- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1. Về mặt lí luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lí luận về quản lí, QLGD, quản lí nhà trường THCS, quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các nhà trường THCS.
- Quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu trưởng đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học.
Việc nghiên cứu lí luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn của Hiệu trưởng trường THCS.
1.2. Về mặt thực trạng các biện pháp quản lí của Hiệu trưởngtrường THCS trong việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn trường THCS trong việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về giáo dục THCS huyện Phúc Thọ. Trên cơ sở đó luận văn đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện, đồng thời luận văn cũng tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và lí giải những nguyên nhân của thực trạng đó.
Việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn trên địa bàn huyện Phúc Thọ mặc dù được các cấp quản lí, Phòng GD&ĐT, CBQL, GV các trường THCS quan tâm, hưởng ứng; tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ trong giai đoạn tới.
Nguyên nhân chưa thực hiện tốt công tác quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS huyện Phúc Thọ là do Hiệu trưởng chưa có biện pháp quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn phù hợp với điều kiện
thực tiễn của mỗi địa phương, các biện pháp quản lí việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn còn thiếu đồng bộ
1.3. Kết quả đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của 7biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong trường THCS biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong trường THCS huyện Phúc Thọ
Kết quả đánh giá mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn cho thấy: các biện pháp do luận văn đề xuất đều được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp có tính cần thiết do đáp ứng được nhu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn trong các nhà trường. Mặc khỏc, cỏc biện pháp do luận văn đề xuất có tính khả thi cao vì không phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, mà chủ yếu dựa vào các yếu tố nỗ lực chủ quan, có sự đầu tư về thời gian, công sức hợp lí và quan trọng hơn là phải có sự quan tâm, sát sao, chủ động, tích cực, linh hoạt của hiệu trưởng. Vì vậy, khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác quản lí của Hiệu trưởng là rất thuận lợi.