mặt hàng như quần áo, giầy dép, nồi, … cho đến những dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đều được bày bán. Hoạt động trao đổi ở chợ không chỉ diễn ra vào ngày phiên chợ (chủ nhật), mà còn là những hoạt động thường xuyên, hàng ngày, với hơn 20 hộ kinh doanh chính thức ở trong chợ, gồm các mặt hàng thịt: 4 hộ; đậu phụ: 3 hộ; rau các loại: 6 hộ; cá: 3 hộ; hàng tạp hoá: 3 gian hàng, v.v.
Ngoài những hoạt động trao đổi và kinh doanh ở trong chợ là các dãy cửa hàng của hơn 50 hộ gia đình kinh doanh hàng hóa tổng hợp, gồm nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng, v.v. chạy dọc theo con đường xung quanh chợ. Thống kê của tôi cho thấy dọc con đường chạy xung quang chợ là những dãy nhà đồng thời là các cửa hàng kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau. Cụ thể là có một số cửa hàng sửa chữa xe máy của ba hộ gia đình người Tày; một quán cà phê của hộ gia đình anh Hoàng Văn Tiến, anh là người Phú Thọ lên đây làm ăn sau đó lấy vợ người Tày ở Nghĩa Đô và định cư tại đây; 06 cửa hàng ăn uống31; một số cửa hàng cắt tóc; 02 cửa hàng intenet; 03 cửa hàng bán thuốc Tây; 01 cửa hàng photo coppy ; 01 cửa hàng may; còn lại là các cửa hàng kinh doanh hàng hóa tổng hợp , kết hợp bán đủ mọi thứ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và sản xuất hàng ngày của người dân. Thống kê của chính quyền xã Nghĩa Đô và của tác giả cho thấy có 45 hộ/119 hộ gia đình cư trú ở khu trung tâm hoạt động kinh doanh buôn bán. Các hoạt động trao đổi hàng ngày trong chợ và ở khu vực xung quanh chợ, nằm ở trung tâm của khu trung tâm xã, biến khu trung tâm này trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ ở quy mô nhỏ, nhưng có một vị trí quan trọng đối với cuộc sống của các hộ gia đình ở Nghĩa Đô và khu vực xung quanh. Những hoạt động trao đổi hàng hóa đông đúc hàng ngày như vậy
xuất phát từ nhu cầu mức tiêu thụ của không chỉ của người dân và cán bộ địa phương ở Nghĩa Đô mà còn của nhân dân các xã xung quanh và của một số lượng khá đông các thầy cô giáo, học sinh nội trú, v.v. cư trú ở khu vực trung tâm xã Nghĩa Đô.
Trong đó, với số lượng dân số chiếm đa số, người Tày là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu trung tâm xã. Trong tổng số 119 hộ gia đình cư trú ở khu vực này vào năm 2010 thì có hơn 90% là các hộ gia đình người Tày, còn lại là các hộ gia đình người Kinh, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình giáo viên. Một số hộ thuộc nhóm này mở cửa hàng buôn bán để tăng thu nhập. Còn một số ít là các hộ gia đình người Kinh đến những nơi khác như Phố Ràng, Bảo Hà, buôn bán mưu sinh. Với số ít hộ này, việc phân biệt giữa người Tày và người Kinh cũng chỉ mang tính tương đối, vì có một vài hộ gia đình vợ là người Kinh, chồng là người Tày hoặc ngược lại. Nguyên nhân là do các thầy cô giáo người Kinh lên đây công tác, có nhiều cô giáo người Kinh đã kết hôn với người bản địa – nhưng chủ yếu người bản địa là các thầy giáo cô giáo, cán bộ địa phương hay người buôn bán (bên cạnh những thầy cô giáo là người Kinh kết hôn với nhau cũng rất nhiều).
Một trong những điểm đáng chú ý ở khu trung tâm này là đã xuất hiện ngày càng nhiều các giao dịch đất đai. Trong những năm gần đây ở miền núi nước ta, xu hướng hình thành các tụ điểm mua bán, dịch vụ tại trung tâm các xã, huyện hay những nơi có đông dân cư ngày càng nhiều. Ở khu trung tâm xã Nghĩa Đô, việc mua bán đất đã xuất hiện trước hết vì những mong ước của người dân đối với vị trí quan trọng của khu trung tâm. Thứ hai là vì khu xây dựng khu trung tâm, chính quyền địa phương cũng chia đất thổ cư ở khu trung tâm này thành các lô để phân cho cán bộ, người dân và để bán.
