các nguồn kinh phí khác nhau, bao gồm cả các dự án có kinh phí nước ngoài. Thứ nhất Dự án của UNICEF về nước sạch. Dự án này thực hiện ở Nghĩa Đô có 3 gia đình được tiếp nhận với mục tiêu là làm cho các gia đình nay chiếc chum to để đựng nước sinh hoạt. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, đến năm 2010 theo kết quả nghiên cứu điền dã thì hiện nay 3 hộ gia đình này đã không sử dụng đúng mục đích và bị hỏng. Như gia đình nhà ông Hoàng Văn Bóng ở Bản Kem thì mang ra làm chum đựng nước nấu rượu, còn một chiếc chum khác bị hỏng và một còn lại thì người dân sử dụng làm ủ phân. Như vậy, dự án về chum đựng nước sạch sinh hoạt cho người dân ở đây hiệu quả không cao, thậm chí có thể nói là thất bại.
Thứ hai là dự án đầu tư xây dựng phòng trọ cho học sinh. Vào năm 2007 trường cấp 3 Nghĩa Đô đã nhận được khoản đầu tư 160 triệu đồng Việt Nam để xây dựng được một dãy gồm có 4 phòng ở dành cho học sinh nội trú học tập tại trường trung học phổ thông số 3 nằm trên địa bàn Nghĩa Đô, Bảo Yên với nguồn vốn do tổ chức của Mỹ và Canada tài trợ.
Thứ ba là dự án nâng cao hệ thống thủy lợi do Cơ quan Phát triển Pháp phối hợp với Ngân hàng Châu Á và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xây dựng một công trình tưới tiêu nước ở bản Pắc Pó. Đây là một trong những dự án đầu tư lớn được thực hiện vào năm 2000-2011, đảm bảo việc tiêu nước và tới nước cho một phần diện tích đất nông nghiệp của bản Pắc Pó. Thứ tư là một số dự án khác hỗ trợ các hộ gia đình trồng chè, vay vốn trồng chè, v.v., kéo dài từ năm 2000 đến năm 2010.
Với các chương trình phát triển trong suốt thời gian qua đã tác động làm thay đổi căn bản nơi đây. Đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ là điều kiện quan trong để chính quyền địa phương lập quy hoạch xây dựng một trung tâm cụm kinh tế - văn hoá - giáo dục ở Nghĩa Đô. Từ
những nhân tố này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự manh nha về một quá trình đô thị hoá bắt đầu diễn ra ở đây - dù còn nhỏ và rất yếu ớt.
Tiểu kết
Có thể nói, trong vòn hơn 10 năm vừa qua, là một xã miền núi với tổng dân số là 4950 nhân khẩu, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số ở khu vực miền núi vùng cao phía Bắc Việt Nam, Nghĩa Đô đã được thụ hưởng một loạt các dự án phát triển với nguồn kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng. Chẳng hạn như đầu tư cho giao thông từ năm 1998 đến năm 2010 là 7.964 triệu với gần 20 công trình đường giao thông (gồm cầu và đường) thuộc các tuyến đường quốc lộ, liên xã và liên bản; đầu tư cho giáo dục với khoản kinh phí hơn 10 tỷ đồng; xây mới trường cấp hai và cấp 1 trên 3 tỷ đồng, v.v.
Các dự án này tập trung vào xây dựng, nâng cấp và thúc đầy phát triển các lĩnh vực cơ bản của Nghĩa Đô trong đó quan trọng nhất là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ, v.v. Đó là còn chưa kể đến một nguồn tiền mặt quan trọng mà chính quyền Nhà nước cho các hộ gia đình ở Nghĩa Đô vay, mà ở đây chúng tôi không liệt kê vào phần các dự án phát triển nêu trên.
Mục đích chung của tất cả các dự án phát triển này là tạo đà thúc đẩy sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư khu vực miền núi. Cùng với các chính sách dân tộc khác, các Dự án này góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tính tự cung tự cấp, giảm canh tác nương rẫy, tăng các hoạt động sản xuất trồng rừng, canh tác lúa
Đặc biệt, với tham vọng xây dựng khu trung tâm xã Nghĩa Đô thành một thự tứ, một thị trấn, chính quyền các cấp đã đầu tư xây dựng trung tâm cụm xã Nghĩa Đô lên tới 2.388 triệu đồng, đồng thời mở rộng và liên thông các tuyến đường giao thông từ các bản, các xã lân cận tới khu vực trung tâm này, làm xuất hiện một quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra ở khu vực này.
CHƢƠNG 4: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ NGHĨA ĐÔ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LAÕ CAI BẢO YÊN, TỈNH LAÕ CAI
4.1. Mục tiêu xây dựng và phát triển khu trung tâm xã Nghĩa Đô
Như ở Chương 2 chúng tôi đã giới thiệu, Bảo Yên là một huyện nằm ở vùng thấp thuộc phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên là 824,83 km2, chiếm 12,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đứng thứ 3/9 huyện và thành phố của tỉnh về diện tích tự nhiên. Dân số của huyện là 77.061 người,27 thuộc 11 dân tộc cư trú ở 17 xã và 1 thị trấn, đó là các tộc người Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay.28 Trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Mông và Dao (người Tày đông nhất, chiếm khoảng 33% dân số toàn huyện).
Trong tổng số 17 xã và một thị trấn của huyện, từ năm 1998 ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng một dự án quy hoạch và phát triển kinh tế xã của „cụm ba xã‟ Tân Tiến, Nghĩa Đô và Vĩnh Yên trong giai đoạn 1998-2010. Cụm 3 xã này nằm ở phía Bắc huyện, dọc theo tuyến đường giao thông 279 qua huyện Bát Xát đi Hà Giang, cách trung tâm huyện (thị trấn Phố Ràng) 32km. Nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước theo chỉ thị 393TTg ngày 10/06/1996 về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp