9 Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát
2.1.2. Người Tày ở huyện Bảo Yên và ở tỉnh Lào Ca
thức quần cư của đồng bào dân tộc thiểu số không tập trung (với 25 thành phần dân tộc khác nhau sinh sống ở Lào Cai). Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai thì kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2009 cho thấy dân số tỉnh là 614.075 người, trong đó người Tày có số dân 94.243 người năm 2009 tăng 12.577 người so với năm 1999, chiếm 5,8% tổng số người Tày trên cả nước cư trú ở nhiều nơi trên tỉnh. Kết quả thống kê năm 2009 cho biết dân số toàn tỉnh là 614.075 người, chiếm 5,5% dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và chiếm 0,7% dân số cả nước[89, tr. 1].
Bảng 2.4: Sự phân bố một số dân tộc ở nông thôn và thành thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Đơn vị tính: Người
Dân tộc Tổng số Thành thị Nông thôn
Tổng số 614.595 129.123 485.472 Kinh 212.528 106.690 105.838 Tày 94.243 8.084 86.159 H‟mông 146.147 3.982 142.165 Dao 88.379 3.995 84.384 Nùng 25.491 1.682 23.909 Giáy 28.608 3.078 25.528 Các dân tộc khác 19.199 1.612 17.479
Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr. 154.
Như vậy, người Tày có số dân đông thứ 3 ở Lào Cai với 94.243 người, nhưng tỷ lệ dân sống ở thành thị là 8.804/94.243, chiếm 8,58% dân số. Và cũng chính là cộng đồng có người sống ở thành thị đông nhất so với các dân tộc ít người còn lại. Nghĩa là người Tày ở Lào Cai có tỷ lệ dân sống ở thành
thị cao nhất, chiếm 36,03% (8.084/22.433 tổng sô người dân tộc sống ở thành thị), dù họ chỉ chiếm 23,43% (94.243/402.067 người các dân số các dân tộc còn lại (trừ người Kinh).
Là một trong 8 huyện của tỉnh Lào Cai12, Bảo Yên là cửa ngõ phía Đông của tỉnh, cách thành phố Lào Cai 75km, cách Hà Nội 263km theo đường bộ. Huyện Bảo Yên có diện tích tự nhiên là 827,91km2 phía Đông Nam Bảo Yên giáp với huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), phía Đông giáp huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), còn phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai).
Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (trước đây được gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sông Trôi) chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thủy điện Thác Bà, có nhiều thác ghềnh ở phía Bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện, có chiều dài 50km.
Bảo Yên có 17 xã và 1 thị trấn, được chia thành 3 khu vực: Các xã ven sông Hồng gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương Sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa.
Dân số toàn huyện năm 2009 là 76.415 người, gồm 15 dân tộc, như: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, v.v. Trong đó ba dân tộc có dân số đông nhất là các dân tộc Kinh, Tày và Dao.
Bảng 2.5: Thống kê dân số các tộc người ở huyện Bảo Yên
Tt Tộc ngƣời Dân số (người) Tỷ lệ phần trăm
1. Kinh 24836 32,5 2. Tày 24405 31,93 3. Dao 16941 22,16 4. H‟mông 6585 8,61 5. Nùng 1505 1,96 6. Phù Lá 849 1,1 7. Giáy 839 1,09 8. Các dân tộc khác như Hà Nhì, La Chí, Bố Y, La Ha,… 532 0,69 Tổng cộng 76.415 100%
Nguồn: Nguyễn Việt Hoàn (2004), Bảo Yên: Văn hóa - Lịch sử - Du lịch, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Dựa vào bảng trên ta thấy ở huyện Bảo Yên có nhiều cộng đồng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh 24836 người (chiếm 32,5% dân số toàn huyện), sau tới người Tày (31,93%) và người Dao (22,16%) dân số toàn huyện. Tức riêng 3 cộng đồng này chiếm đến 86,59% dân số toàn huyện.
Các dân tộc sống trên địa bàn đều có một đặc trưng văn hóa riêng, song trong quá trình lao động, sản xuất và chống ngoại xâm, các dân tộc trong huyện đã hình thành nên tình đoàn kết keo sơn, gắn bó, tạo ra sự thống nhất trong đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Bảo Yên.
Bảng 2.6: Sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn theo huyện trên địa bàn Lào Cai.
Đơn vị tính: Người
Quận/Huyện/thành phố. Tổng Thành thị Nông thôn Thành phố Lào Cai 98.363 76.836 21.527
Huyện Bát Xát 70.015 3.583 33.628
Huyện Mường Khương 52.149 - 52.149
Huyện Si Ma Cai 31.323 - 31.323
Huyện Bắc Hà 53.587 4.523 49.344
Huyện Bảo Thắng 99.974 21.758 39.776
Huyện Bảo Yên 76.415 8.074 68.341
Huyện Sa Pa 53.549 8.975 44.574
Huyện Văn Bàn 79.220 5.644 73.576
Tổng số 614.595 129.123 485.472
Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr. 9.
