Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo hướng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 143)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.3. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo hướng

cuốn hút tự nhiên trong kinh doanh du lịch:

+ Phải tạo tính hoành tráng cho lễ hội du lịch: Ngay cả khi chúng ta bảo tồn lễ hội theo mô hình bảo tồn nguyên gốc thì nhiều nghi thức, diễn xướng cổ truyền cũng được đương đại hóa, ít nhất ở số lượng người tham gia các nghi lễ hay diễn xướng đó. Đám rước chẳng hạn: Nếu xưa kia, một lễ hội làng thì số lượng người rước cờ trong đám rước chỉ vào khoảng 20 người, đi hàng một, ngày nay, một lễ hội làng bình thường cũng có ít nhất gấp đôi số lượng này và thường đi thành hai hàng, những lễ hội cấp tỉnh thì số lượng người rước cờ này lên tới hàng trăm người. Cùng với sự gia tăng số lượng của những bộ phận khác (đội Rồng, kiệu Thánh, đồ lỗ bộ, các mâm lễ vật, trống chiêng, đại biểu các xã, các làng…) đoàn rước của các lễ hội truyền thống xét về mặt số lượng người tham gia đã hoành tráng hơn rất nhiều. Những đại diễn xướng mà số người tham gia lên tới hàng trăm người không chỉ làm cho lễ hội truyền thống có những điểm nhấn ( có diễn xướng độc đáo) mà còn làm cho lễ hội truyền thống trở nên hoành tráng hơn. Ngoài ra, những yếu tố đương đại cũng đã tham gia vào hầu hết nghi trình của lễ hội từ khâu trang trí, tạo không gian ngày đặc biệt cho lễ hội cho đến những kỹ thuật hiện đại về ánh sáng, âm thanh và văn hóa ẩm thực.

+ Phải tạo nên tính độc đáo trong lễ hội: Đối với những lễ hội Bắc Ninh, không có tính độc đáo, không tạo được những trò diễn/ diễn xướng có tính độc đáo, có một không hai thì cũng sẽ bị hòa lẫn vào hàng ngàn lễ hội khác trên cả nước ta. Vì thế, khi tổ chức một lễ hội truyền thống nào đó ở Bắc Ninh, ngoài việc ông cha ta đã vận dụng Quan họ vào đồng tổ chức để tạo ra yếu tố riêng cho Lễ hội mà chỉ Bắc Ninh mới có, chúng ta cũng phải lưu ý đến khả năng có thể tái dựng hoặc sáng tạo thêm những trò diễn/ diễn xướng độc đáo để nó trở nên khác biệt với những lễ hội khác. Những sáng tạo này có

139

thể theo thể thức và ngôn ngữ dân gian (tính tập thể, hành vi hướng thần, người dân tham gia trình diễn) nhưng cũng có thể là những sáng tạo dựa trên thể thức dân gian (hướng thần) mà ngôn ngữ lại là của nghệ thuật đương đại. Khi tổ chức các lễ hội khác nhau, Ban tổ chức sử dụng cả hai phương thức sáng tạo trên để mang lại hiệu quả về tính độc đáo. Kinh nghiệm của việc tổ chức độc đáo diễn xướng như “Bọc trứng rắn và 3 ông rắn thiêng” ở lễ hội đền Lảnh Giang- là những ví dụ hay bài học thực tế trong việc thực hiện đầy sáng tạo hoàn toàn mới, dựa trên ngôn ngữ (nghệ thuật âm nhạc, hình thể, tạo hình đương đại) và tính chất của nghệ thuật đương đại (nghệ thuật chức năng) đã tạo được những hiệu quả thị giác mạnh cho người dự lễ hội: Họ đều cảm thấy tính linh thiêng nhưng đồng thời cũng tri giác được sự tích vốn rất thoại huyền của những vị Thánh được thờ ở ngôi đền này. Cuối cùng, nhờ những sáng tạo mới này, lễ hội đền Lảnh Giang đã tạo được nét độc đáo bên cạnh những nghi lễ thông thường của một lễ hội truyền thống mà chỉ đến lễ hội ấy mới được xem những diễn xướng này. Bắc Ninh có đã có thể khơi dậy một cách độc đáo một số trò chơi trong hội tiêu biểu của một số làng mới có như: Trò chơi “chạy Ró” của Làng Đổ khiến người người tham gia xem hội cười nghiêng ngả, trò chơi “nấu cơm chạy” của Làng Đọ khiến các cô các chị tham gia váy, áo, củi, đóm, vắt chân lên sau mỗi tiếng kẻng; hội Lim với trò chơi bịt mắt bắt dê khiến khách du lịch một phen nghiên ngả… Cần khuyến khích tạo ra các yếu tố độc đáo sát thực như thế trong lễ hội Bắc Ninh ngày nay tùy theo làng có loại hình độc đáo riêng của họ.

+ Phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa của khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ:

Xưa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay không của một lễ hội truyền thống: ”tả tơi xem hội”, không được vậy tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của những lễ hội truyền thống kinh điển thì bên

140

cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn/ diễn xướng độc bản thì bao giờ cũng có vô số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực).

Ngày nay, để sản phẩm du lịch lễ hội có sự cuốn hút du khách, tạo ra hiệu quả trong mục tiêu phát triển du lịch nguyên lý ấy vẫn hoàn toàn đúng đối với việc tổ chức các lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại; thậm chí nó còn trở thành nguyên lý quan trọng nhất dẫn đến sự thành công toàn diện của một lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ ở thành phố (với tính di động xã hội cao, học vấn cao, thu nhập cao) sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hoặc những trò chơi điện tử tầm thường, hoặc chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao bình dân. Qua nghiên cứu bổ sung để so sánh với lễ hội Kiếp Bạc,Tịch Điền, Lảnh Giang tác giả thấy được kinh nghiệm trong việc tổ chức kinh doanh du lịch Bắc Ninh để thành công, cũng nên tham khảo kinh nghiệm này:

+ Ở Lễ hội Kiếp Bạc, bên cạnh ngày lễ chính tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương, ban tổ chức đã tổ chức liên hoan diễn xướng hầu Thánh (hầu đồng) trong liên tục 5 đêm của lễ hội. Festival nghệ thuật cổ truyền này không chỉ thu hút hàng ngàn con nhang đệ tử của đạo mẫu mà còn thu hút hàng vạn lượt người đến xem.

+ Ở lễ hội Tịch Điền, hội thi vẽ trang trí lên mình trâu thực chất là một Festival nghệ thuật của các họa sỹ đương đại đến từ các miền của đất nước và nước ngoài. Qua 2 năm được tổ chức, festival này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân quanh vùng: Cứ tới ngày 6 tháng Giêng, hàng vạn người dân, báo giới đã tụ tập ở trước đàn tế Thần Nông để xem vẽ trâu và bình phẩm về các tác phẩm sống động này.

+ Ở lễ hội Lảnh Giang, bên cạnh những nghi lễ chính để tưởng niệm vị Thánh có công với dân với nước (như lễ rước của các làng xã Mộc Nam, lễ

141

tế…) thì chúng tôi đã đồng thời tổ chức thêm 2 festival nghệ thuật: Một là “festival nghệ thuật hầu đồng cổ truyền”, một là Festival “body art”, trong đó nhiều họa sỹ đương đại đã về đây để tham gia vẽ lên chàng dân thôn quê- những “nhân vật” của lễ hội truyền thống. Cả 2 Festival “phụ” này diễn ra trong 3 ngày của lễ hội và nó đã thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như sự tham gia của du khách, đặc biệt là giới trẻ.

Những cách thực hiện này được đưa ra nhằm tham khảo, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch Bắc Ninh hiện nay yếu tố này chưa được để ý đến. Do vậy bỏ lỡ một số lượng lớn “tiềm năng khách du lịch trẻ” là học sinh, nghiên cứu, sinh viên ở ngay thủ đô, các vùng lân cận hàng năm dồn về Bắc Ninh dự lễ hội. Ban tổ chức có thể nghiên cứu các trò chơi dân gian, nghệ thuật hiện đại cùng phối hợp trong lễ hội tương tự hoặc sáng tạo để tạo ra một yếu tố mới cho thị trường khách du lịch trẻ tuổi này trong tương lai.

+ Tổ chức lễ hội Bắc Ninh như một sự kiện trong kinh doanh du lịch: (Mega events) ngày nay được gộp vào chung một phạm trù của ‘du lịch sự kiện’ (Event tourism) trong đó bao gồm toàn bộ các sự kiện được tổ chức (planned events). Tuy nhiên, việc tổ chức du lịch lễ hội Bắc Ninh như một sự kiện cần sự tham gia và đồng lực của tất cả các đối tượng tham gia vào du lịch lễ hội bền vững (đã kể trên)… Những lễ hội truyền thống này nếu thực hiện được việc khuyếch trương, quảng bá một cách khoa học như là tổ chức một sự kiện thì nó không chỉ mang lại thương hiệu văn hóa cho địa phương mà chúng còn mang lại những lợi ích rất rõ ràng trong phát triển kinh tế- xã hội ở Tỉnh, ở tại các cộng đồng có diễn ra lễ hội Tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Bởi vì khách du lịch thích đến với những sự kiện và bởi vì người dân ở các điểm đến, hoặc chí ít là một vài trong số đó, muốn thúc đẩy du lịch vì những lợi ích kinh tế do các sự kiện có thể đem lại. Bắc Ninh có nhiều “sự kiện” mà người quy hoạch phát triển kinh doanh du lịch lễ hội có thể dựa vào

