- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và ứng dụng CNTT
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Phổ biến để GV xác định rõ về CSVC, TBDH môn Ngữ văn bao gồm bảng viết, máy chiếu, phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh và CNTT được vận dụng trong mỗi bài học. Ngoài ra, có thể là một đoạn băng hình, một vài mẩu thông tin, vài phút nghe băng, đĩa, vài tranh ảnh, những sơ đồ biểu bảng, những bài tập được in to phóng lớn,...
- Phổ biến để GV hiểu rõ tác dụng của việc tác động tới hoạt động nghe, nói, nhớ, tái hiện... của CSVC, TBDH là rất quan trọng. Quán triệt GV khi sử dụng một số PTDH cơ bản sau trong giờ học Ngữ văn cần lưu ý:
+ Bảng viết: là phương tiện truyền thống, trình bày bảng là nghệ thuật sao cho HS có thể quan sát được, ghi chép được một cách hệ thống, đầy đủ các nội dung theo tiến trình bài học. Cần có bảng phụ để GV viết, vẽ những gì có thể xoá được hoặc để HS làm bài và GV dùng để chữa bài.
+ Máy chiếu: là dụng cụ đã tương đối phổ biến, nếu không có, có thể dùng bảng phụ hoặc giấy khổ to thay thế. Các nội dung cần đưa lên máy chiếu cần được chuẩn bị chu đáo, viết rõ ràng và có thể dùng lại nhiều lần. Khi chiếu, cần có thời gian cho HS quan sát, suy nghĩ. Có thể dùng cho những nội dung dạy học đã được sơ đồ hoá, cho những bài tập, câu hỏi làm trên lớp để chữa mẫu nhằm tiết kiệm thời gian, cho những phần tổng kết hoặc lưu ý, nhấn mạnh...
+ Phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh cần được lựa chọn công phu, phù hợp với nội dung bài học và mục đích của từng hoạt động. Chỉ dùng phim có chất lượng tốt, tác động tích cực đến thị giác và thính giác.
Khi chiếu, nên giải thích nguồn gốc, dừng lâu ở những hình ảnh cần khai thác và chuẩn bị sẵn những câu hỏi, bài tập dành cho khai thác phim, ảnh.
+ Vận dụng những thành tựu của CNTT là một xu thế thời đại vỡ nú phát huy được tính tích cực học tập của người học nhờ quá trình tương tác giữa GV – HS – Nội dung – Phương pháp – Phương tiện– Hình thức dạy học.
Trong dạy học Ngữ văn, việc vận dụng những thành tựu của CNTT có nhiều mức độ khác nhau. Đơn giản là để chuẩn bị giáo án điện tử và trình diễn bài dạy của GV hoặc chuẩn bị bài tập và trình diễn kết quả học tập của học sinh; tích cực hơn là để tìm kiếm thông tin trên mạng. Hiện nay, trong các giờ học Ngữ văn, những ứng dụng của CNTT đã thực sự đem lại cho GV, HS những giờ học hứng thú qua các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lí, mô phỏng và trình diễn một lượng thông tin lớn bằng nhiều dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô hình, đồ thị,... Tuy nhiên để việc dạy và học có hiệu quả, việc thiết kế các nội dung dạy học bằng các ứng dụng của CNTT phải có ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học Ngữ văn vừa đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
Nhìn chung, khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc dạy và học, GV phải lưu ý tới tác dụng tích cực của cỏc kờnh chữ, kờnh hỡnh, kờnh tiếng,... đến quá trình tiếp nhận và vận dụng các kiến thức kĩ năng văn học, ngôn ngữ học, tạo lập văn bản,... của học sinh. Có hiệu quả thực sự thỡ hóy dựng, cần tránh việc sử dụng chúng một cách hình thức, khiên cưỡng hay chỉ dùng để minh hoạ.
- Phổ biến cho GV về hiệu quả của việc sử dụng CSVC, TBDH phù hợp với các bài học sẽ mang lại hiệu quả lớn do chỳng cú sự tác động mạnh mẽ tới các giác quan – đặc biệt là thính giác, thị giác. Cụ thể là GV biết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như sau: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe, 80% qua nói, 90% qua nói và thực hành.
Từ đó, GV thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng CSVC, TBDH sẽ mang lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn đồng thời thấy được hạn chế của CSVC, TBDH nếu sử dụng không đúng lúc đúng chỗ.
- Giúp GV hiểu rõ CSVC, TBDH chính là những phương tiện hỗ trợ, nguồn kiến thức để HS tìm tòi, nghiên cứu rút ra kiến thức, kiểm tra, vận dụng kiến thức và kĩ năng giúp hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học.
3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng chủ động trang bị kiến thức về quản lí, chức năng quản lí, quản lí giáo dục, quản lí tài chính, quản lí tài sản cụng… bằng các hình thức: tự học, bồi dưỡng thường xuyên tại các lớp chuyên đề hoặc nghiên cứu tài liệu, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Tổ chức quản lí chặt chẽ TBDH, việc mượn – trả TBDH theo quy định của nhà trường.
- Đẩy mạnh phong trào sáng tạo làm đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn trong đội ngũ GV.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách CSVC, TBDH lên kế hoạch rà soát, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất trang bị CSVC, TBDH mới cho môn Ngữ văn; xây dựng quy trình sử dụng CSVC, TBDH môn Ngữ văn.
- Chỉ đạo đội ngũ GV Ngữ văn sử dụng thường xuyên TBDH môn học. - Chỉ đạo GV sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học truyền thống: tranh ảnh, băng, đĩa được cung cấp theo danh mục thiết bị tối thiểu và một số thiết bị dạy học hiện đại: đầu DVD kết nối với Ti vi do Bộ GD&ĐT duyệt.
- Chỉ đạo GV tích cực ứng dụng CNTT ở những bài học phù hợp như: Đĩa CD – ROM và máy tính, máy chiếu đa năng góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Quán triệt GV không sử dụng thiết bị dạy học một cách hình thức, đối phó thiếu hiệu quả.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ thuật sử dụng CSVC, TBDH môn Ngữ văn cho đội ngũ GV.