Dựa vào bảng trên ta thấy sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn trong các huyện và thành phố Lào Cai có sự khác biệt. Với 129.123 người sống ở thành thị, thì ở thành phố Lào Cai đã có 76.836, tức chiếm 59,50% dân số thành thị trên toàn tỉnh, còn lại phân bố ở các huyện. Trong các huyện thì có huyện Bảo Thắng có dân thành thị đông nhất là 21.758 người, còn lại là huyện Bảo Yên và huyện Sa Pa cùng có trên 8 nghìn người
huyện Mường Khương. Tuy nhiên, nhìn chung ở Lào Cai, dân sống ở thành thị còn ít với 129.123 người trên 614.595 người, tức dân cư thành thị trên toàn tỉnh Lào Cao có tỷ lệ dân sống ở thành thị là 21,01% so với 78,99% là dân sống ở nông thôn.
2.1.3. Người Tày ở xã Nghĩa Đô
Nghĩa Đô là một trong 17 xã của huyện Bảo Yên13 xã Nghĩa Đô là khu vực sinh sống của 5 dân tộc.
Bảng 2.7: Thống kê dân số các tộc người ở xã Nghĩa Đô
Tt Tộc ngƣời Dân số (người) Tỷ lệ phần trăm
1. Tày 879 hộ 4.852 khẩu 98 2. Dao 10 hộ 65 khẩu 1,11 3. Kinh 6 hộ 26 khẩu 0,6 4. H‟mông 1 hộ 4 khẩu 0,1 5. Nùng 1 hộ 03 khẩu 0,1 Tổng cộng 897 hộ với 4950 nhân khẩu 100%
Nguồn: Tổng hợp tài liệu điền dã năm 2010 của tác giả.
Như vậy, xét về mặt dân số tộc người, Nghĩa Đô là một địa bàn cư trú chủ yếu của người Tày, còn 04 dân tộc khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các tài liệu lịch sử, truyền miệng cũng như các tài lịệu lưu trữ của xã cho thấy dân tộc Tày là cư dân cư trú tại đây sớm nhất, được coi là dân tộc đã có công khai phá vùng đất màu mỡ và trù phú này. Ở Nghĩa Đô, theo thống kê của Ủy ban
13
Hiện nay huyện Bảo Yên có 1 Thị Trấn và 17 xã gồm có; xã Long Khánh, xã Long Phúc, xã Việt Tiến, xã Lương Sơn, xã Yên Sơn, xã Xuân Thượng, xã Minh Tân, xã Bảo Hà, xã Cam Con, xã Kim Sơn, xã Điện Quan, xã Thượng Hà, xã Tân Dương, xã Xuân Hòa, xã Vĩnh Yên, xã Nghĩa Đô và xã Tân Tiến.
nhân dân xã thì dân số của dân tộc Tày vào năm 2010 gồm có 879 hộ, 4.852 khẩu, chiếm 98% tổng dân số toàn xã. Như vậy, trong khi được coi là dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thì ở xã Nghĩa Đô, người Tày lại là dân tộc đa số, là nhóm cư dân tạo nên những các hoạt động kinh tế và bản sắc văn hóa của xã Nghĩa Đô. Bản thân người Tày ở Nghĩa Đô được chia làm ba thỏi [5, tr. 6], đó là thỏi Tày, thỏi Keo (Kinh) và thỏi Ngô (Quan Hỏa - Trung Quốc) với nhiều dòng họ khác nhau, trong đó họ Hoàng, họ Ma và họ Cổ là 3 họ chính. Bên cạnh đó hiện nay ở Nghĩa Đô còn có thêm họ Nguyễn, họ Lương, họ Hà, họ Lê, họ Nông, v,v...
Các dân tộc khác di cư đến địa bàn này muộn hơn, trong đó các hộ gia đình người Kinh di chuyển đến đây muộn nhất, chủ yếu từ Phố Ràng (Thị trấn của huyện Bảo Yên) và từ một số tỉnh miền núi như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang. Qua khảo sát của chúng tôi ở xã Nghĩa Đô cho thấy, đa số người Kinh sinh sống ở Nghĩa Đô là giáo viên đang làm việc tại các trường tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của xã, một số ít làm nghề buôn bán hoặc ban đầu đến làm nghề xây dựng, sau đó cưới vợ người Tày và ở lại cư trú ở tại Nghĩa Đô.
Dân tộc Dao ở Nghĩa Đô, theo dấu tích xưa, thì họ sinh sống trên các triền núi thấp, xung quanh thung lũng. Một số người cao tuổi ở Nghĩa Đô kể rằng, hiện nay vẫn còn có nền nhà, các lối lên xuống trên những phần đất người Dao sinh sống. Điều đó chứng tỏ tuy số lượng ít, nhưng người Dao đã định cư ở đây từ rất sớm. Vào năm 1960, trên địa bàn xã Nghĩa Đô có 3 bản người Dao ở Nậm Cằm, Nậm Hốc và Nậm Xoong. Trong những thập niên sau đó, một bộ phận người Dao di chuyển về Yên Thành thuộc tỉnh Hà Giang, một bộ phận đi Bản Cái (Bắc Hà) và những nơi khác, nên hiện nay ở Nghĩa