Áp dụng mô hình 4T trong lý thuyết về động lực 3.0 để nâng cao hiệu quả trao quyền nơi làm việc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC DỰA TRÊN LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC 3.0 CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM (Trang 80)

quyền nơi làm việc

4T là một mô hình đưa ra lý thuyết về cách xây dựng một chương trình làm việc phát huy quyền tự trị của nhân viên. 4T là bốn từ tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái “T”, là bốn yếu tố quan trọng nhất tạo nên quyền tự trị nơi làm việc, bao gồm: Task (nhiệm vụ hay công việc), Time (Thời gian tiến hành công việc), Technique (Kỹ thuật hay cách thức làm việc), Team (Đồng đội hay đồng nghiệp cùng làm việc).

Theo đó, áp dụng mô hình 4T vào việc tổ chức và tiến hành công việc ở doanh nghiệp là việc tạo cơ hội cho nhân viên được quyền tự quyết định công việc mình sẽ làm, tự lựa chọn những đồng nghiệp cùng mình tiến hành công việc, tự mình quyết định công việc sẽ được tiến hành như thế nào và cuối cùng là được tiến hành công việc trong những khoảng thời gian mình cảm thấy thuận lợi nhất. Việc áp dụng mô hình 4T vào doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện phát huy quyền tự trị của mỗi nhân viên, từ đó họ có nhiều động lực nội tại hơn để làm việc. Khi nhân viên có quyền tự trị, họ sẽ có cảm giác đó là công việc của họ, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về họ và kết quả công việc phản ánh chính xác khả năng và hiệu quả làm việc của bản thân chứ không phải làm một công việc của người khác, do người khác giao và những công sức họ cống hiến cho công việc lại thuộc về một cấp trên khác. Điều này đã được chứng minh là vô cùng có ý nghĩa đối với người lao động khi họ làm việc, đặc biệt là đối

với những công việc có tính “tự nghiệm” cao. Vì vậy, các DNNVV nên áp dụng phương pháp này trong doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, do mỗi người lại có những mong muốn về quyền tự trị khác nhau nên để áp dụng mô hình đạt hiệu quả cao, người lãnh đạo nên xác định xem mức độ “tự trị” trong bốn yếu tố trên sẽ được trao cho từng nhân viên như thế nào. Nói rõ hơn, có nhân viên luôn có thể làm việc liên tục vào giờ công sở, như vậy họ không cần quyền tự trị về thời gian, nhưng họ lại rất nhạy cảm với việc người khác cứ liên tục bảo họ phải làm như thế nào, tức là họ rất cần quyền tự trị về kỹ thuật. Thêm vào đó, nhiều DNNVV ở Việt Nam do quy mô nhân viên không lớn nên khó áp dụng được quyền tự trị về đồng nghiệp, như vậy doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức độ sắp xếp từ cấp trên và mức độ trao quyền tự trị cho nhân viên sao cho phù hợp với từng công việc, từng dự án, năng lực của nhân viên và phù hợp với hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp mình. Dựa trên những điều kiện đó, những người lãnh đạo nên xây dựng và áp dụng mô hình 4T một cách triệt để và tối đa trong mọi trường hợp có thể để giảm dần sự kiểm soát từ nhiều cấp, trao dần cho nhân viên quyền tự trị đối với công việc của chính mình, từ đó xây dựng MTLV theo hướng phẳng hóa về cấp bậc, cấp trên lúc này chỉ đóng vai trò là những người định hướng và hỗ trợ nhân viên của mình, từ đó góp phần nâng cao động lực nội tại và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Như vậy, việc áp dụng mô hình 4T vào công tác thiết kế và tiến hành công việc sẽ phát huy rất cao động lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần áp dụng một cách nghiêm túc, có kế hoạch, có người phụ trách, mạnh dạn đầu tư kinh phí và cần dựa trên những nghiên cứu về từng nhân viên hoặc từng nhóm nhân viên có đặc điểm giống nhau để đưa ra những mô hình 4T phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC DỰA TRÊN LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC 3.0 CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM (Trang 80)