Phỏng vấn ông Lương Văn Thoát ở Bản Ràng, là người thường xuyên bán quế trong các phiên

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 66)

Tuyến đường liên bản Bản Lằng - Bản Đáp có tổng số vốn đầu tư là 308 triệu, được thi công và hoàn thành vào năm 1999. Đường có chiều dài 3,9km, chiều rộng mặt đường là 2m. Đoạn đường do Công ty tư vấn hội cầu Lào Cai là đơn vị thiết kế, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên là cơ quan làm chủ đầu tư. Đoạn đườn do Doanh Nghiệp Thành Công chịu trách nhiệm thi công, đường có trọng tải là 5 tấn. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, đoạn đường đã được sửa chữa nhỏ vào năm 2001, 2005 do bị xuống cấp.

Theo nội dung cuộc nói chuyện về xây dựng đường giao thông thôn bản, thì mục đích của việc làm tuyến đường này là quyết tâm của ông Ma Thanh Sợi khi đó đang làm chủ tịch xã Nghĩa Đô. Ông thấy tuyền đường này đi lại khó khăn quá, trong khi nó lại là một huyết mạch giao thông quan trọng trong xã, nên khi có nguồn vốn xây dựng đường từ trên xuống, ông đã đề nghị Hội đồng xã Nghĩa Đô quyết định đề xuất đầu tư nâng cấp tuyến đường này. Sau khi trình Ủy ban nhân dân huyện và được phê duyệt cho thi công ngay.

Trong thực tế, trước khi có quyết định cuối cùng, nội bộ cán bộ xã Nghĩa Đô lúc đó chưa hoàn toàn thống nhất trong việc thực hiện tuyến đường này. Lúc đó đồng chí bí thư và chủ tịch xã20 đã đồng ý, thống nhất cùng với một số bản, vì hầu hết mọi người đều nhìn thấy sự cần thiết và quan trọng của tuyến đường. Nhưng một số cán bộ lanh đạo khác của xã lại muốn đầu tư làm tuyến đường khác trước, mà theo họ đó là tuyến quan trọng hơn. Một số trưởng bản ở các bản không nằm trong tuyến đường này cũng không tán thành đề xuất đầu tư làm tuyến đường này. Sau hai ngày họp bàn, cuối cùng cũng tập thể cán bộ mới đi đến thống nhất thi công tuyến đường bản Lằng - bản Đáp, cho dù vẫn còn một số ý kiến phản đối21.

Đoạn đường hoàn thành đã tạo điều kiện đi lại bản Đáp, bản Lằng, bản Nà Mường và bản Hón trong xã. Ngoài ra đây là tuyến đường liên xã đi xã Tân Tiến và đi lên huyện Bắc Hà. Xét trong phạm vi huyện Bảo Yên, tuyến đường này cùng chính là tuyến đường duy nhất của xã Tân Tiến đi xuống trung tâm huyện Bảo Yên. Chính vì thế, con đường này là con đường liên thôn bản, liên xã và liên huyện.

Tuyến đường liên bản từ Cầu Treo qua bản Pắc Bó đến Bản Ràng

Sau khi tuyến đường liên bản đầu tiên hoàn thành , Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô đã chọn thi công đoạn đường liên bản thứ hai qua là tuyến đường từ Cầu Treo ở bản bản Lót qua bản Pắc Bó đến Bản Ràng với tổng số vốn là 609 triệu đồng. Dự án này được khởi công năm từ năm 2000 và hoàn thành vào cuối năm 2003. Dự án do Tổ tư vấn huyện Bảo Yên là đơn vị thiết kế, UBND huyện Bảo Yên là cơ quan phê duyệt thiết kế và do xã Nghĩa Đô là đơn vị thi công. Tổng chiều dài đoạn đường sẽ thi công là 3,3km, trong đó đoạn Cầu Treo – Pắc Bó có chiều dài 1,2km, chiều rộng nền là 4m. Đoạn đường Bản Kem – Thâm Mạ với chiều dài 1km, chiều rộng 4m. Đoạn đường Nà Khương - Bản Ràng có chiều dài 1,1km, chiều rộng 4m.

