Chương trình 1

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 72)

22 Dù tuyến đường này sau đó vẫn được triển khải, nhưng mâu thuẫn nội bộ giữa một số lãnh đạo chủ chốt của xã nghĩa Đô gia tăng, mà chủ yếu là giữa Bí thư Đảng ủy và Chỉ tịch xã Cuối cùng,

3.1.2. Chương trình 1

Chương trình 135II là phần tiếp theo của Chương trình 135I. Mục tiêu của Chương trình 135II cơ bản không có gì thay đổi so với Chương trình 135I vẫn là nhằm hỗ trợ các xã khó khăn phát triển qua đó xóa đói giảm nghèo. Thời gian triển khai của Chương trình 135II là từ năm 2006 đến năm 2010. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình 135II vẫn chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước với vốn ODA do Chính phủ vay của các tổ chức quốc tế và của nước ngoài.

Về các hợp phần của Chương trình 135II, trọng tâm đầu tư vẫn tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý, cho

vay vốn (theo Quyết định số 112/2007/QĐ – TTg – của Thủ tướng Chính phủ).

Điểm khác biệt quan trọng của Chương trình 135II so với Chương trình 135I là số lượng các xã và bản được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư này ít hơn. Nghĩa là trên cơ sở các xã trong Chương trình 135I, Chính phủ chọn một số xã và bản còn khó khăn để tiếp tục đầu tư trong Chương trình 135II. Theo đó, số lượng các xã và bản thuộc Chương trình 135II ít hơn Chương trình 135II. Ngoài ra, so với Chương trình 135I thì Chương trình 135I đã tăng cường sự tham gia của cấp cơ sở vào việc thực hiện các dự án, bằng cách các cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện giúp đỡ cho các xã về các vấn đề đề xuất dự án, làm chủ đầu tư các dự án, tổ chức triển khai các dự án, v.v.

Trong Chương trình 135II, trên địa bàn toàn huyện Bảo Yên, tổng số vốn đầu tư các công trình hạ tầng toàn huyện chỉ có 24 công trình được đầu tư với tổng kinh phí 19.752 triệu đồng. Trong đó, xã Nghĩa Đô không còn được gọi là xã 135 nữa, mà gọi là xã có bản 135. Theo đó, Nghĩa Đô chỉ có 7 bản thuộc diện được nhận sự đầu tư của Chương trình 135II, cụ thể là: Bản Hón, Bản Đon, Bản Pác Pó, Bản Nà Uốt, Bản Đáp, Bản Lằng và Bản Thâm Mạ. Hầu hết các bản này đều cách xa khu trung tâm xã, hệ thống giao thông còn thiếu và yếu kém, ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi lại của người dân và ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất của các hộ gia đình, v.v.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nguồn vốn thuộc Chương trình 135II cho 7 bản này gồm có một loạt các dự án xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông. Cụ thể là Dự án đường Bản Đon dài 1,5km, đường Bản Hốc dài 1km, đường Bản Nà Uốt dài 1km, đường Bản Thâm mạ chiều dài 1km hoàn thành vào năm 2010 với tổng số vốn là 525 triệu do xã Nghĩa

vốn là 233 triệu, thời gian khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2010. Dự án đường thôn Bản Hốc chiều dài 1km với tổng số vốn 147 triệu đồng, khởi công và hoàn thành trong năm 2010. Dự án đường thôn Bản Uốt chiều dài 1km với tổng số vốn 69 triệu. Đoạn đường mới chỉ đổ đá chống trơn được thực hiện trong 6 tháng năm 2010. Dự án đường bản Thâm Mạ với 1km chiều dài với số vốn 76 triệu, khởi công và hoàn thành trong năm 2010; Dự án làm mới 7,8km đường đường giao thông liên bản với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 thì hoàn thành; nâng cấp dải đá chống trơn 5,2km đường đường giao thông liên thôn từ Bản Lằng – Bản Đáp; mở mới và dải đá chống trơn 1,8km đường giao thông liên thôn Bản Lằng; dự án nâng cấp chống trơn 2,3km đường giao thông Nà Mường – Thâm Mạ và 1,7km từ Nà Khương - Bản Rằng; dự án tiếp tục xây dựng nhà chợ và nâng cấp sân vận động trên tại trung tâm xã Nghĩa Đô. Dự án nâng cấp 2km dải chống trơn từ Thâm Luông - Nà Uốt và từ Bản Kem - Thâm Mạ. Do địa hình phức tạp đường đi lại khó khăn, cho nên UBND xã Nghĩa Đô đã tiến hành nâng cấp, đổ đá đoạn đường Bản Rằng và đường Bản Đáp với tổng kinh phí là 840 triệu đồng [77, tr. 3] hoàn thành năm 2008. Mục đích để đồng bào đi lại thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế hai bản. Bên cạnh đó, đây cũng chính là đoạn đường nối Nghĩa Đô với xã Tân Tiến. Tất cả các công trình này bắt đầu từ năm 2006 và hoàn thành từ năm 2008.

