Vài nét về người Tày ở Việt Nam và khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 36)

9 Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát

2.1.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam và khu vực miền núi phía Bắc

Là một cộng đồng dân tộc có dân số đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta (1.626.392 người vào năm 2009), không gian sống phủ khắp vùng Đông Bắc và một phần Tây Bắc nước ta, người Tày có nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống rất đa dạng. Chính vì thế, người Tày trở thành một trong những tộc người ở Việt Nam được nhiều nhà Dân tộc học quan tâm nghiên cứu từ các góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội, v.v. Trong đó phải kể đến một số các công trình nghiên cứu như Vi Văn An, La Công Ý (2009),

Người Tày ở Việt Nam; Ma Ngọc Dung (2006), Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam; Hoàng Quyết,Tuấn Dũng (1995), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc; Trần Văn Hà (1999), Các dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp; Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam; Triều Ân, Hoàng Quyết (2010), Tục cưới xin của dân tộc Tày; Hoàng Tuấn Nam (1999), Việc tang lễ cổ truyền của người Tày; Lã Văn Lô và Hà Văn Thư (1984), Văn hoá Tày – Nùng; Hà Đình Thành (2010), Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam; Hoàng Quyết (2001), Lễ hội Tà y - Nùng, v.v. Những công trình này đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về người Tày ở nước ta từ trước đến nay.

Bảng 2.1: Sự phân bố người Tày ở các vùng lãnh thổ Việt Nam

Đơn vị tính: Người

1 Trung du và miền núi phía Bắc 1.400.519

2 Đồng bằng sông Hồng 57.063

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 12.524

4 Tây Nguyên 104.798

5 Đông Nam Bộ 50.704

6 Đồng bằng sông Cửu Long 784

Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr.136

Qua bảng thống kê ta thấy sự phân bố người Tày có mặt ở khắp 6 vùng miền nước ta. Tuy nhiên, sự tập trung chủ yếu là ở khu vực miền núi phía Bắc với 1.400.519 người (chiếm 86,11% tổng số người Tày ở Việt Nam). Các vùng còn lại chỉ có 22.5873 người (chiếm 13,88% tổng số người Tày). Trong 5 vùng còn lại thì vùng Tây Nguyên có số người Tày đông hơn cả là 104.798 người và (chiếm 6,44%), ít nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 784 người (chiếm 0,48% dân số Tày trên cả nước).

Theo bản danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam do tổng cụ thống kê ban hành năm 1979, dân tộc Tày có 4 nhóm địa phương khác nhau là Pa Dí , Thu Lao , Ngạn và Phén . Bên cạnh những nét chung mang tính cộng đồng thì mỗi nhóm có thể có một vài đặc trưng riêng . Xét về mặt tên gọi, người Tày cư trú ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam nhưng đều có tên gọi thống nhất là người Tày hay dân tộc Tày. Theo bảng danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam thì người Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Xét về mặt dân số, kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy tổng dân số của người Tày ở Việt Nam là 1.626.392 người, đứng thứ hai sau người Kinh. Người Tày cư trú chủ yếu ở 19 tỉnh thành có dân số trên 10 nghìn người và nhiều nơi khác

Bảng 2.2: Phân bố dân cư của dân tộc Tày

Tt Tỉnh Dân số

(người)

Tỷ lệ phần trăm (%)

(trong tổng số dân tộc Tày ở Việt Nam) 1. Lạng Sơn 259.532 15, 9 2. Cao Bằng 207.805 12,77 3. Tuyên Quang 185.464 11,4 4. Hà Giang 168.719 10,37 5. Bắc Cạn 155.510 9,56 6. Yên Bái 135.314 8,32 7. Thái Nguyên 123.197 7,570 8. Lào Cai 94.243 5,79 9. Đắk Lắk 51.285 3,15 10. Bắc Giang 39.939 2,45 11. Quảng Ninh 35.010 2,15 12. Bình Phước 23.228 1,43 13. Hòa Bình 23.089 1,41 14. Đắk Nông 20.475 1,26 15. Lâm Đồng 20.301 1,25 16. Đồng Nai 15.906 0,98 17. Hà Nội 14.551 0,89 18. Gia Lai 10.107 0,62 19. Các nơi khác 42.717 2,63 20 Tổng cộng 1.626.392 100%

Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.

Qua bảng thống kê trên cho thấy người Tày ở nước ta phân bố khắp các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên địa bàn tập trung đông nhất vẫn là khu vực Đông Bắc ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Thái Nguyên đã là 1.236.541 người, tức chiếm 76,02% người Tày trên cả nước . Như vậy trên địa bàn 19 tỉnh đã nêu trên có số người Tày là 1.583.675 người chiếm 97,37% người Tày trên cả nước.

