Một trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 91)

28 Trong tổng số 27 dân tộc cư trú ở tỉnh Lào Cai (dẫn theo thông tin từ Cổng Thông tin Điện tử của Tỉnh Lào Cai:

4.3.2.Một trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ

Trước những năm 1990 Nghĩa Đô hoạt động kinh tế của các hộ gia đình người Tày chủ yếu là canh tác ruộng nương và khai thác các nguồn lâm sản từ rừng. Sản xuất, trao đổi và tiêu thụ của con người ở đây mang nặng tính tự cung tự cấp, mà một trong những nguyên nhân chính là vì đây là một vùng đất có hệ thống đường giao thông còn rất yếu và thiếu, làm cho việc đi

sử dụng trong gia đình, hay trong bản, ít có trao đổi buôn bán với các khu vực xung quanh nhất là sự trao đổi hàng hóa với vùng thấp.

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với những tiến bộ về mức sống, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng khác kết nối giữa Nghĩa Đô và các xã lân cận với huyện lỵ và các khu vực khác có phần được cải thiện, trao đổi mua bán ở khu vực này vẫn còn hạn chế về quy mô, đơn điệu về mặt hàng, vì chủ yếu là những sản phẩm từ nông nghiệp và rừng được mang ra trao đổi. Một số người dân kể rằng với những thứ hàng hóa quan trọng như các đồ dùng điện tử, v,v,…thì họ phải xuống tận thị trấn huyện mới mua được30.

Tuy nhiên, sau khi khu trung tâm xã được xây dựng, đặc biệt là sự hình thành của một chợ trung tâm cụm xã cộng với việc hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng của các cơ quan như đã nêu, biến khu trung tâm này thành một nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, trao đổi và dịch vụ. Hiện nay, chợ trung tâm Nghĩa Đô không chỉ họp ngày chủ nhật hàng tuần. Do sự phát triển kinh tế, thương mại và nhu cầu của người dân ngày càng nhiều.

Chợ nằm ở trung tâm cụm xã Nghĩa Đô được họp theo chu kỳ 1 tháng 4 lần, chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Vào phiên chợ, người dân xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến và các nơi khác tụ họp lại đây, người dân có thể mang tất cả những gì mình làm ra để trao đổi, đây cũng chính là nơi mà người dân có thể mua tất cả những thứ mà gia đình mình thiếu. Các mặt hàng được bày bán ở đây đủ thứ khác nhau rất phong phú và đa dạng như: gà, vịt, ngan, cá, thịt lợn, … các loại rau từ trồng được như cà chua, rau cải, xu hào, xà lách cho đến các loại rau được người H‟mông lấy từ rừng như măng, củ mài, rau rừng, … cho đến những con dũi. Cùng với nguồn thực phẩm là các

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 91)