Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 84)

28 Trong tổng số 27 dân tộc cư trú ở tỉnh Lào Cai (dẫn theo thông tin từ Cổng Thông tin Điện tử của Tỉnh Lào Cai:

4.2.1. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình vật thể kiến trúc và các yếu tố vật chất đảm bảo hoạt động của một thành phố hay một địa phương hoặc một cộng đồng nào đó. Cơ sở hạ tầng có thể chia thành hai nhóm lớn: cơ sở hạ tầng sản xuất gồm các công trình cần thiết cho các quá trình sản xuất ra của cải vật chất như nhà xưởng, hệ thống giao thông, liên lạc, cấp nước, thoát nước, v.v.; cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đời sống dân cư như nhà ở, bệnh viện, trường học, các cơ sở văn hoá, dịch vụ, đời sống, v.v.

Trong thời gian từ sau đổi mới, đặc biệt là khi được quy hoạch thành một khu trung tâm xã của không chỉ xã Nghĩa Đô mà còn của cụm ba xã. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, thì khu trung tâm xã Nghĩa Đô là một địa bàn được đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng gồm: trụ sở làm việc của chính quyền xã Nghĩa Đô, chợ Nghĩa Đô (chợ trung tâm cụm 3 xã), hệ thống trường học từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học phổ thông, phòng khám đa khoa khu vực, sân bóng, đường giao thông, hệ thống điện, trạm bưu điện (phân nhánh), trạm chuyển tiếp truyền hình, v.v. Theo quy hoạch, điểm vui chơi giải trí phục vụ cho nhu cầu của người dân ba xã cũng được đầu tư xây dựng.

Hệ thống các trường học

Hiện nay, tại trung tâm xã Nghĩa Đô và xung quanh đã hình thành các trường lớp từ cấp mầm non đến cấp phổ thông với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết dị dạy và học tốt nhất cụm.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng giáo dục mầm non đã được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, đầu tư trong những năm qua, hiện nay hệ thống lớp học bậc mầm non trên địa bàn xã Nghĩa Đô đã được xây dựng phục vụ đủ lớp học cho con em trên địa bàn, tạo tiền đề tốt cho các cháu trước khi bước vào học tiểu học một cách tốt nhất. Hiện nay với 1 trường mầm non của xã và 8 lớp học đặt tại các bản với 19 cô giáo mầm non phục vụ đủ nhu cầu giáo viên hoạt động trên địa bàn. Nguyên nhân có nhiều bản do có số lượng cháu quá ít, cho nên UBND xã Nghĩa Đô đã lồng ghép 2 hay 3 bản gần một khu đó lại thành một lớp học.

Trường lớp ban đầu chỉ là những chiếc nhà nhỏ, lán dựng tạm bợ bằng gỗ trên khu vực đất bằng, thậm chí có nhiều lúc giáo viên và học sinh phải học tập dưới gầm sàn, hay học nhờ trong nhà người dân, lớp học chỉ có vài bộ

mưa là bị dột nước không học được29. Sau đổi mới, hệ thống trường lớp tiểu học ở Nghĩa Đô đã được sự quan tâm và đầu tư rất lớn của chính quyền địa phương, từng bước đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị dạy và học cho con em học sinh trên địa bàn xã.Trường cấp 1 với 22 phòng học được xây dựng kiên cố bằng nguồn vốn của tỉnh, huyện và sự đóng góp công sức của nhân dân, hoàn thành vào năm 2005 rồi đưa vào sử dụng. Hiện nay các em học sinh đã được học trên lớp học khang trang, với 24 thầy cô giáo ở đầy đủ các môn học theo tiêu chuẩn chung của Nhà nước nhằm phục vụ việc dạy tốt nhất cho 271 học sinh ở đây.

Trường cấp 2 ở bản Rịa khang trang 2 tầng với 8 phòng học và các phòng ban được xây dựng vào năm 2004 và đưa vào sử dụng vào năm 2005 do tỉnh, huyện đầu tư. Bên cạnh phòng học, nhà trường còn được đầu tư các trang thiết bị như bàn ghế, bảng, tranh …phục vụ cho việc dạy và học của các em học sinh. Hiện nay, trường cấp hai của xã có 20 thầy cô giáo giảng dạy cho 256 học sinh học tập.

Trường cấp 3 Nghĩa Đô được thành lập năm 2004 đến nay đã được 7 năm hoạt động. Là trường cấp 3 phía bắc của huyện nhằm phục vụ nhu cầu đi học của con em trong khu vực 3 xã Nghĩa Đô – Tân Tiến – Vĩnh Yên và các vùng lân cận (trong đó có cả học sinh đến từ tỉnh Hà Giang). Lực lượng giáo viên được tuyển rộng rãi từ các tỉnh, cho nên hiện nay nguồn gốc giáo viên có từ nhiều tỉnh thành như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Nam Định, Yên Bái, Lào Cai và Hà Nam với tổng số hiện nay là 35 thầy cô giáo, trong đó giáo viên là người Kinh 15 người, giáo viên là người dân tộc thiểu số 20 người, trong đó giáo viên là người Tày là 11 người, người Dao là 3, người Mường là 2, Mông, Nùng, Sán Chỉ và Cao Lan mỗi dân tộc 1 giáo viên.

Bên cạnh đó, trường còn có trường nội trú do tổ chức phi chính phủ Mỹ và Canada tài trợ với kinh phí là 160 triệu để cho con em các dân tộc được trọ. Tiêu chuẩn được ở nội trú là nhà phải cách xa trường từ 20km trở lên.

