- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT
1.4.1. Quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn
Đổi mới PPDH là yêu cầu bức thiết đối với toàn hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Công tác quản lí bao gồm các cấp quản lí từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT và mỗi nhà trường, trong đó, vai trò của Phòng GD&ĐT và đặc biệt vai trò của Hiệu trưởng trường THCS là then chốt.
Quản lí đổi mới PPDH cần phân định ở hai phạm vi: hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các điều kiện hỗ trợ tác động của các cấp quản lí và cộng đồng xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng việc quản lí dạy học môn Ngữ văn cũng giống như việc quản lớ cỏc môn học khác bao gồm hai hoạt động chủ yếu:
Quản lí hoạt động dạy của đội ngũ GV gồm: quản lí về nhận thức việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn; quản lí việc thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học; quản lí việc sử dụng các PPDH tích cực của GV; quản lí việc sử dụng các TBDH; quản lí việc kiểm tra, đánh giá; quản lí việc bồi dưỡng đội ngũ…
Quản lí việc học của HS gồm: quản lớ cỏc điều kiện học tập của HS; xây dựng động cơ học tập cho HS; quản lí việc tự học của HS, quản lí việc hợp tác học tập của HS, kiểm tra kết quả học tập của HS …
Bên cạnh việc quản lí hai hoạt động chủ đạo như đã nêu trên thì quản lí việc đầu tư các trang TBDH và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng là vấn đề cần quan tâm trong quản lí việc đổi mới PPDH trong đó có việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THCS.