Cùng với việc xây dựng các công trình hạ tầng thì trên địa bàn Nghĩa Đô đã khởi công dự án xây dựng hệ thống nước sạch Bản Đon cho 102 hộ với kinh phí 1.002 triệu đồng. Mục đích dự án là mang lại nguồn nước sạch cho nhân dân không chỉ Bản Đon, mà từ công trình này, nước sạch có thể cung cấp đến các nơi khác trên địa bàn xã. Dự án nước sạch bản Đon khi hoàn thành đã cũng cấp nước sạch cho 102 hộ trong bản và đi các bản lân cận. Tuy

nhiên, vào năm 2007 ở Nghĩa Đô có xẩy ra một đợt mưa lũ rất to, dẫn đến hệ thống cung cấp nước sạch bị hỏng đến nay vẫn đang chờ kinh phí từ cấp trên trên để tu bổ, sửa chữa.

Một phần ngân sách Chương trình 135II cũng được chính quyền xã sử dụng một cách „linh hoạt‟ vào các mục tiêu cơ bản khác của xã gồm: Thứ nhất là dự án xây dựng trụ sở làm việc của chính quyền và xác tổ chức chính trị xã hội của xã vào năm 2008 bằng cách kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có một phần kinh phí từ Chương trình 135II. Tổng kinh phí xây dựng cho công trình này là 519 triệu. Hiện nay, công trình này trở một tòa nhà 2 tầng, là nơi làm việc của chính quyền xã ngay tại khu trung tâm xã Nghĩa Đô; Thứ hai là dự án xây dựng thêm 3 phòng học trường THCS với kinh phí là 661 triệu. Do số học sinh trên địa bàn ngày càng tăng, cho nên Phòng Giáo dục huyện và Sở Giáo dục kết hợp với các ban ngành huyện Bảo Yên và xã Nghĩa Đô tiến hành xây dựng thêm phòng học nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về lớp học cho học sinh trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, do nhiều giáo viên từ nơi xa đến đây giảng dạy, cùng với đó là chính sách thu hút giáo viên miền xuôi lên công tác, cho nên huyện Bảo Yên đã xây dựng 2 phòng ở cho giáo viên trường mẫu giáo với kinh phí 279 triệu trên ở bản Nà Mường, xã Nghĩa Đô23.

Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng như đã mô tả ở trên, Chương trình 135II vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất như: hỗ trợ cây, giống và máy, thiết bị phục vụ sản xuất như giống cây lâm nghiệp (mỡ, keo, quế…) giống lúa mới, giống ngô mới, lợn giống, máy cày, máy xay xát, bình phun thuốc sâu…Ngoài ra còn tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất và tổ chức thăm quan học tập các mô hình làm ăn có hiệu quả để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho những nhóm hộ tham gia mô hình [77, tr. 1]. Bên

cạnh đó “Dự án đầu tư phát triển sản xuất” cho 4 bản với số vốn là 30 triệu đồng được bắt đầu từ năm 2007 và kết thúc năm 2008. Đồng thời xã Nghĩa Đô cũng tiến hành đầu tư, hỗ trợ đất sản xuất, xoá nhà tạm, đất ở và nước sạch cho nhân dân trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)