142

như: những năm chẵn đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam, kỉ niệm ngày sinh- ngày mất của Bà chúa Kho, kỉ niệm sự kiện người con vương đầu tiên triều Lý- Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long… Dựa vào các tích lịch sử hay các truyền thuyết lịch sử được nhiều người biết đến, tôn thờ và có giá trị về lịch sử hoặc truyền thuyết, nếu người làm du lịch Bắc Ninh tổ chức hóa được nó thì nó sẽ thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm từ nghiên cứu thực tế đã cho thấy, muốn tổ chức lễ hội truyền thống thành sự kiện văn hóa nổi bật, có sức lan truyền mạnh, cần phải chú ý tác động đến những đối tượng sau với những mong đợi khác nhau và tương ứng với chúng là những biện pháp tác động khác nhau:

Hình 3.6. Thống kê điều tra mong ước các nhóm đối tượng và biện pháp tác động phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh

Nhóm đối tượng

Mong đợi Biện pháp tác động

Người dân ở các cộng đồng sở tại - Tính hoành tráng của lễ hội - Lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà lễ hội có thể đem lại cho cộng đồng

- Tuyên truyền chủ trương nâng cấp lễ hội của làng thành lễ hội cấp tỉnh, phân tích những lợi ích mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ cần đóng góp.

- Chủ thể lễ hội là chính nhân dân ở các cộng đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời mọc những người quen của họ đến với lễ hội)

Khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu tâm linh

- Hiếu kỳ với cái giật gân, cái mới - Tính giải trí cao

- Tổ chức và chính thức hóa những hình thức trình diễn tôn giáo- tín ngưỡng (ví dụ liên hoan hầu đồng có sự giám sát quản lý về nội dung và biểu diễn ở một số lễ hội lớn ở Bắc

143 Ninh)

- Sử dụng nghệ thuật đương đại như là những thành tố hữu cơ của lễ hội (như body art, các trình diễn thi ‘người đẹp vùng Quan họ hàng năm) kèm theo tên tuổi của những nghệ sỹ đương đại nổi tiếng

- Nhiều hoạt động phụ trợ như mua bán, trò chơi, thi đấu và thưởng thức nghệ thuật

Báo giới - Có những tin tức mới, nóng hổi, giật mình

- Phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức

- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác thường

- Gắn với tên tuổi của những nghệ sỹ nổi tiếng

- Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt động nghệ thuật, giải trí như những festival phụ, hỗ trợ Các nhà tài trợ (thường chỉ thực hiện được từ năm thứ hai trở đi)

- Quy mô lễ hội phải lớn, thu hút được hàng vạn người - Những lợi ích về quảng cáo - tăng vốn xã hội - Những tài liệu làm bằng cứ về số lượng người tham gia lễ hội, số lượng các báo, các Website đưa tin về lễ hội) - Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền như họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài liệu về lễ hội được in ấn công phu…và uy tín của nhà tổ chức) - Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao cấp của địa phương

144

Tổ chức lễ hội truyền thống như một sự kiện không chỉ có nghĩa là nhà tổ chức tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, PR, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên internet… Đó chỉ mới là những kỹ năng truyền thông sự kiện. Ở đây, nhà tổ chức còn cần phải có kiến thức về lễ hội truyền thống, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về những tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu… đến việc thảo luận để tìm ra ý tưởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành, và những kỹ năng truyền thông đồng bộ khác như đã nói ở trên)

Trong các khâu, khâu quan trọng nhất chính là việc tạo ra được ý tưởng độc đáo, mới lạ và từ đó đưa ra được kết cấu chương trình lễ hội hợp lý.

- Về mặt kết cấu chương trình, bên cạnh những lõi văn hóa của lễ hội truyền thống, nhà tổ chức phải sáng tạo thêm những trò diễn, diễn xướng hoặc những Fringe festival nghệ thuật (truyền thống và đương đại) sao cho những sáng tạo ấy vừa mới (vừa gây bất ngờ càng tốt), vừa độc đáo (không ở đâu có mà bắt buộc phải đến lễ hội đó), vừa hấp dẫn giới trẻ nhưng lại phải phù hợp với những điều kiện không gian, lịch sử và văn hóa của địa phương ấy.

Tóm lại, tổ chức lễ hội truyền thống như tổ chức một sự kiện là phải làm thế nào đó để một mặt tạo ra được những nét văn hóa độc đáo cho lễ hội truyền thống để tự những sự độc đáo về văn hóa này hấp dẫn giới truyền thông và du khách, mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để lễ hội được truyền bá rộng rãi và tăng cường khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau. Qua đó, sự kiện lễ hội vừa có thể quảng bá cho di sản vừa có nguồn tài chính để bảo tồn di sản mà không cần trông chờ vào nguồn kinh phí bảo tồn của Nhà nước.

145

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)