Quản lí phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 100)

- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT

3.2.7.Quản lí phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn

trong việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để hiểu rõ bản chất của việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn; nắm được

mục tiêu, nội dung, con đường đổi mới PPDH môn học. Từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn góp phần cùng nhà trường thực hiện thành công mục tiêu đổi mới.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cùng chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy học môn Ngữ văn và sự phát triển nhân cách của học sinh.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp trong nhà trường (giữa Hiệu trưởng với tổ chuyên môn; giữa Hiệu trưởng với chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban thanh tra; giữa Hiệu trưởng với cán bộ, nhân viên phụ trách phòng đồ dùng dạy học) nhằm tạo ra sự đồng thuận về quan điểm thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

- Xây dựng mối quan hệ ngoài nhà trường (giữa Hiệu trưởng với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương; với Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ; với Ban đại diện CMHS). Trong đó, nhà trường là trung tâm của sự phối hợp nhằm tạo điều kiện để các thành viên ngoài nhà trường được tham gia vào quá trình giáo dục.

- Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển, dân chủ và tạo mọi điều kiện để các thành viên trong và ngoài trường phát huy tối đa khả năng trong quá trình thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn; không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ GV Ngữ văn để họ có đủ uy tín, đạt chuẩn về năng lực, trình độ, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới PPDH. Tìm giải pháp đầu tư trang bị CSVC, TBDH theo hướng hiện đại. Nhà trường trở

thành trung tâm phối hợp với gia đình và xã hội trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Tổ chức hội nghị CMHS hàng năm và hội nghị cán bộ, GV, nhân viên theo đúng quy định, tạo điều kiện để Ban đại diện CMHS hoạt động; định kì truyền đạt thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành về đổi mới môn học tới Ban đại diện CMHS.

- Sau hội nghị cán bộ, GV, nhân viên, Hiệu trưởng phải đặc biệt coi trọng khâu chỉ đạo thực hiện. Đôn đốc kiểm tra chặt chẽ, có sơ, tổng kết kịp thời theo tháng, đợt thi đua, học kỳ, năm học.

- Thu hỳt các lực lượng xã hội tham gia đóng góp kinh phí, vật chất, tinh thần để bổ sung CSVC, TBDH. Vận động các lực lượng xã hội: ngành văn hóa thông tin, TDTT, Đoàn thanh niên... tham gia vào quá trình đổi mới, tổ chức các hoạt động liên quan đến môn học.

3.2.7.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong nhà trường về đổi mới PPDH môn Ngữ văn.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường về đổi mới PPDH môn Ngữ văn.

- Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Phân công GV thường xuyên phối hợp và giữ mối liên hệ với phụ huynh HS của lớp phụ trách và Ban đại diện CMHS. Giữ mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường với chính quyền địa phương nơi trường đóng. Phổ biến, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng và có hành động đúng trong quá trình thực hiện mục tiêu đổi mới.

- Hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch thường xuyên trong năm học và tiến hành sơ, tổng kết kịp thời.

- Thụng qua cỏc kỡ họp với CMHS và hội nghị cán bộ, GV, nhân viên, tuyên truyền để CMHS nhận thức đầy đủ, đồng thời thể hiện quyết tâm cao trong việc động viên con em thực hiện đổi mới việc học môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn của hiệu trưởng trường thcs huyện phúc thọ, hà nội (Trang 100)