Quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 77)

- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT

3.2.2. Quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học

chức các hoạt động dạy học

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Trong quản lí đổi mới PPDH Ngữ văn thì quản lí quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới PPDH là quan trọng nhất. Do vậy, việc quản lí đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động học tập môn Ngữ văn chính là nhằm giúp GV hiểu rõ cách thức thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức hoạt động dạy học, từ đó thiết kế được kế hoạch bài giảng và tổ chức được các hoạt động học tập môn Ngữ văn theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh; có hứng thú trong việc thiết kế kế hoạch bài giảng và có phương pháp tổ chức đổi mới các hoạt động dạy học môn Ngữ văn, qua đó thực hiện nghiêm túc PPCT Ngữ văn THCS, thực hiện hiệu quả và đồng bộ quy chế chuyên môn trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- GV hiểu rõ thiết kế kế hoạch bài học chính là xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với học sinh, giữa HS với HS nhằm giúp HS đạt được những mục tiêu của bài học.

- GV xác định được các bước thiết kế một bài học bao gồm:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.

Xác định mục tiêu bài học là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu của mỗi kế hoạch bài học. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cỏi đớch hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học. Hay nói khác đi, đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nú giỳp GV xác định rừ cỏc nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì...).

+ Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự lôgic của bài học.

Thực ra, khõu khú nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kĩ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng cho phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cỏch trỡnh bày các đơn vị kiến thức, kĩ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong bài một cách thích hợp.

+ Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đó có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, PTDH, các HTTCDH và đánh giá cho phù hợp. Hay nói khác đi, tính khả thi của kế hoạch bài học phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập (thực lực) của HS, được xuất phát từ những kiến thức, kĩ năng mà HS đó có một cách chắc chắn, vững bền; Những kiến thức, kĩ năng mà HS chưa có hoặc có thể quên; Những khó

khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của HS... Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra, đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh.

+ Bước 4: Lựa chọn PPDH, PTDH, HTTCDH và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều GV vẫn quen lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tớnh phõn hoỏ, ớt chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, HTTCDH và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học.

+ Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài học: thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học sinh.

Thiết kế kế hoạch bài học cú cỏc khõu: xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của học sinh, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, PTDH, HTTCDH và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

- GV xác định được cấu trúc của một kế hoạch bài học được thể hiện ở các nội dung sau:

+ Mục tiêu bài học: Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ; các mục tiêu được biểu đạt bằng những động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

+ Chuẩn bị về phương pháp và PTDH: GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, băng đĩa video clip, máy móc...), các

phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết; hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

+ Tổ chức các HĐDH: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động; mục tiêu của hoạt động; cách tiến hành hoạt động của GV và HS; thời lượng để GV, HS thực hiện hoạt động; kết luận của GV về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

Thực hiện giờ dạy học

Một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH về cơ bản vẫn được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới) nhằm kiểm tra tình hình nắm bài học cũ; kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)

+ Tổ chức dạy và học bài mới: GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS; tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.

+ Luyện tập, củng cố

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ đó cú thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

+ Đánh giá: Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

+ Hướng dẫn hoạt động tiếp nối của HS (học bài, làm việc ở nhà): GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm…) đồng thời hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.

GV cần hiểu rõ: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất… mà có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc, máy móc.

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần tổ chức tập huấn về thiết kế kế hoạch bài học theo hướng đổi mới, trong đó phân biệt rõ sự khác biệt giữa soạn giáo án (trước đây) với thiết kế bài học (hiện nay) thực chất là chuyển hình thức dạy học một chiều của GV sang dạy học tương tác giữa GV và HS. Trong tập huấn, không chỉ giới thiệu lí thuyết của vấn đề thiết kế kế hoạch bài học mà mỗi GV phải được thực hành thiết kế bài học đó, phải được tập dượt từ việc xác định mục tiêu bài học đến xác định PPDH, sử dụng PTDH phù hợp, xỏc định các hoạt động trong bài dạy bao gồm cả xác định mục tiêu hoạt động cho đến phân phối thời gian cho từng hoạt động, phương pháp chủ đạo và bổ trợ trong từng hoạt động, việc làm của thầy và việc làm của trò trong hoạt động đó, sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động...

Trên cơ sở sản phẩm tập dượt, có thể nhờ chuyên gia góp ý và cùng sửa chữa nhằm giúp GV nắm vững từng bước của việc thiết kế kế hoạch bài học.

- Trên cơ sở GV nắm vững cách thiết kế bài học, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hành bài học do GV thiết kế để các đồng nghiệp cùng dự và góp ý, qua đó hình thành năng lực thực hiện các HĐDH cho từng GV. Từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo thiết kế và tổ chức các HĐDH môn Ngữ văn theo PPDH mới. - Sau khi các GV đã nắm vững cách thiết kế bài học và tổ chức các HĐDH, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức giảng thử, rút kinh nghiệm về thiết kế

bài học và tổ chức các HĐDH; góp ý về lựa chọn phương pháp, xây dựng kế hoạch bài giảng, lựa chọn sử dụng PTDH hiện đại. Chỉ đạo thiết kế và tổ chức HĐDH môn Ngữ văn theo hướng đổi mới đại trà (triển khai trên diện rộng), kết hợp với việc tổ chức các hội giảng, hội thi... nhằm tạo ra phong trào thi đua sôi nổi về đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong nhà trường; đồng thời phát hiện và biểu dương những nhân tố điển hình làm nòng cốt cho phong trào đổi mới thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động học tập trong đội ngũ GV Ngữ văn trường THCS.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w