Còn xét về thành phần tộc người thì tôi đã phân tíc hở trên.

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 96)

Trường hợp 1: hộ gia đình anh Hoàng Văn Trình, người bản Hốc, năm 2008 chuyển ra Nà Đình. Mục đích chuyển ra đây là mở cửa hàng buôn bán, do chưa có nhiều vốn, cho nên anh mới mở cửa hàng ăn sáng. Hiện nay hai vợ chồng và 3 người con, bên cạnh mở cửa hàng ăn, bán tạp hoá, nhà anh vẫn còn làm thêm 3 sào ruộng và nhà còn có 2 ha quế. Anh cho biết, lý do chuyển ra đây là do ở đây tỉnh Lào Cai quy hoạch đây sắp thành thị tứ, với lại ra đây làm ăn có tốt hơn so với ở trong bản, đi lại không bị bẩn, muốn mua gì chạy ra chợ kia là có, giờ ở đây thuận tiện lắm, không như ở trong bản đâu. Đất ở hiện nay của nhà anh là đất mua của một gia đình người quen, chưa có sổ đỏ, chỉ là hai bên thoả thuận miệng35.

Trường hợp 2: hộ gia đình anh Hoàng Văn Hợp, người Tày bản Hốc chuyển ra từ năm 2009 rồi mở cửa hàng ăn uống, chủ yếu ăn sáng. Khi gia đình tôi trồng keo, quế, sau vài năm thu hoạch, gia đình tôi đã thu được một khoản tiền lãi gần 100 triệu, có tiền hai vợ chồng bàn nhau ra trung tâm mua đất, mở cửa hàng buôn bán. Vì biết ở đây sắp thành thị tứ, người ta ra đây ở nhiều, nhiều người mở quán buôn bán làm ăn cũng được, cho nên nhà tôi quyết định chuyển ra đây mua đất, mở cửa hàng buôn bán. Khách ở đây không nhiều, nhưng cũng được ít, đỡ khổ hơn trước kia rồi. Nhưng nhà cũ trong bản vẫn còn ruộng, đồi quế nên bình thường bán hàng, đến mùa thì về bản làm ruộng, thu quế. Khách ăn sáng ở đây chủ yếu là cán bộ, thầy cô giáo, chứ người dân thì ít lắm36.

Trường hợp 3: hộ gia đình Hoàng Văn Diền 26 tuổi, chuyển ra Nà Đình năm 2009 từ bản Rịa. Học hết cấp 3, đi học nghề sửa xe máy, sau đó về quê, vay họ hàng, nhờ bố vay ở ngân hàng chính sách xã được 30 triệu, ra đây thuê

cửa hàng sửa xe máy. Mới đầu không đông khách, nhưng dần khách cũng đông, làm bình thường mỗi tháng cũng được 3 triệu (đã trừ vốn)37.

Trường hợp 4: hộ gia đình chị Hoàng Thị Biệt ở bản Thâm Luông, ra Nà Đình từ năm 2006: “Nhà tôi chuyển ra đây cách đây 5 năm để thuận tiện buôn bán thịt lợn, với lại ở trong bản không tiện bằng ở đây, cho nên nhà tôi mới mua đất của người quen trong họ, dựng nhà làm nhà ở, buôn bán tạp hoá, nhưng bán thịt lợn vẫn là thu nhập chính của gia đình tôi hiện nay”38.

Trường hợp 5: hộ gia đình chị Hoàng Thị Khách, người bản Nà Mường: “Nhà có hai vợ chồng và hai đứa con, gia đình trước đây có 5 sào ruộng, khó khăn lắm, thường thiếu ăn. Lúc đầu tôi bán nước từ năm 1995 ở khu vực chợ Nghĩa Đô kiếm sống, thấy nhiều nhà buôn bán thịt lợn có lãi, nên hai vợ chồng bàn chuyển nghề. Năm 2008 mượn được 10 triệu mua xe máy, chồng đi vào các bản mua lợn, nhiều khi đi tận Bắc Quang, Hà Giang mua lợn, mua về hai vợ chồng thịt mang bán hàng ngày tại chợ. Mỗi ngày bán như vậy cũng lãi được 2 đến 3 trăm, nhiều khi bị lỗ, nhưng thường thì lãi. Khách mua thịt chủ yếu là giáo viên, cán bộ, dân thì ít, cũng có cả một số giáo viên ở Tân Tiến đi qua mua. Người mua ở đây họ thường mua chịu, đặc biệt là dân, hiện nay sổ nợ người mua lên đến gần 20 triệu. Hiện làm ăn cũng khá hơn trước nhiều, vất vả nhưng có ít tiền, như trước kia nghèo khổ lắm39”.

Trường hợp 6: hộ gia đình ông Cổ Bình Dượng người bản Nậm Cằm ra Nà Đình mua đất đã được 6 năm nay. Nhà ông Dượng trước đây là một gia đình nghèo, nhưng từ khi có chính sách trồng keo, trồng quế, mỡ, gia đình ông đã trồng 5 ha (trong đó có 1 ha quế, 4 ha keo, mỡ). Kết quả thu hoạch đã làm kinh tế nhà ông giầu lên nhanh chóng từ việc bán quế, keo và mỡ. Từ

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)