Kết quả kiểm tra sự biểu hiện của gen chuyể nở các cơ quan khác nhau

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 88)

: Chiều mũi tên chỉ hướng tra mẫu 1 phôi, bổ sung puromycin với nồng độ tăng dần từ 0 – 3 μg/ml

B: Có bổ sung puromycin với các nồng độ khác nhau

3.2. Kết quả kiểm tra sự biểu hiện của gen chuyể nở các cơ quan khác nhau

nhau

3.2.1. Đối với phương pháp SMGT

Khi 4 con gà con được 1 tháng tuổi, quan sát bằng mắt thường chúng tôi thấy rằng những gà con chuyển gen thành công bằng phương pháp SMGT xuất hiện những đốm đen ở cánh. Chúng tôi nuôi tách riêng 4 gà con có biểu hiện của gen chuyển. Sau đó, tiến hành tỏch cỏc nội quan: ruột, gan, cơ quan sinh dục, tủy xương, lách, tụy, thận; thu ADN từ các nội quan này rồi tiến hành phản ứng PCR và điện di.

Cả bốn chú gà con cho kết quả điện di tương tự nhau, sự biểu hiện của gen eGFP ở các nội quan thể hiện qua hình 3.26:

Hình 3.26: Kết quả điện di sản phẩm multiplex PCR của ADN thu từ các

nội quan của gà con chuyển gen bằng phương pháp SMGT

Giếng 1: ĐC (-): nước

Giếng 2: ĐC (+):vector transposon Sleeping Beauty có mang gen eGFP Giếng 3: Marker 2 kb

Giếng 4: ĐC sinh học (ĐCSH): ADN từ gà con không chuyển gen

Giếng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11: Mẫu ADN từ các nội quan khác nhau của gà con chuyển gen

Từ hỡnh trờn chúng ta thấy rằng, ở các nội quan khác nhau đều biểu hiện băng eGFP. Điều đó chứng tỏ rằng tinh trùng đã mang theo gen chuyển vào thụ tinh với trứng và tạo thành hợp tử. Trong genom của hợp tử đã mang theo gen chuyển, sau đó hợp tử trải qua hàng loạt các quá trình biến đổi và phân chia cho đến khi trứng nở thành gà con. Đến giai đoạn gà con một tháng tuổi, các gen này vẫn ổn định và biểu hiện đồng đều ở tất cả các cơ quan.

Hình 3.27: Gà con chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm 1 tháng tuổi Gà con chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm cũng xuất hiện những đốm đen ở cánh.

Chỳng tôi cũng tiến hành tỏch các nội quan của từng con gà. Ở cả 3 gà con có biểu hiện của băng eGFP, sản phẩm điện di ADN thu từ các nội quan đều tương tự nhau, thể hiện qua hình sau:

Hình 3.28. Kết quả điện di sản phẩm multiplex PCR của ADN thu từ các

Giếng 1: ĐC (-): nước

Giếng 2: ĐC (+):vector transposon Sleeping Beauty có mang gen eGFP Giếng 3: Marker 2 kb

Giếng 4: ĐC sinh học (ĐCSH): ADN từ gà con không chuyển gen

Giếng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11: Mẫu ADN từ các nội quan khác nhau của gà con chuyển gen

Như vậy, chúng ta thấy rằng, gen chuyển biểu hiện tốt nhất ở ruột, sau đó đến gan và tụy, các phần khác biểu hiện của băng eGFP không rõ. Điều này có thể được giải thích do, khi tiến hành vi tiêm, chúng ta đưa kim trực tiếp vào nội phụi bỡ, sau đó nội phụi bỡ sẽ phát triến thành ống tiêu hóa. Do vậy, ở ruột có biểu hiện mạnh nhất cũn cỏc nội quan khỏc cú biểu hiện thấp và gần như xấp xỉ nhau.

Như vậy, chúng ta thấy rằng số gà có biểu hiện gen chuyển ở phương pháp SMGT là cao hơn, sự biểu hiện ở các cơ quan đồng đều hơn so với phương pháp vi tiêm.

Qua đây, chúng tôi rút ra kết luận là nên sử dụng phương pháp SMGT để tiến hành chuyển gen trên đối tượng là gà. Hiệu quả chuyển gen của phương pháp SMGT cao hơn so với phương pháp vi tiêm cả về số lượng và chất lượng thể hiện ở số trứng thu được sau mỗi lần tiến hành TN, số trứng cú phụi sau 7 ngày ấp, tỉ lệ phôi có số lượng tế bào sống sót sau khi sàng lọc bằng puromycin cao hơn…

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)