Tài liệu phỏng vấn ông Hoàng Thanh Toàn, sinh năm 1959, nguyên là Chủ tịch xã những năm 2002 2003.

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 100)

Khoảng cách nhà anh ở hiện nay so với nhà bố không xa, khoảng gần 1km. Anh cho biết, ra đây ở thích hơn, đây là nơi đã quy hoạch, sau này thành thị tứ, cho nên muốn ra đây ở sau này mình thành người thị tứ, rồi thị trấn43.

Hoặc hộ gia đình khác là Anh Hoàng Văn Bính , người bản Kem , nguyên là y tá làm trong bệnh viện huyện Bảo Yên, gia đình đã chuyển ra đây ở từ năm 1990 từ bản Nậm Cằm . Hiện nay con trai ông Bính đi học nghề về đã tách ra ở riêng và mở một cửa hàng sửa xe máy cạnh chợ.

Bên cạnh một số gia đình có đất sẵn từ ruộng hoặc bãi thì có thể làm nhà ở, làm cửa hàng, còn lại hầu hết những người từ các bản khác đến định cư ở đây đều phải mua đất, giá đất tùy thuộc vào từng khu, nhưng đắt nhất là xung quanh chợ và dọc tuyến đường 279. Tuy nhiên cũng có nhiều gia đình có nhiều đất họ chia hoặc bán lại giá rẻ cho anh em trong họ. Nhìn chung hoạt động mua bán đất ở đây chủ yếu là những người trong họ hàng gần hoặc họ xa, hoặc người thân quen, nhưng hoạt động mua bán ở đây chủ yếu là sự thỏa thuận giữa hai bên gia đình, chứ không có sự can thiệp của chính quyền địa phương, vì đất ở khu vực này hiện nằm trong vùng quy hoạch và chưa được cấp sổ đỏ (chỉ có 5/85 gia đình bản Nà Đình được cấp sổ đỏ). Cho nên chính quyền địa phương không xác nhận việc mua bán đất của các hộ gia đình.

Nếu nhìn vào độ tuổi của các chủ hộ gia đình đang sinh sống ở khu trung tâm xã thì hầu hết các chủ hộ đều là nhóm tuổi còn trẻ.44 Cụ thể là: 7 chủ hộ sinh trước năm 1960; 21 chủ hộ sinh trong khoảng 1961-1969; 38 chủ hộ sinh trong khoảng 1970-1979; còn lại là các chủ hộ sinh từ 1980. Nguyên nhân do khi họ kết hôn, đã tách khỏi nhà bố mẹ, lựa chọn của nhiều người là chuyển ra khu vực trung tâm xã ở để làm ăn, hay cũng có nhiều người là giáo viên, cán bộ trẻ khi kết hôn cũng chọn khu trung tâm xã làm nơi ở mới.

Khi tiến hành khảo sát những người sinh sống ở khu trung tâm thì họ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là họ Hoàng. Cụ thể là họ Hoàng: 26/78 hộ; họ Ma: 20/78 hộ; họ Nguyễn: 10/78 hộ; họ Lương: 9/78 hộ; họ Cổ: 5/78 hộ; họ Lê: 3/78 hộ; họ Nông: 2/78 hộ; còn lại họ Đào, họ Hán, họ Hà mỗi họ có 1 chủ hộ. Thực tế này cũng phản ánh dân số của các họ trong xã, trong đó họ Hoàng và họ Ma có dân cư đông nhất xã.

Xét về nguồn gốc chuyển cư thì các hộ gia đình chuyển đến khu trung tâm xã tập trung chủ yếu ở một số bản. Thống kế trong những năm 2000- 2011, nguồn gốc chuyển cư ra khu trung tâm là: từ bản Nà Mường: 16 hộ; từ bản Nà Khương: 12 hộ; từ bản Kem: 10 hộ; một số hộ đến từ các bản khác. Nhìn chung, những gia đình chuyển ra đây từ các bản ở cách khu trung tâm không quá xa, vì trong thực tế có một số bản nằm ở cách khu trung tâm hơn 10km. Ngoài các hộ gia đình chuyển từ các bản đến khu trung tâm còn phải kể đến các hộ gia đình người Kinh từ nơi khác. Trong đó chủ yếu là giáo viên và một số hộ kinh doanh vốn cư trú ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái và ở các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Trên địa bàn cả xã Nghĩa Đô hiện nay tổng số 83 giáo viên các cấp, trong đó chỉ 12 giáo viên là người Nghĩa Đô, còn 71 giáo viên đến từ các địa phương khác.

Như vậy, trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, cùng với các chương trình phát triển của Nhà nước, các tôt chức phi chính phủ và chính sách quy hoạch khu vực trung tâm xã Nghĩa Đô thành một trung tâm cụm kinh tế - xã hội - văn hoá - giáo dục đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ không chỉ với người dân trong xã, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với người dân từ nhiều địa phương khác nhau đến đây sinh sống, định cư.

Bên cạnh những tiền đề về cơ sở vật chất, có một nguyên nhân khác là tâm lý người dân muốn mình trở thành người thị tứ (thị trấn45), vì họ biết chính quyền sẽ xây dựng nơi đây thành một thị trấn trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát ban đầu, có tới 35/50 chủ hộ gia đình khi được hỏi vì sao chuyển ra đây định cư - câu trả lời nhận được là họ muốn mình là người thị tứ (chu dù hầu hết các gia đình chuyển ra đây điều mở cửa hàng kinh doanh).

Sau một thời gian hình thành và phát triển khu vực trung tâm xã Nghĩa Đô, các gia đình khi chuyển ra đây do lý do khách quan như đất hẹp hay lý do khác (học theo cách xây nhà người Kinh46) nào đó đã hình thành một khu vực sinh sống có cấu trúc nhà cửa có nhiều sự thay đổi. Xét về kiến trúc nhà cửa và lối sống của các hộ gia đình ở khu trung tâm, chúng ta thấy có những khác biệt mang tính đô thị nhiều hơn. Với tổng số 119 hộ trên khu vực trung tâm, kiến trúc nhà ở đây đã có sự thay đổi khá nhiều so với kiến thúc nhà ở trong các bản. Khảo sát của chúng tôi cho thấy 75/119 hộ đã thay đổi cấu trúc nhà theo hướng dù xây dựng các ngôi nhà dài theo chiều dọc của các lô đất dọc theo tuyến quốc lộ 279, xung quanh chợ và dọc tuyến liên xã đi xã Tân Tiến.

Cấu trúc nhà đã thay đổi không giống với cấu trúc, thiết kế nhà sàn truyền thống nữa. Cấu trúc biến đổi rất đa dạng, rất nhiều loại hình mới, trong đó chủ yếu là hình ống, nhưng phần nhiều vẫn là nhà gỗ. Nguyên nhân là do đất ở khu vực gần chợ đã được quy hoạch chia lô, cho nên diện tích các lô có

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 100)