3. Rừng của các hộ gia đình (đất rừng giáo cho các hộ gia đình)
3.1.1. Chương trình
Chương trình 135I được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2005. Trên phạm vi cả nước, Chương trình 135I được thực hiện ở 2.410 xã của 52 tỉnh, trong đó có 1.938 xã thuộc khu vực 3; 389 xã biên giới; 83 xã thuộc „An toàn khu‟. Mục tiêu tổng quát của Chương trình 135I là nhằm “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng” [64, tr. 39]. Chương trình 135I và II có 4 hợp phần chính là: Cơ sở hạ tầng; Đào tạo nâng cao năng lực; Hỗ trợ sản xuất, trợ giúp thông tin; và Hỗ trợ đời sống. Ở xã Nghĩa Đô, Chương trình 135I tập trung chủ yếu vào hợp phần thứ nhất là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cầu, đường, thủy lợi, nước sạch. Còn các hợp phần khác chiếm một vị trí thứ yếu.
3.1.1.1. Xây dựng hệ thống cầu
bản,14 việc đầu tư này ở giai đoạn I được tập trung vào những điểm yếu nhất song lại cần nhất ở địa phương.
Cầu Nà Uốt
Trong số đó, dự án xây dựng cầu treo Nà Uốt với chiều dài 60m, chiều rộng 2m, trọng tải 2 tấn, tổng số tiền là 448 triệu đồng, được khởi công năm 1999 và hoàn thành vào năm 2000 là một trong những dự án đầu tiên. Mục đích xây dựng chiếc cầu treo này nhằm khắc phục khó khăn về giao thông trong địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế là tuyến đường giao thông liên thôn ở Nghĩa Đô là Bản Nà Uốt, Bản Hốc và Bản Đôn bị cắt bới con suối lớn chạy dọc theo đường quốc lộ 279 (đồng thời đây cũng là con đường và con suối chạy dọc cắt đôi xã Nghĩa Đô). Vì thế, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn và trở nên nguy hiểm vào mùa mưa bão. Khi có chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã Nghĩa Đô bằng nguồn ngân sách Chương trình 135I, cả ba bản này đều đề xuất lên Ủy ban nhân dân xã cho xây dựng công trình cầu này. Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện hệ thống cơ sở hạ tầng ở xã, chính quyền xã đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên cho phép đầu tư xây cầu nối tuyến đường giao thông quan trọng này của xã Nghĩa Đô. Đề nghị này được Ủy ban nhân dân huyện chấp nhận và cho phép triển khai.
Dự án xây dựng cầu treo Nà Uốt do huyện Bảo Yên làm chủ đầu tư.15 Đây là chiếc treo, có hai trụ bê tông lớn ở hai bờ, dầm thép chạy xuyên hai trụ từ bờ này sang bờ kia. Trên đỉnh cầu là các sợi cáp lớn được cắm vào hai bờ có tác dụng treo dầm cầu. Mặt cầu được làm bằng gỗ. Công trình này do
14 Ở đây tôi dùng „thôn‟ và „bản‟ thay thế cho nhau. „Thôn‟ là đơn vị hành chính dưới xã chính thức được sử dụng trong các văn bản của Nhà nước, còn „bản‟ là đơn vị cư trú truyền thống mà người được sử dụng trong các văn bản của Nhà nước, còn „bản‟ là đơn vị cư trú truyền thống mà người dân quen dùng. Hiện nay cư dân người Tày ở Nghĩa Đô vẫn sử dụng hai khái niệm này trong cuộc sống hàng hàng, mà không phân biệt rạch ròi như chúng tôi nói ở trên.