Thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 46)

- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT

2.2.1. Thực trạng

Hàng năm, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đều tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV trong đo có GV dạy môn Ngữ văn THCS về đổi mới PPDH. GV dạy môn Ngữ văn được tiếp nhận cái mới một cách trực tiếp. Do đó, trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là việc thay đổi PPDH đó giỳp GV dạy môn Ngữ văn có điều kiện phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong dạy học, xây dựng được nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập, kích thích HS tìm tòi, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, sáng tạo. Qua số liệu điều tra các năm học từ 2006-2007 đến 2008-2009, có thể thống kê kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục trong toàn huyện như sau:

Biểu đồ 01: Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS THCS (từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2008 – 2009 [26,26,27].

Biểu đồ 02: Thống kê kết quả xếp loại học lực của HS THCS (từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2008 – 2009 [25, 26, 27]

Biểu đồ thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực HS cho thấy, tỉ lệ HS THCS được xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên là rất cao (93.2%), chỉ có 0.9% HS THCS bị xếp loại hạnh kiểm Yếu. Tỉ lệ HS THCS được xếp loại học lực Giỏi là 21.2%, 33.2% HS THCS được xếp loại học lực Khá, 40.9% HS xếp loại học lực Trung bình, chỉ có 5.7% HS xếp loại yếu và kém. Tỉ lệ HS THCS lên lớp thẳng hàng năm là 94.3%. Kết quả xét tốt nghiệp THCS năm học 2008 - 2009, HS THCS được công nhận tốt nghiệp đạt tỉ lệ 98.5 %.

GV thực hiện đổi mới PPDH thể hiện ở cách thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức các HĐDH trên lớp dựa trên các hoạt động học tập chủ động của học sinh, chú ý rèn kĩ năng tự học, kĩ năng hợp tác và quan tõm tới các đối tượng học sinh. Tạo cho HS niềm hứng thú học tập, khao khát hiểu biết tìm tòi sáng tạo, chủ động, tự tin trong học tập, giao tiếp và các kĩ năng sống... Vì thế CLGD và kết quả dạy học môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt.

Bảng 07: Kết quả dạy học môn Ngữ văn của huyện Phúc Thọ (%)

Khối

Năm học 2006- 2007 Năm học 2007- 2008 Năm học 2008- 2009

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

6 18 31 39.5 11.5 20.2 28.6 42.1 9.1 23 30.5 38 8.5

7 17.2 32.8 38.9 11.1 19.8 29.3 42 8.9 22.5 32 37.4 8.1

8 19.5 30.3 40.6 9.6 20.1 31.8 40 8.1 23.3 33.5 35.5 7.7

9 17.9 28.9 42.9 10.3 19.3 30.4 41.4 8.9 21.7 37.1 34.1 7.1

Tuy nhiên việc đổi mới PPDH chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học trong huyện. Một số GV chưa nắm thật vững những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng nên bài dạy không đi đúng trọng tâm, còn mở rộng kiến thức một cách tùy tiện. Khi thiết kế kế hoạch bài dạy,

một số GV dựa hoàn toàn vào sách hướng dẫn, nhiều bài do không hiểu đúng bản chất của vấn đề hoặc do dựa một cách máy móc vào sách tham khảo nên đôi khi dẫn đến tình trạng lựa chọn PPDH không phù hợp với đối tượng vùng miền đặc thù khác nhau, làm hạn chế tính chủ động sáng tạo của HS, chưa chú ý đúng mức đến các đối tượng HS khác nhau và còn lỳng túng khi xử lí tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế. Xem xét thực trạng đổi mới PPDH ở trường THCS, có thể thấy nổi lên một số vấn đề như sau:

- Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều trường, nhiều môn học hiện nay vẫn là GV truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, HS nghe và ghi nhớ một cách thụ động.

- Việc sử dụng phối hợp các PPDH để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS còn hạn chế.

- Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w