việc trồng rừng có nguồn thu, gia đình ông mua đất rồi chuyển ra ngoài trung tâm xã ở, nhà ở dựng nhà gỗ hai tầng, tầng 1 dùng làm nơi buôn bán, hàng ăn sáng, tầng hai là nơi ở của gia đình. Tuy chuyển ra đây làm ăn được mấy năm, nhưng nhà ông vẫn về bản cũ làm ruộng và tiếp tục trồng quế, keo để tăng thêm thu nhập. Do thấy trung tâm xã hiện nay đã phát triển, nhiều nhà làm ăn được, lại sắp là thị tứ, nghe đồn là thị trấn, cho nên tôi đã mua đất của ông bác, dựng nhà làm cửa hàng ăn. Vì ở đây có nhiều giáo viên, cán bộ, công nhân công ty thường hay ăn quán, cho nên tôi đã mở cửa hàng ăn. Nhưng hai vợ chồng tôi vẫn làm thêm 2 sào ruộng do ông bà cho để có gạo ăn. Với lại tôi thích ở đây, vì ở đây thường được người dân gọi là dân phố, hiện đại, đi đâu cũng oai hơn người ở trong bản40.
Trong quá trình buôn bán ở Nghĩa Đô, không phải gia đình nào mở cửa hàng buôn bán cũng tồn tại và có lãi được. Trong giai đoạn đầu, ở đây cũng có một số người từ Phố Ràng vào đây mở cửa hàng buôn bán, thu mua hàng hoá rồi chuyển đi. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu có một số người đã bị phá sản do kinh doanh không có lãi. Nguyên nhân là do người dân ở đây thường mua hàng chịu, đến mùa thóc, ngô, quế được bán thì mới có tiền trả, cho nên đã có nhiều người không có đủ vốn đã phải từ bỏ việc kinh doanh (theo quan sát, hiện nay vẫn còn 5 nhà bỏ hoang, khi hỏi thì người dân cho biết đó là nhà của người ở Phố Ràng trước kia lên đây buôn bán, nhưng sau đó họ bỏ về, để lại nhà ở đây). Những hộ có nhiều tiền vốn kinh doanh thì đã trụ lại được và phát triển mạnh tới ngày nay. Phải từ năm 2005 trở về đây, tình hình buôn bán, kinh doanh của người dân nơi đây mới ổn định và phát triển nhanh chóng như hiện nay. Trong số những gia đình trên, trong năm 2011, trung tâm xã tiếp tục
có một số thanh niên trẻ chọn làm nơi đến để lập nghiệp như anh Hoàng Long Nguyên, Hoàng Văn Tiến, Hoàng Văn Lâm.
Nhóm thứ hai là những gia đình làm cán bộ, công nhân viên chức xã và các thầy cô giáo. Theo khảo sát trên địa bàn có 41 cặp vợ chồng cùng làm công chức nhà nước trên toàn xã, trong đó những hộ này sống ở khu vực trung tâm xã thuộc bản Nà Đình, Nà Khương là 26, có 17/26 đôi vợ chồng sống ở Nà Đình, còn 9/26 là sống ở Nà Khương. Bên cạnh đó, những gia đình có chồng hoặc vợ làm cán bộ địa phương, giáo viên có khoảng trên 100 hộ, kinh tế của những gia đình này có người làm cán bộ, giáo viên hầu hết đều tốt hơn so với mặt bằng chung trong xã41. Trong tổng số các hộ gia đình có chủ hộ là vợ hoặc chồng làm cán bộ xã và giáo viên ở xã thì có một số hộ chuyển ra cư trú ở khu trung tâm xã. Có thể kể ra một số trường hợp làm ví dụ.
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Bắc là người bản Kem chuyển ra Nà Đình từ năm 2007, đến năm 2008 nhà mới mở cửa hàng buôn bán. Nhà tôi hiện nay chuyển hết ra đây ở, tôi làm bên xã, vợ tôi và các con bán hàng, nhà hiện nay không làm ruộng nữa. Chuyển ra đây ở thuận lợi hơn ở trong bản, buôn bán cũng đủ sống, tốt hơn làm ruộng, vì làm ruộng nương vất vả lắm mà không bằng bán hàng thế này42.
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Bin từ bản Kem ra đây ở từ năm 2009. Anh Bin là cán bộ tư pháp xã – con trai ông Bí thư Đảng ủy xã hiện nay. Vợ là nhân viên bán hàng cửa hàng thương mại xã Nghĩa Đô, là con gái ông Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô hiện nay. Chỗ anh Bin ở hiện nay là khu vực nằm trong quy hoạch dành cho thuê cửa hàng buôn bán. Dù nhà bố vẫn còn đất rộng, nhưng anh không ở đó, mà chuyển ra ở ngoài khu trung tâm xã.