Chất lượng giáo dục HS THCS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 44)

- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT

2.1.2.5.Chất lượng giáo dục HS THCS

Theo Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2008 - 2009 [25, 26, 27], chất lượng giáo dục HS THCS ngày càng nâng cao:

- Số lượng HS THCS bỏ học hàng năm là rất thấp (chỉ chiếm <1%), tỉ lệ HS THCS lưu ban hàng năm không quá 5%.

- Tỉ lệ HS THCS lên lớp thẳng hàng năm là 94.3%, tốt nghiệp THCS từ năm học 2006 - 2007 đến nay đạt tỉ lệ 98.5%.

Tóm lại: Trong những năm qua, với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ, nhất là đội ngũ CBQL, GV, nhõn viờn các trường THCS, ngành GD&ĐT huyện Phúc Thọ đã đạt được một số thành tựu cơ bản, vững chắc là những tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá, đó là:

- Bộ mặt các nhà trường THCS có những chuyển biến tích cực, nhận thức của nhân dân về vị trí và tầm quan trọng của GD&ĐT ngày càng được nâng lên;

- Huyện Phúc Thọ đã đạt chuẩn về PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS từ năm 1998;

- Đội ngũ GV hầu hết đạt chuẩn về trình độ, cán bộ QLGD được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về QLNN, QLGD;

- Chất lượng giỏo dục ngày càng được nâng cao;

- CSVC ngày càng được cải thiện, đáp ứng được phần lớn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên, ngành GD&ĐT huyện Phúc Thọ cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, tập trung vào những vấn đề sau:

- Do có nhiều làng nghề, kinh tế phát triển từ kinh doanh, buôn bán nên một bộ phận nhỏ HS THCS bị chi phối bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường làm suy đồi đạo đức lối sống;

- Nhiều bậc CMHS chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến giáo dục và quản lí con em, nhất là thời gian các em ở nhà;

- TBDH còn thiếu đồng bộ, chất lượng thấp;

- Chưa đủ quỹ đất dành cho việc xây dựng và mở rộng quy mô các

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 44)