Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 154)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc

một cách chuyên nghiệp và trọng điểm:

Công tác quảng bá về lễ hội du lịch Bắc Ninh cần được nhận định như một nội dung quan trong của các cấp, các ngành và doanh nghiệp. Trên cơ sở đã thiết lập cơ bản các điều kiện cơ sở để phát triển và bảo tồn các giá trị lễ hội kể trên, công tác tuyên truyền quảng bá tập trung giới thiệu về các giá trị của lễ hội Bắc Ninh. Hình thức tuyên truyền cũng cần đa dạng và phong phú trên các phương diện như tận dụng mạng Internet, thông báo, đài truyền hình, tăng tính hiệu quả của tờ gấp, tập rơi… để chào bán sản phẩm lễ hội từ khách có khả năng chi trả cao cho đến khách thu nhập bình dân… Như ở trên đã trình bày, một trong những yếu tố làm giảm thị trường khách du lịch đến lễ hội nói chung và lễ hội Bắc Ninh nói riêng là do hoạt động lễ hội còn bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời gian tổ chức lễ hội là âm lịch nên “khó theo dõi” đặc biệt với khách quốc tế biết đến từ đó mà trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương trước và trong thời gian diễn ra hội lễ phát sóng quảng cáo liên tục để thu hút khách. Để hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội được đạt hiệu quả trong thời đại ngày nay, cần đi tắt đón đầu để mở rộng quảng cáo và hợp tác sôi động cho phát triển du lịch lễ hội sôi động vào các thời điểm du lịch nhạy cảm trong năm, tại các địa điểm du lịch thu hút khách ở lân cận như Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng… Tại các trung tâm có tập trung nhiều người qua lại như các giao lộ,

150

trong khách sạn, nơi cư trú có nhiều người qua lại, nên đặt các ấn phẩm quảng bá cho lễ hội, đặt biển quảng cáo và biển chỉ dẫn lớn và biểu trưng ở các lối qua lại vào trung tâm hội để tránh sự khó khăn cho phương tiện giao thông hay người tham gia hội. Xúc tiến (promoting) một lễ hội, hoặc vài sự kiện khác, cũng là cách để bảo tồn lễ hội chuyên nghiệp.

Trên thực tế, nhu cầu mua sắm của khách du lịch lễ hội cũng tương đối cao trong và ngoài nước, nhưng càng là đối tượng có khả năng chi trả cao thì họ càng không muốn trả tiền cho những dịch vụ mà chỉ đơn giản quá được bầy bán chung chung, chủ yếu đến từ Trung Quốc ở hai bền đường vào như một thực trạng ở lễ hội Bắc Ninh hiện nay. Ở nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào… đều tạo được các sản phẩm du lịch lưu niệm rất xinh xắn cho riêng mình như các móc chìa khóa đúc nhôm, đồng có in logo quảng cáo hình ảnh của chính họ lên đó và bày bán rộng rãi với giá không rẻ so với giá thành chi phí sản xuất… Những yếu tố này tuy đơn giản và nhỏ bé nhưng khi được quan tâm và sản xuất trên dây chuyền nó lại đóng góp tương đối lớn vào trong hiệu quả quảng cáo và doanh thu chuỗi từ việc kinh doanh du lịch lễ hội.

Lễ hội truyền thống là di sản. Bảo tồn di sản lễ hội Bắc Ninh là cách gìn giữ, truyền lưu, quảng bá Bắc Ninh đến với du khách trong nước và quốc tế, tạo nền tảng quan trọng cho sự hiểu biết giữa ta và bạn về nhiều lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển chung của ngành kinh tế du lịch- dịch vụ địa phương. Du lịch phát triển đã làm cho lễ hội có thêm sức sống, các giá trị kết tinh trong lễ hội có nhiều cơ hội bộc lộ, lan tỏa, phát huy. Nguồn thu từ du lịch Bắc Ninh sẽ đóng góp tích cực vào việc đầu tư trở lại cho công tác tu bổ di tích. Hoạt động du lịch lễ hội làm tôn vinh thêm, rạng rỡ và khởi sắc hơn các giá trị riêng có của Bắc Ninh, khẳng định hình ảnh và thương hiệu một Bắc Ninh nhân kiệt, địa linh, văn hóa lâu đời.

151

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)