Cùng với việc khu trung tâm xã ngày càng phát triển, giá đất ở đây ngày càng cao hơn, làm cho hoạt động mua bán đất cũng nhiều hơn ở trong các bản. Giao dịch mua bán đất được thực hiện chủ yếu giữa những người quen với nhau, thường là anh em, họ hàng. Bên cạnh đó, do có một số giáo viên ở các tỉnh khác lên đây công tác cũng đã mua đất và định cư tại đây. Đất khu vực xung quanh chợ và dọc hai bên đường 279 mua bán được tính theo mét vuông chiều rộng, thỏa thuận chỉ có giấy mua bán giữa người bán và người mua, vì đất ở đây đang nằm trong diện quy hoạch, nên chính quyền không chứng nhận, không cấp sổ đỏ32. Giá cả cao ha y thấp tùy thuộc vị trí từng khu vực , độ sâu bên trong . Thường đoạn đường quốc lộ 279 có giá thường từ 5 đến 7 triệu một mét vuông mặt tiền , chiều sâu thường 15 đến 20 mét, có nơi sâu 30 mét. Khu vực xung quanh chợ thì rẻ hơn một chút kh oảng 3 đến 5 triệu. Càng cách xa trung tâm thì giá đất càng rẻ . Trong thực tế đã xuất hiện đầu cơ đất , đó là hộ gia đình ông H .V.N đang nắm giữ 5 mảnh đất nằm trong khu vực quy hoạch thị tứ ở Nghĩa Đô.
4.3.3. Sự tập trung dân cư
Hiện nay, khu vực nằm trong quy hoạch trung tâm cụm kinh tế - xã hội xã Nghĩa Đô với diện tích 30ha gồm toàn bộ bản Nà Đình, một phần bản Nà Khương và bản Rịa. Trên địa bàn xã Nghĩa Đô, trong thời gian 10 năm trở lại đây, khu vực trung tâm cụm xã Nghĩa Đô đã trở thành nơi thu hút người dân chuyển từ các bản trong xã ra đây sinh sống. Người dân và cán bộ địa phương quan niệm đây là một điểm đến lý tưởng cho cuộc sống tương lai của họ và con cái của họ sau này. Nếu như năm 1994 khu vực này mới chỉ có 6 hộ gia đình sinh sống, thì đến năm 2002 là 34 hộ và đến đầu năm 2011 là 119 hộ với
dân số 400 nhân khẩu, chưa tính các hộ gia đình giáo viên và số học sinh thuê nhà trọ học ở khu vực này.
Trong số các hộ gia đình cư trú ở khu trung tâm xã, phần lớn là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, làm thủ công nghiệp như đồ gỗ, sắt, v.v. Phần đông là các hộ gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, nếu xét về cơ cấu nghề nghiệp thì họ gồm hai nhóm:33 Nhóm thứ nhất là các hộ gia đình chuyển từ các bản chuyển ra đây mở cửa hàng sửa chữa, buôn bán; Nhóm thứ hai là gia đình các hộ có người làm cán bộ, công nhân viên chức tại xã, các thầy cô giáo.34
Nhóm thứ nhất có 70/119 hộ gia đình. Đây là các hộ gia đình sử dụng nhà vừa để ở và mở cửa hàng kinh doanh buôn bán dọc tuyến quốc lộ 279, xung quanh chợ và tuyến đi xã Tân Tiến. Trong đó ở bản Nà Đình, có tới 47 hộ vừa tham gia buôn bán, kinh doanh, vừa làm ruộng. Các mặt hàng dịch vụ buôn bán rất đa dạng như: bán tạp hoá, quán ăn, thuốc tây, cửa hàng sửa chữa xe máy, ti vi, quán cà phê, cắt tóc gội đầu, quán internet, quán bi-a....đã tạo nên một tiểu đô thị với đầy đủ tất cả các loại hình dịch vụ của các hộ kinh doanh.
Trong số những nhóm kinh doanh, buôn bán này chỉ có vài hộ sinh sống ở đây trước năm 2000, như Hoàng Thanh Toàn, Lương Anh Sơn, Hoàng Văn Thái, Hoàng Văn Ngôi. Trong đó Hoàng Văn Ngôi 49 tuổi, chuyển từ Nà Mường ra Nà Khương năm 1991, sau đó đến năm 1994 thì chuyển ra Nà Đình. Họ là những gia đình mở cửa hàng buôn bán sớm nhất tại đây. Còn lại chủ yếu là ra đây ở sau năm 2000 đến nay, trong số đó chủ yếu họ ra đây vào những năm 2007 - 2009, họ chủ yếu là những gia đình có tiền , có nhu cầu kinh doanh và muốn chuyển đến nơi ở mới. Dưới đây là một số trường hợp.