giao thông

Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch. Sự phối hợp đó có hai mức độ: Mức độ dân tộc và mức độ quốc tế. Cả hai mức độ đều có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và tạo ra điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch...

4. Tiêu chí chính trị hòa bình và điều kiện an toàn: Theo bậc thang nhu cầu của Maslow nghiên cứu, nhu cầu tối thiểu đầu tiên của con người là nhu cầu về sự an toàn cho bản thân sau đó mới đến các nhu cầu khác như nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ, sinh lý… Những đất nước có đường lối chính trị trung lập như: Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển... thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân - các khách du lịch tương lai. Ở những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, khách du lịch quốc tế và nội địa cảm thấy yên ổn, đảm bảo cuộc sống, và do vậy, họ luôn thích đến đó. Ở đó, họ có thể đi lại tự do trong đất nước mà không lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự

23

kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của khách du lịch. Tình hình chính trị Thái Lan là một điển hình đương đại đáng tiếc cho sự phát triển du lịch.

Những điều kiện chung kể trên đặt ra trên tác động một cách độc lập lên sự phát triển của du lịch. Các điều kiện ấy ảnh hưởng đến du lịch tách rời nhau, do vậy nếu thiếu một trong những điều kiện ấy sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Ngược lại, sự có mặt của tất cả những điều kiện ấy tạo ra các điều kiện hết sức cơ bản cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như một hiện tượng kinh tế - xã hội quần chúng… Khác với điều kiện chung, những điều kiện đặc trưng tác động lên sự phát triển của du lịch chỉ ở từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước. Những điều kiện đặc trưng phải kể đến như: Môi trường tự nhiên, Giá trị văn hóa và lịch sử, những thành tựu chính trị và kinh tế, những sự kiện và hoàn cảnh đặc biệt có sức thu hút tạm thời khách du lịch.

1. Môi trường tự nhiên: Điều kiện về môi trường tự nhiên liên quan đến sự phát triển của du lịch là: địa hình, khí hậu, động vật, thực vật, các nguồn nước khoáng và khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch.

a. Địa hình: Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đặc trưng, hấp dẫn và có giá trị. Khách du lịch quốc tế thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

b. Khí hậu: Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Ví dụ khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện khí hậu như: Ngày mưa tương đối ít vào thời du

24

lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, nhiệt độ không khí ban đêm không cao. Nhiệt độ nước biển từ 20oC đến 25oC được coi là thích hợp nhất đối với khách du lịch tắm biến. Ngoài ra, điều kiện chuẩn về khí hậu còn đặt ra tiêu chí ban ngày không có gió.

c. Thực- động vật hiếm: Thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được khách du lịch sinh thái và khách du lịch văn hóa với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Những loại thực vật không có ở đất nước của khách du lịch thường có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ khách du lịch ở Châu Âu thường thích đến những nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo. Trong khi Châu Á lại thích đến những rừng cây cổ thụ cao, to, được bảo tồn tốt như ở Châu Âu.

g. Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch: Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa, khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch, vì thời gian đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

2. Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế: Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt nhiều khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Một số nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như:

25

Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Liên Xô... còn ở Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêxicô, Italy... đã luôn là những điểm đến nổi tiếng với những công trình lịch sử từ thời cổ đại. Hầu hết tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng mỗi nước các giá trị lịch sử ấy có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu hút những khách du lịch nội địa có hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình.

Các giá trị văn hóa thường có nhiều ở các thành phố thủ đô. Ở đó thường có các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, nhiều tòa nhà với kiến trúc đẹp, các triển lãm tranh... Những trung tâm văn hóa nổi tiếng thế giới là: Luân Đôn, Paris, Maxcơva, Viên, Rôma, Brukxel và hầu hết tất cả thủ đô các nước. Các thành phố có các giá trị văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa.

Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch. Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân đất nước đến thăm với những năm trước đó, hoặc với kinh tế nước mình. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay của vùng, nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ... thường được tổ chức. Ở đó sẽ thấy được kết quả của công cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin... Rất nhiều thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm như: Lepzich, Poznan, Viên, Brukxel, Moscova, Lêningrad, Cairô, Plovdiv...

3. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở 3 nhóm điều kiện chính: Các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế. Các điều kiện này tác động đến việc tiếp đón đến việc tiếp đón và phục vụ khách du lịch. Mỗi nhóm điều kiện đều có đặc điểm

26

riêng, mức độ phát triển riêng và điều đó quyết định khả năng phục vụ luồng khách du lịch.

Các điều kiện về tổ chức để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch ở sự có mặt của các tổ chức và xí nghiệp du lịch chuyên trách. Các tổ chức và xí nghiệp ấy chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và đảm bảo phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật để thoả mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như: Khách sạn, tiệm ăn (Restaurant, phương tiện giao thông, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường xã trong khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện... Tóm lại cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả công cụ lao động mà tổ chức du lịch tạo ra để phục vụ hoạt động của mình.

Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch xây dựng nên, mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, màng lưới thương nghiệp ở khu dân cư gần nơi du lịch, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, các giá trị văn hoá và lịch sử của toàn xã hội... Cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc 2 đối với du lịch, nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, và sau nữa phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch.

Ngoài những điều kiện để phát triển du lịch kể trên, một yếu tố khác đó là tình hình và sự kiện đặc biệt cũng là một nhân tố để thu hút khách du lịch và phát triển du lịch. Những sự kiện đặc biệt tạo điều kiện như: Thế vận hội Ôlimpic Bắc Kinh, địa điểm tổ chức World cup định kỳ, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các dạ hội, liên hoan quốc gia… dễ dàng thu hút khách du lịch và để phát triển du lịch... Những tình hình và sự kiện đặc biệt này tham gia vào sự phát triển du lịch trên ở hai hướng: Tuyên truyền quảng cáo

27

cho những giá trị đất nước đón khách; thứ hai là việc khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Những tình hình chính trị và sự kiện đặc biệt là một điều kiện có lợi cho tổ chức du lịch vì nó còn tham gia vào yếu tố kéo dài thời vụ du lịch, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch thích hợp hơn.

Bên cạnh vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực để phát triển du lịch nêu

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)