TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
2.1.Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới hiện nay, các khu vực và quốc gia cũng đưa ra định nghĩa riêng về DNNVV. Điển hình là một số cách định nghĩa và xác định sau:
Liên minh châu Âu (EU): tiêu chí xác định gồm 3 yếu tố chính là số lượng lao động, doanh thu hàng năm và tổng giá trị tài sản.
Bảng 2.1. Tiêu chí xác định DNNVV của EU
Tiêu chí Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ
Số lượng lao động tối đa (người) 250 50
Doanh thu hàng năm tối đa (triệu Euro) 50 10
Tổng giá trị tài sản tối đa (triệu Euro) 43 10
Nguồn: Ủy ban châu Âu, khuyến nghị 2003/36, 06/05/2003
Nhật Bản: Khái niệm DNNVV của Nhật Bản được quy định trong Luật cơ bản về DNNVV ban hành năm 1963 và sửa đổi năm 1973 và 1999. Việc phân định DNNVV đã có sự khác biệt giữa các ngành.
Bảng 2.2. Tiêu chí xác định DNNVV của Nhật Bản
Lĩnh vực hoạt động
Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ
Vốn đăng ký tối đa (triệu Yên)
Số lao động tối đa (người)
Số lao động tối đa (người) Sản xuất 300 300 20 Bán buôn 100 100 5 Dịch vụ 50 100 Bán lẻ 50 50 Nguồn: Cục DNNVV Nhật Bản
Tại Việt Nam, khái niệm DNNVV đã xuất hiện từ đầu những năm 1990. Theo công văn số 681/CP-KCN, ngày 20/6/1998 thì “DNNVV là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người”.
Khái niệm mới nhất được đưa ra trong nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó, “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Tiêu chí xác định DNNVV của Việt Nam
Quy mô
Khu vực
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Từ đó đến nay, khái niệm DNNVV theo bảng trên được hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nước, là cơ sở để các chính sách và biện pháp hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức thực hiện hỗ trợ cho các DNNVV đúng đối tượng.
2.1.2. Đặc điểm của DNNVV
Nguồn lực vật chất
Các DNNVV bị hạn chế về các nguồn lực vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Cùng với đó, họ cũng gặp khó khăn trong việc vay vốn do tài sản thế chấp ít và khó tạo các mối quan hệ với với các doanh nghiệp ngoài vùng hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này dẫn tới khó khăn trong việc mở rộng thị trường và quy mô sản xuất.
Tính chất hoạt động kinh doanh
Các DNNVV thường tập trung nhiều ở các khu vực chế biến và dịch vụ; là vệ tinh, sản xuất các bộ phận chi tiết của sản phẩm, tham gia vào quá trình sản xuất,
kinh tế như sinh hoạt và giải trí, phân phối, tư vấn và hỗ trợ; trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Năng lực quản lý điều hành
Do tính chất và quy mô hoạt động, chủ doanh nghiệp thường đóng vai trò quán xuyến, chỉ đạo mọi mặt hoạt động trong doanh nghiệp. Do vậy, trong DNNVV thường có được sự thống nhất và nhất quán trong hành động. Tuy nhiên, năng lực quản trị, điều hành của các chủ DNNVV vẫn chưa cao, thiếu nhiều kỹ năng cần thiết.
Tính bị động
Do nguồn lực và quy mô hạn hẹp nên các DNNVV thường bị các doanh nghiệp lớn, đóng vai trò chủ đạo trên thị trường dẫn dắt, do đó ít tác động được vào thị trường mà phải chịu sự tác động của thị trường và các doanh nghiệp lớn khác. 2.1.3. Tổng quan về DNNVV Việt Nam
2.1.3.1. Giới thiệu chung về DNNVV Việt Nam
Tính đến ngày 01/04/2012, cả nước có gần 342 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216,5 nghìn doanh nghiệp và gấp 2,7 lần năm 2007 (125 nghìn). Trong số đó có trên 304,9 nghìn DNNVV (chiếm 97,5%) với khoảng 205,4 nghìn doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 65,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và 67,4% tổng số DNNVV). Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn DNNVV DNNVV Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ Số doanh nghiệp 341.603 7.768 333.835 6.866 94.133 232.836 Tỷ trọng/Tổng số DN (%) 100 2,27 97,73 2,00 27,55 68,18 Số lao động (người) 10.904.957 5.774. 977 5.129.980 854.168 3.162.22 1 1.113.591 Tỷ trọng (%) 100 52,96 47,04 0,01 29,00 18,03
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012
Với số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp đã cho thấy quy mô nói chung của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, sức cạnh tranh còn yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
2.1.3.2. Sự đóng góp của DNNVV vào nền kinh tế
Trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như đóng góp vào ngân sách nhà nước; góp phần đáng kể trong việc huy động nguồn vốn đầu tư từ người dân cho phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khối DNNVV đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tính đến 01/01/2012, tổng vốn đăng ký của khu vực này xấp xỉ 121 tỷ USD (chiếm trên 30% tổng số vốn các doanh nghiệp), hàng năm đóng góp hơn 40% cho GDP (Trần Thị Hải, 2012). Ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hội DNNVV Việt Nam (11/2011) cho biết, các DNNVV đang sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư và hơn 50% số lao động trong các doanh nghiệp, tạo ra 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu.