Người Tày chủ yếu cư trú trên những cánh đồng mầu mỡ ở các thung lũng, trong đó những cánh đồng lớn như Hòa An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang. Người Tày là cư dân đông nhất ở vùng Việt Bắc, họ cư trú suốt một dải miền Trung du và Thượng du Bắc Bộ, từ Hoàng Liên Sơn (cũ) tới Quảng Ninh, trong đó tập trung đông nhất ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn và có quan hệ thân thuộc với dân tộc Nùng, Giáy, Cao Lan, Sán Chỉ ở nước ta [67, tr. 178].

Dù không gian sinh sống của người Tày ở nước ta khá đa dạng, họ tập trung cư trú ở các thung lũng lớn, những khu đất khá bằng phẳng ở Đông Bắc nước ta, trong đó không gian cư trú thường ở những cánh đồng, chân núi hay những ven suối. Trong không gian cư trú, nhà cửa người Tày trong truyền thống thường gồm ba loại: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ11. Trong đó nổi bật là nhà sàn, với hai loại khác nhau, đó là nhà sàn làm bằng gỗ và nhà sàn làm bằng đất [67, tr. 178].

Trong khi người Thái với quan hệ Phìa Tạo, người Mường với thiết chế Lang Cun, thì xã hội người Tày có chế độ Thổ Ty. Tính chất phụ quyền ở gia đình người Tày thể hiện đậm nét trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (vợ phải nghe chồng). Người Tày thường quý con trai hơn. Trước kia, người Tày chủ yếu dựng vợ gả chồng trong nội bộ dân tộc mình , nhưng cấm quan hệ hôn nhân trong cùng một dòng họ, trừ họ hàng xa. Ngày nay việc hôn nhân đã có nhiều biến đổi , đặc biệt là hôn nhân với các dân tộc khác đã phổ biến.

Về kinh tế, tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh sống mà hoạt động kinh tế người Tày khác nhau. Trong các vùng có người Tày sinh sống đều là những địa bàn có hầu hết các hình thức canh tác nông nghiệp lúa nước và nương rẫy (hiện nay nhiều nơi không còn loại hình canh tác lúa nương) và một số loại hoa màu khác. Kỹ thuật làm đất của người Tày gắn liền với tính năng của những nông cụ khác nhau như: cày, cuốc, bừa, thuổng.v.v…Nông lịch và thời vụ gieo trồng được thực hiện khá chặt chẽ theo lịch âm, nhưng đồng thời cũng dựa vào các hiện tượng tự nhiên, hay kinh nghiệm dân gian để tiến hành các hoạt động canh tác nông nghiệp.

Bên cạnh ruộng, ở hầu hết các vùng người Tày nương vẫn chiếm vị trí khá quan trọng trong sản xuất lương thực, thực phẩm. Ngoài lúa nước và nương rẫy, việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đã xuất hiện từ khá sớm và cho đến nay đang là những hoạt động sản xuất đem lại cho nhiều hộ gia đình một nguồn thu không nhỏ. Cùng với sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi cũng được chú trọng, nghĩa là chăn nuôi và trồng trọt là hai hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều hộ gia đình [65, tr. 186]. Trước đây, người Tày còn khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng và sông suối để phục vụ và cải thiện nhu cầu thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Bảng 2.3: Sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn ở giữa người Tày và một số dân tộc khác.

Đơn vị tính : Người

Dân tộc Tổng số dân Thành thị Nông thôn

Kinh 73.594.427 23.885.666 49.708.761 Hoa 823.071 573.050 250.021 Tày 1.626.392 220.938 1.406.454 Mường 1.288.963 65.683 1.203.280 Nùng 968.800 101.751 867.409 H‟mông 1.068.189 25.682 1.042.507 Các dân tộc khác 6.477.155 564.142 5.931.669 Cả nƣớc 85.846.997 25.436.896 60.410.101

Nguồn: Ban Chỉ đạo và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr 134.

Như vậy, dựa vào bảng thống kê ta thấy, số người Tày ở thành thị cao thứ 3 sau người Kinh và người Hoa. Nếu tất cả các dân tộc ít người có số người sống ở thành thị là 1.551.230 người thì người Tày có 220.938 người (chiếm 14,24%). Bản thân trong nội bộ người Tày, họ có 13,58% dân số sống ở thành thị, ở nước ta có hai cộng đồng có tỷ lệ dân sống ở thành thị cao hơn người tày là người Kinh (32,46%) và người Hoa (69,62%) dân sống ở thành thị. Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy tính hướng thị của người Tày ở nước ta chỉ sau người Kinh và người Hoa.

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)