Từ khi mới thành lập, trường tiến hành tuyển sinh năm đầu được 148 học sinh, được chia thành 4 lớp. Đến năm 2009 trường tuyển được 400 học sinh và năm 2010 tuyển được 340 học sinh. Hiện nay trường có trên dưới 1000 học sinh học tập ở 3 khối 10, 11 và 12. Học sinh học tập không được ổn định vì có nhiều em bỏ học, chuyển trường.

Phòng khám đa khoa

Mục tiêu xây dựng Nghĩa Đô thành một trung tâm cụm kinh tế - văn hoá, giáo dục, y tế phục vụ cho 3 xã Nghĩa Đô – Tân Tiến – Vĩnh Yên. Cho nên, trong những năm qua chính quyền địa phương cũng tiến hành quy hoạch, mở rộng và xây dựng trạm y tế xã Nghĩa Đô thành phòng khám đa khoa cụm Nghĩa Đô – Tân Tiến – Vĩnh Yên để phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân 3 xã trong khu vực. Mục đích để nhân dân 3 xã tập trung khám chữa bệnh tại Nghĩa Đô thay vì phải xuống trung tâm huyện. Mục tiêu để nhân dân có một nơi khám chữa bệnh gần nhất. Vì khoảng cách quá xa cho nên chính quyền địa phương tỉnh và huyện đã lập quy hoạch, đầu tư xây dựng phòng khám đa khoa khu vực Nghĩa Đô phục vụ cho nhân dân 3 xã.

Trụ sở làm việc của xã Nghĩa Đô và các công trình văn hoá, xã hội

Do nhu cầu hoạt động của chính quyền địa phương ngày càng nhiều các phòng ban. Cho nên trong những năm qua, được sự đầu tư nguồn vốn của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên đã tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Nghĩa Đô với dãy nhà 2 tầng với 12 phòng ban và xây dựng thêm một nhà hội

trường để phục vụ việc họp và tổ chức các sự kiện văn hoá của xã và nhân dân trên địa bàn.

Bên cạnh việc tập trung đầu tư mạnh mẽ trong xây dựng hệ thống giao thông, y tế, giáo dục, chợ, nước sạch, ... thì chính quyền địa phương ở đây cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng công trình văn hoá ở xã và thôn. Ở xã trong những năm qua, với nguồn vốn từ trên và sự đóng góp của nhân dân đã tiến hành giải toả mặt bằng, san lấp khu đất để làm sân bóng đá, bóng chuyền đã đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho hoạt động thể thao và văn nghệ của nhân dân. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đầu tư xây dựng nhà văn hoá ở các bản nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động văn hoá, văn nghệ, hội họp của nhân dân. Cùng với đó là việc lập quy hoạch xây dựng nghĩa trang tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Chợ Nghĩa Đô

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử dân tộc ta, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của người dân, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại.

Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những

loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác.

Trên địa bàn Nghĩa Đô, chính quyền huyện và xã Nghĩa Đô đã tiến hành mở hội chợ, nhưng lúc đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên dự án mở chợ đã thất bại. Phải đến năm 1985 ủy ban nhân dân huyện giao cho phòng Tài chính Giá cả tiến hành khảo sát và tổ chức họp chợ trên địa bàn Nghĩa Đô với tần suất là 1 tháng 2 lần vào ngày chủ nhật. Từ đó người dân ở đây bắt đầu đi chợ và quen với việc họp chợ, cũng bắt đầu từ đây mà hình thành chợ Nghĩa Đô như hiện nay.

Trên địa bàn Nghĩa Đô, người dân bắt đầu họp chợ tại khu vực thuộc bản Nà Đình này từ năm 1985, lúc đó, chợ được hợp tại một bãi đất bằng ven sông sau trạm y tế bây giờ, lúc đó chợ chỉ có vài cái lán nhỏ, vài nhà tạm dựng lên. Đến năm 1986 chợ được dịch chuyển lên khu vực sân bóng hiện nay, lúc đó chợ đã dựng lán cố định để buôn bán.

Nhận thấy vị trí cũng như vai trò của chợ đối với sự phát triển của đồng bào nơi đây, cho nên vào năm 1994 chính quyền địa phương đã tiến hành san lấp đất rồi tiến hành xây dựng chợ trên địa bàn Nghĩa Đô để phục vụ nhu cầu trao đổi, buôn bán của đồng bào nơi đây, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân nơi đây. Đến năm 1998 được sự quan tâm của Nhà nước, chợ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của Chương trình 135 và nguồn vốn theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai về xây dựng trung tâm kinh tế - xã hội cụm xã Nghĩa Đô.

Như vậy chợ được xây dựng từ hai nguồn vốn khác nhau với nhiều giai đoạn thực hiện khác nhau. Mỗi giai đoạn thực hiện một bộ phận và đến nay qua 3 lần xây dựng và cải tạo với quy mô lớn vào năm 1998, 2004 và năm

2007 cho đến nay chợ đã hình thành như ngày nay. Trong đó vào năm 1999 xây hai nhà và năm 2004 xây thêm 2 nhà mái tôn, kết cấu bê tông và sắt.

Theo thiết kế, chợ văn hóa và thương mại Nghĩa Đô được xây dựng với nhiều hạng mục khác nhau như: gồm có các quầy bán hàng trong 4 dãy nhà song song trong chợ, xung quanh chợ có nơi gửi xe đạp, xe máy, sân buộc ngựa, nhà quản lý chợ, bể nước cứu hỏa, nhà vệ sinh công cộng, ... chợ có hành lang tường xây bao bọc xung quanh. Mục đích xây dựng chợ để người dân có một nơi trao đổi hàng hoá hàng tuần, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)