Vài nét về truyền thống văn hóa Tày ở Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 48)

9 Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát

2.1.4. Vài nét về truyền thống văn hóa Tày ở Nghĩa Đô

Dân tộc Tày là dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời nhất và chiếm đa số ở Nghĩa Đô. Người Tày ở Nghĩa Đô là nhóm Tày nằm trên tuyến đệm giữa Tày - Nùng ở vùng Đông Bắc và Tày - Thái vùng Tây Bắc. Đại bộ phận về phong tục tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét chung của người Tày miền Bắc. Tuy nhiên người Tày ở Nghĩa Đô có nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, không giống với Tày ở vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc, mà người Tày ở đây có sự hòa trộn, kết hợp hài hòa giữa đặc trưng văn hóa của hai vùng [5, tr. 7].

Điểm khác biệt đầu tiên đó là trang phục của phụ nữ. Phụ nữ Tày ở đây mặc váy vát ống nước để hở lưng sau, trong khi đó phụ nữ Tày Đông Bắc lại mặc váy dài phủ kín mắt cá chân. Điểm khác biệt thứ hai là đặc trưng ngôn ngữ đó là cách sử dụng hệ thống âm vựng, từ vựng. Bên cạnh việc sử dụng 24 chữ cái chung của tiếng Việt, cư dân Tày ở Nghĩa Đô còn có thêm 4 chữ khác (giống Tày Cao Bằng và Tày ở Lạng Sơn) đó là chữ pj, phj, mj, bj để ghép vào đầu một số chữ cái phổ biến ở nơi đây. Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, người Tày ở Nghĩa Đô vẫn còn lưu giữ thanh bằng và thanh sắc, dấu sắc và dấu ngã. Chính lượng vần Lửng trong vốn từ chiếm tới 20% lượng từ nói thông thường trong giao tiếp hàng ngày của đồng bào [5, tr. 8]. Nét riêng biệt ấy làm cho giọng nói của người Tày ở Nghĩa Đô thường cứng, mạnh mẽ.

Các lễ hội truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô gồm có lễ hội mừng năm mới tổ chức vào ngày mùng 1, 2 và mùng 3 tết Nguyên đán, Hội xuống đồng tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 5 âm lịch, Lễ hội kiệu trâu vào đền Mường tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Bên cạnh đó, còn có các nghi lễ khác tổ chức trong phạm vi gia đình như: lễ ăn cơm mới, lễ mừng cốm, lễ hội Pang Luông được tổ chức ở các gia đình [5, tr. 7].

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)