Mục đích tạo nên tuyến giao thông thuận tiên cho việc đi lại của 9 bản từ Nà Uốt đến bản Hốc, bản Đon, bản Lót, bản Pác Bó, Thâm Mạ, bản Kem, Nà Khương sau đó đến bản Ràng. Đây là tuyến đường chạy qua gần một nửa các số bản trong xã. Nhìn thấy vị trí cũng như tầm quan trọng của tuyến đường, nên Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô đã lựa chọn con đường huyết mạch phía Tây của xã để thi công với mục đích tạo thành một vành đai đường phía Tây thông suốt đi qua các bản rồi trở về trung tâm xã. Đây cũng chính là khu vực tập trung dân cư đông đúc, các bản nằm liền kề nhau.

Tuyến đường từ Bản Thâm Luông đến Bản Nà Uốt và Bản Thâm Luông

Một tuyến đường giao thông quan trọng khác được đầu tư nâng cấp là tuyến đường từ Bản Thâm Luông đến Bản Nà Uốt và Bản Thâm Luông với số vốn đầu tư là 200 triệu đồng. Thời gian thi công mất 6 tháng, công trình được hoàn thành vào cuối năm 2003. Dự án xây tuyến đường này do tổ tư vấn thiết kế, ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên phê duyệt, làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô. Tuyến đường được nâng cấp có tổng chiều dài 0.7km, chiều rộng đường 2m. Mục đích hoàn thiện hệ thống giao thông giữa các bản, nhằm hình thành một hệ thống giao thông liên hoàn trên phạm vi toàn xã.

Tuyến đường Bản Khuẩy Rịa và Bản Nà Đình

Dự án nâng cấp tuyến đường từ Bản Khuẩy Rịa đến Bản Nà Đình trung tâm xã có số vốn là 167,9 triệu đồng, thời gian thi công đầu năm 2003, được hoàn thành vào cuối năm 2003. Đơn vị thi công là Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô. Đường do tổ tư vấn thiết kế huyện Bảo Yên thực hiện, được Ủy ban nhân dân xã huyện Bảo Yên phê duyệt, có tổng chiều dài tuyến đường 2km. Đường được chia là hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt đầu từ Bản Bản Rịa – Bản Khuổi Rịa với chiều dài 1,55km, chiều rộng 4m. Nhánh thứ hai là tuyến Bản Nà Đình đến cầu treo Bản Nà Uốt với chiều dài là 0,34km, chiều rộng 4m. Đây là hai tuyến đường đất được rải đá trống trơn. Có thể nói đây là hai tuyến đường kết nối với trung tâm xã, được Ủy ban nhân dân đề nghị đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng khu trung tâm xã và một số bản với trung tâm xã trong khuôn khổ chiến lược xây dựng khu trung tâm thành một thị tứ.

Dự án đường liên thôn bản Hốc đến Nà Mường có tổng kinh phí 412 triệu đồng, được khởi công năm 2002 và hoàn thành từ năm 2005 [86, tr. 2-3]. Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô. Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường này do tổ tư vấn thiết kế của huyện Bảo Yên thực hiện và được Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên phê duyệt. Tổng chiều dài tuyến đường được nâng cấp là 6km, chiều rộng 4m, trong đó 0,34m được rải đá.

Đây là tuyến đường chạy song song với quốc lộ 279, đi qua 5 bản từ bản Hốc sang bản Nà Uốt, đi qua bản Thâm Luông, đến bản Kem và tới Nà Mường. Đây còn là tuyến đường chạy qua trường tiểu học và mẫu giáo của xã Nghĩa Đô. Chính vì thế Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Đô đã quyết định tiến hành nâng cấp tuyến đường này để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại và học sinh đi học thuận tiện. Tuy nhiên, việc thi công tuyến đường này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Lúc đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là ông Hoàng Thanh Toàn muốn dầu tư vào tuyến đường này, nhưng ông Bí thư Đảng ủy xã là ông Nguyễn Thanh Thương lại không đồng ý22.

Một số tuyến đường khác

Bên những tuyến đường đã nêu trên còn có một số các tuyến đường khác ở xã được nâng cấp, mở rộng hay làm mới với quy mô nhỏ hơn. Ví dụ Dự án nâng cấp đường bản Đáp (xã Nghĩa Đô) đến bản Tát Căng (của xã Tân Tiến) có chiều dài 1km, được khởi công tháng 2 năm 2002 và hoàn cuối năm 2003; Dự án đường bản Ràng (xã Nghĩa Đô) đến bản Khau Cấn (thuộc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang) có chiều dài 1,2km; Dự án nâng cấp đường từ bản Hón đến bản Ràng có chiều dài 1,3km. Đây là những dự án nhỏ hơn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống giao thông liên thôn bản trên địa bàn xã Nghĩa

Một phần của tài liệu Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)