: Chiều mũi tên chỉ hướng tra mẫu 1 phôi, bổ sung puromycin với nồng độ
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
- Tỉ lệ trứng ấp cú phụi phát triển của phương pháp SMGT (95,76%) cao hơn hẳn so với phương pháp vi tiêm (76,23%).
- Nồng độ puromycin 1μg/ml làm giảm đáng kể lượng nguyên bào sợi nuôi cấy ở lô ĐC nhưng không ức chế phát triển tế bào của một số phôi gà chuyển gen.
- Tỉ lệ phơi có tế bào có khả năng kháng puromycin ở phương pháp vi tiêm (67,77%) thấp hơn so vơi phương pháp SMGT (73.33%)
- Sử dụng puromycin để sàng lọc có thể chọn được dịng tế bào mang gen chuyển từ phôi gà chuyển gen và được khẳng định nhờ phản ứng PCR. - Tỉ lệ gà con mang gen chuyển ở phương pháp SMGT (40%) cao hơn so
với phương pháp vi tiêm (30%).
- Gen chuyển tồn tại bền vững trong genom của gà.
- Gen chuyển phân bố đồng đều ở cỏc mụ, cơ quan của gà con chuyển gen bằng phương pháp SMGT trong khi ở gà con chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm thì tập trung ở cơ quan tiêu hóa.
Từ những kết luận trên đây chúng tôi thấy rằng, chuyển gen bằng phương pháp SMGT ở gà đạt hiệu quả cao hơn so với phương pháp vi tiêm.
2. KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục hồn thiện quy trình chuyển gen qua vector transposon SB trên gà bằng phương pháp SMGT và vi tiêm.
- Sử dụng phương pháp SMGT ở gà là phù hợp, nhằm tạo ra gà chuyển gen mang các gen quý hiếm nhằm phục vụ cho chăn nuôi và y học.
- Kiểm tra sự biểu hiện gen mã hóa eGFP dưới kính hiển vi huỳnh quang và bằng các kĩ thuật sinh học phân tử khác nhằm đánh giá được hiệu quả chuyển gen của mỗi phương pháp và mức độ biểu hiện của gen chuyển. - Nghiên cứu và so sánh các chỉ tiêu hình thái, giải phẫu và sinh lý của gà
chuyển gen và gà không chuyển gen.
- Tiếp tục nghiên cứu sự biểu hiện của gen chuyển qua các giai đoạn phát triển tiếp theo ở gà. Và theo dõi sự di truyền của gen chuyển qua các thế hệ sau.