Thứ hai, các DNNVV đang đóng góp tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động trong cả nước. Trong năm 2012, khối doanh nghiệp này thu hút 10,9 triệu lao động, trong đó 10,77 triệu người trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% (tương đương 4,3 triệu người) so với 6,6 triệu lao động năm 2007.
Thứ ba, DNNVV đã và đang đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012, cả nước có khoảng 32.000 DNNVV tham gia xuất khẩu, giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu do các DNNVV đảm nhiệm.
Thứ tư, hoạt động của các DNNVV góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu vùng miền. Việc thành lập các DNNVV tại các vùng nông thôn, miền núi sẽ góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển thị trường và đổi mới kinh tế tài chính ở Việt Nam,
đưa ra yêu cầu thúc đẩy hình thành thị trường vốn, lao động, công nghệ, bất động sản, thúc đẩy cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Như vậy, các DNNVV đang có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Hơn thế nữa, tiềm năng của khối doanh nghiệp này vẫn còn rất phong phú và đa dạng, Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cũng như doanh nghiệp cần tự mình nâng cao giá trị cũng như đóng góp nhiều hơn cho nước nhà.
2.2. Thực trạng xây dựng môi trường làm việc trong các DNNVV Việt Nam
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc trong các DNNVV
Đối với một doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, MTLV phù hợp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thu hút và giữ chân nhân tài cũng như tạo ra lực đẩy gia tăng hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn có hàng nghìn doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong quá trình này do không nhận thức rõ ràng những yếu tố ảnh hưởng cũng như chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức.
2.2.1.1. Những yếu tố chủ quan
Tư duy và hành động từ phía người quản lý
Người quản lý hay người phụ trách nhân sự có vai trò quyết định trong việc xây dựng MTLV ở doanh nghiệp. Những vấn đề về cơ sở vật chất, chế độ lương thưởng, phương pháp tạo động lực nội tại cho nhân viên,... đều là những câu hỏi mang tính chất sống còn với quá trình xây dựng MTLV tại doanh nghiệp mà chỉ có người quản lý mới có thể trả lời. Chính vì thế, để đạt được mục đích cao nhất trong việc xây dựng MTLV, đó là thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, tư duy và hành động của người quản lý có tác động, ảnh hưởng gần như tới toàn bộ việc xây dựng MTLV tại doanh nghiệp.
Phản ứng từ phía người lao động đối với MTLV
Việc xây dựng MTLV, suy cho cùng, cũng là để tác động vào suy nghĩ, tư tưởng từ đó dẫn tới hành động làm việc hiệu quả của người lao động. Phản ứng tích cực hay tiêu cực của họ đối với quá trình xây dựng MTLV chính là thước đo hiệu quả
của toàn bộ quá trình xây dựng MTLV tại công ty đó. Chính vì vậy, việc xây dựng MTLV không những xuất phát từ mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp mà còn nhất thiết phải xuất phát từ những mong muốn, nguyện vọng và phản ứng của người lao động.
2.2.1.2. Những yếu tố khách quan
Môi trường vĩ mô
Thứ nhất, sự gia tăng dân số làm cho lực lượng lao động ngày càng đông đảo, sức ép về công việc ngày càng lớn. Theo Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính đến ngày 01/10/2012, Việt Nam có 53,1 triệu người nằm trong lực lượng lao động, là một trong những quốc gia có nguồn cung nhân lực dồi dào mà cầu vẫn chưa tương xứng. Trong tình hình như vậy, vô hình chung các doanh nghiệp cho rằng mình có nhiều sự lựa chọn, dẫn đến hiện tượng hình thành tâm lý không coi trọng việc xây dựng MTLV để thu hút và giữ chân nhân viên, đặc biệt là ở nhiều DNNVV. Tuy nhiên, chất lượng NNL lại không cao và không đồng đều nên nếu doanh nghiệp tiếp tục không coi trọng việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tổ chức.
Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế và vấn đề lạm phát có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động và ảnh hưởng lớn đến chính sách quản trị nhân lực nhất là những vấn đề như tuyển dụng, thu nhập và điều kiện việc làm,…
Môi trường công nghệ, kỹ thuật và thông tin
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật tạo ra những thử thách đối với doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, người lao động cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng mới. Sự phát triển công nghệ kỹ thuật thông tin gắn liền với sự hình thành nhiều nghề nghiệp mới, một số ngành nghề cũ mất đi, đòi hỏi lao động phải làm chủ công nghệ mới, đồng thời chuyển MTLV sang trạng thái năng động, hiệu quả hơn.
Xu hướng phát triển trên thế giới
Môi trường chính trị cũng có tác động đến MTLV. Môi trường chính trị mở rộng theo hướng hội nhập và tăng cường hợp tác thương mại quốc tế dẫn tới hiện tượng hình thành làn sóng di cư giữa các quốc gia, đòi hỏi việc quản trị nhân lực phải mang tính hội nhập cao. Việc tuyển dụng các nhân viên nước ngoài đến từ một nền
văn hóa khác, với cách tư duy và hành động có nhiều nét không tương đồng với số đông các nhân viên còn lại đòi hỏi các nhà quản lý phải cân bằng và nhạy bén trong việc xây dựng MTLV hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của tổng thể người lao động.
Chính sách của Nhà nước
Chính sách từng thời kỳ của Nhà nước sẽ quy định khung pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được lợi ích cao nhất, các doanh nghiệp sẽ vận động và điều chỉnh hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp lý quy định. Trong sự vận động đó thì chính sách xây dựng MTLV được thực hiện như một hệ quả tất yếu.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường
Trên thị trường lao động: Nếu NNL chất lượng cao trở nên khan hiếm thì các doanh nghiệp cần có những chính sách tuyển dụng, thu hút và bồi dưỡng nhân tài, mà đặc biệt là tạo ra một MTLV hấp dẫn, năng động và thoải mái.
Trên các thị trường khác: Sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên gay gắt hơn, những chiến lược cạnh tranh dựa trên sản phẩm hay giá đang dần trở nên lạc hậu và không phát huy nhiều tác dụng. Các doanh nghiệp thông minh đang chuyển sang thực hiện chiến lược cạnh tranh dựa trên NNL. Khi đó việc xây dựng MTLV để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi đang trở thành một trong những công tác cần được quan tâm hàng đầu.
2.2.2. Thực trạng xây dựng MTLV trong các DNNVV Việt Nam
2.2.2.1. Xây dựng đi ều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Đa phần các DNNVV Việt Nam có nguồn vốn khá hạn chế và nhỏ lẻ, vì vậy các DNNVV thường phải xoay xở kinh doanh trong nguồn vốn bị giới hạn. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp tìm mọi cách để cắt giảm các khoản chi tiêu kém quan trọng hơn như cơ sở vật chất kỹ thuật để tìm cách tồn tại. Thêm vào đó, nhận thức của chủ các DNNVV vẫn còn hạn chế khi họ thường coi trọng lợi ích trước mắt, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư và nâng cao điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Đối với trang thiết bị phục vụ công việc, đa phần trang thiết bị tại các DNNVV vẫn còn lạc hậu, tốc độ đổi mới công nghệ còn rất chậm. Một cuộc điều tra được Cục phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2010, tiến hành với sự tham gia của hơn 63.000 DNNVV tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy: Chỉ có khoảng
8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến, mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thêm vào đó, tuy số doanh nghiệp sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ, còn số doanh nghiệp có website là rất thấp, chỉ 2,16% (Văn Chính, 2011).
Các DNNVV cũng gần như chưa có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Bởi vậy, thực tế các DNNVV Việt Nam đang “dựa dẫm” và bám theo công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất của những doanh nghiệp lớn. Điều này khiến chất lượng về kỹ thuật và công nghệ của MTLV bị hạn chế, giảm sức sáng tạo và khả năng nghiên cứu của người lao động, khiến các DNNVV rất khó cạnh tranh hay tạo dựng vị thế trong thương trường so với các doanh nghiệp lớn hơn.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, các chủ doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn về sự ảnh hưởng của trang thiết bị đến hiệu quả công việc. Họ đã thực hiện công tác điều tra so sánh nhu cầu công việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp để cung cấp những phương tiện làm việc phù hợp nhất mà không lãng phí nguồn chi của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp dịch vụ đã xây dựng website cho riêng mình và gần như toàn bộ DNNVV đều sử dụng máy vi tính trong công việc.
Hơn thế nữa, ý thức được hạn chế là không có kinh phí đầu tư những dây chuyền tiên tiến như những doanh nghiệp lớn nhưng vẫn phải tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định, ba năm trở lại đây, nhiều DNNVV đã phân bổ ngân sách cho quỹ